[VĂN11]-Hình ảnh Bà Tú và tâm sự của Tú Xương trong bài thơ Thương Vợ.

H

hocmai.thaodinh

Mình thử một chút, có gì mọi người giúp đỡ thêm nhé (mình không tách riêng ra mà pt theo nd bài thơ).
-Nhan đề "thương vợ": bộc lộ trực tiếp, thành thật tình cảm của Tú Xương dành cho người vợ - đây là trường hợp hiếm có trong thơ văn cổ - các tác giả xưa thường ít khi viết về vợ, chủ yếu là trong những bài văn tế khóc người đã mất. Nhan đề này cho thấy ông rất cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống mà bà Tú phải trải qua.
-2 câu đầu:
+"quanh năm"->thời gian làm việc không ngơi nghỉ
+"mom sông" -> địa thế bấp bênh, đầy bất trắc.
=>Bà Tú là người phụ nữ vất vả, tần tảo hết vì chồng con.
+"năm con với một chồng" -> bà là người phải một mình lo toan cho cả gia đình - câu thơ còn ẩn chứa tâm sự chua xót của ông Tú khi đặt 5 con đối xứng với 1 chồng, dường như Tú Xương đang tự trách mình đã trở thành gánh nặng cho người vợ , làm bà thêm vất vả.
-2 câu tiếp:
+"lặn lội thân cò"- cách nói nhấn mạnh vào sự vất vả, âm thầm hi sinh của bà Tú.
+'khi quãng vắn", "buổi đò đông'' ->những không gian, thời gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm (ca dao: con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang)
=>Hình ảnh bà Tú đầy nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh
-2 câu tiếp:
+"một duyên hai nợ âu đành phận"->sự nỗ lực, cố gắng của bà Tú
+"năm nắng..."
=.> 2 câu thơ như lời tâm sự của bà Tú tự nói với chính mình nhưng cũng thể hiện sự day dứt, cảm thông của người chồng (duyên 1 mà nợ 2)
-2 câu cuối:
Tiếng chửi đời đầy cay đắng. Ông Tú đã mượn lời người vợ mà lên án thói đời, lên án chính mình vì đã không giúp gì được cho người vợ hiền của mình: "có chồng hờ hững cũng như không"
Cả bài thơ nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ chịu thương chịu khó, vất vả ngày đêm hết lòng cham lo cho cuộc sống gia đình đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông, biết ơn của người chồng đối với sự hi sinh lặng thầm của vợ.
 
H

hocmai.thaodinh

Lâu quá không động đến nên cũng chẳng nhớ rõ lắm nữa. hi vọng có ích cho bạn
.
 
N

niilove

bạn này phân tích thấy sao sao á hình như caí ví dụ câu thơ " con ơi nhớ lâý câu này , sông sâu chớ lội đò đâỳ chớ lên"ko thix hợp dùng trong trường hợp naù á
 
S

study_and_play

Ai co thể nêu cảm nhận về ông Tú trong bài Thương Vợ k0?

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận.
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không !

Đây là Bài Thương Vợ của Trần Tế Xương ( Tú Xương ) Nó là Tác Phẩm đầu tiên Dám Nói Ra Nỗi Lòng Cũa Người Chồng ...qua đó Cho Người đọc Thấy được Sự Vất Vả Khó Nhọc Của Người vợ Lo Bươn Chải Kiếm Tiền Nuôi Chồng Con...1 Người Vợ đảm đang , đồng Thời Châm Biếm Phê Phán.......
Khi đã có 5 mặt con rồi, Tú Xương mới có thơ sám hối này. Nhà thơ tự xót xa về cái vô tích sự của mình. Mải theo đòi bút nghiên thi cử và cũng mải ham nơi cao lâu, tửu điểm, tom chát với các chị em cho tới khi nhận ra "Học đã sôi cơm nhưng chưa chín", chẳng giúp gì cho vợ con lại còn phóng túng chơi bời, Tú Xương đã ngộ ra mà "thương vợ" vô vàn.

Ông Tú thương bà Tú vất vả lam lũ "lặn lội thân cò", "eo sèo mặt nước" và nhất là còn thương sự hy sinh, chịu đựng thiệt thòi về mặt tình cảm của bà Tú. Thương nhất, cũng là day dứt nhất trong lương tâm ông Tú dồn lại ở hai câu kết:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.

Tự coi mình cùng một duộc với thói đời, với các ông chồng "ăn ở bạc", "hờ hững" với vợ. Tú Xương thành thật thú nhận, thành thật ăn năn; nhà thơ thấy lỗi của mình rõ quá, lớn quá. Trách mình đến mức phải bật lên tiếng chửi, chứng tỏ nỗi thương vợ trào dâng, chân thành tuyệt đỉnh. Nhiều người khen, từ "hờ hững" là từ đắt nhất, hàm súc và giàu ẩn ý.
Tác giả

Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương. Học vị tú tài, lận đận mãi trong con đường khoa cử: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương” là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.

Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ nôm, vài bài phú và văn tế. Có bài trào phúng. Có bài trữ tình. Có bài vừa trào phúng vừa trữ tình. Giọng thơ trào phúng của Tú Xương vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa. Ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học cận đại của dân tộc.

Chủ đề

Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó vì chồng con.

Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo

- Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng?”. Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”. Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm” (con), “một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm”,… Câu thứ 2 rất hóm hỉnh.

- Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

- Câu 5, 6, tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “Một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

“Một duyên hai nợ/âu đành phận,

Năm nắng mười mưa/dám quản công”.

Tóm lại, bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

Nỗi niềm nhà thơ

- Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.

- Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!

Kết luận

Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề. Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ và tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiện một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát. Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tình thương vợ, biết ơn vợ. Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong một gia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài “Thương vợ”.
(Nguồn Hỏi đáp Yahoo)
 
B

bogia2705

“giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm" “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. 2 cái này là cái jì ai giải thíck em với .
đang co bài viết ở nhà ai giúp em nhanh cái nha
 
G

Godot

“giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm" “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. 2 cái này là cái jì ai giải thíck em với .
đang co bài viết ở nhà ai giúp em nhanh cái nha

Chào Bogia2705.

1. Câu thơ đầu tiên: Giày Giôn anh dận, ô Tây anh cầm" là câu thơ của Tú Xương trong bài Đi hát mất ô (kể về câu chuyện bi hài có anh chàng đi hát nghe hát ả đào, sau đêm ngủ lại với cô đào, sáng ra chuẩn bị về thì thấy mất chiếc ô). Điều gây khó hiểu cho em trong câu thơ này có lẽ là các từ "giày Giôn", "Ô Tây". Đó là các từ chỉ trang phục của nam giới trong những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta.
- Giày Giôn (Jaune) là kiểu dày da màu vàng, giới trí thức, công chức, thương nhân sử dụng thường ngày.
- Ô Tây: kiểu ô che đầu của phương Tây.
Câu thơ ghi lại những nét trong phong thái ăn mặc của giới công chức, thương nhân, trí thức trung lưu trong các đô thị Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

2. Câu thơ: "Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi": Câu thơ thể hiện cách nói hóm hỉnh của Tú Xương. Ý nói: người vợ khá "mắn đẻ", cứ cách một năm lại sinh con.

Chúc em học tốt.
 
B

bitloveeverybody

nên hiểu rằng Tú Xương miêu tả bà Tú trong bai thơ khá đẹp vs những phẩm chất tốt đẹp cua người phụ nữ VN ko những để khen ngợi ba Tú mà còn tự trách bản thân mình vô dụng. bạn nên chú ý va làm rõ điều này thì sẽ làm đươc bài van thui.
 
F

fp_vip

Hì, bài này tui mới học sáng nay. Cô giảng câu 3,4 có sử dụng ca dao
Chẳng hạn "lặn lội thân cò"--> "cái cò lặn lội bờ ao, gánh gạo cho chồng tiếng khóc nỉ non".
==> phân tích hình tượng con cò : Bà Tú chính là kết tinh của bao thế hệ ng` phụ nữ Việt Nam, chịu thương chịu khó, tần tảo với gia đình.
Thay "cái cò, con cò" bằng "thân cò": 1 mặt thể hiện sự tôn trọng, mặt khác "thân"= thân phận ==> nói đến sự cam chịu, duyện phận, thương cho số kiếp bà Tú lấy phải ông chồng vô tích sự thế..
 
F

fp_vip

em chỉ có 1 điều ko hiểu.. tại sao nói ông Tú Xương thương vợ trong khi ông ăn chơi tửu điếm tùm lum thế kia... viết thì hay thật.. nhưng cũng có ng` nói là ông Tú viết thế này để nịnh vợ.. ???
 
C

chuyengiagiaitoan

Nếu như bạn nói Tú Xương là một người nịnh vợ qua bài viết của mình thì mình nghĩ điều đó là không thể đối với một nhà văn vĩ đại như Tú Xương. Nếu thật sự ông Tú muốn như thế thì cần gì phải nói ra cho thiên hạ biết nhất là cả một dân tộc VN đều biết mình "thương vợ" là để nịnh vợ tránh lao động mệt nhọc như bà Tú. Việc làm đó hẳn sẽ không được ai khen mà chỉ có thể ngược lại. Mà vì ông Tú thật sự muốn thay lời của vợ hay cả phụ nữ dưới thời phong kiến muốn tố cố tội ác, tàn nhẫn của chế độ thời ấy "trọng nam khinh nữ" mà họ vốn không có cái quyền lên án sự bất công đối với họ. Như thế thì ông Tú thật sư thương vợ mới đúng chứ và hơn nữa ông cũng thật can đảm, mạnh bạo bênh vực cho người phụ nữ.
 
M

meoconkute

Ca dao có câu : Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
Qủa thật đó là 1 lời khẳng định chắc chắn về 1 tấm lòng thuỷ chung son sắt, một tình cảm thương yêu mà người phụ nữ dành cho chồng mình. Trải qua nhiều năm chúng ta lại bắt gặp những tình cảm đó ở bà Tú trog bài "Thương Vợ " của Trần Tế Xương.Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận.
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không
TB: Có thể nói bài thương vợ là một bài thơ tâm sự thấm đượm nghĩa yêu thương. Mở đầu bài thơ Tú Xương đã khắc hoạ hình ảnh của vợ mìnhvới bao vất vả lo toan.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
ở đây bà tú là một người vợ hiền thục, đảm đang và cũng chịu thương chịu khó. Được mang danh là bà tú nhưng bà lại phải "quanh năm buôn bán ở mom sông". Từ "quanh năm" như khẳng định một cái vòng xoáy của thời gian cũng là vòng quay trong công việc của bà. Công việc của bà cứ liên tiếp nối nhau cho đến hết ngày này qua ngày nọ. Nó không chỉi là cơ cực, vất vả , dải nắng dầm mưa mà đôi vai nhỏ bé của bà fải ghánh chịu,mà bà còn phải ghánh chịu bao mánh khoé của cuộc đời đen bạc. Rồi những khi thời tiết càng khắc nhiệt, địư thế càng khó khăn hiểm trở thì bà l;ại phải cố gắng nhiều hơn để "nuôi đủ năm con với một chồng"không chỉ nuôi đủ cho ông Tú mà còn fải "nuôi đủ năm con". Tác giả không nói vợ mình nuôi đủ sáu người mà lại nói "nuôi đủ năm con với một chồng"ở đây từ"với" đã làm tăng thêm sự đông đúc trong gia đình. Sự vất vả của bà lại càng tăng thêm:
Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hình ảnh "thân cò khi quảng vắng" đã đêm đến cho người đọc nhiều liên tưởng xúc động qua ca dao
Con cò lặn lội bờ sông
Ghánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non
Hoặc: con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Khi màn đêm buông xuống thì tất cả đã vào giấc ngủ say mê sau một ngày lao động mệt mỏi thì cò còn phải mò mẫm trong đêm tối để kiếm ăn. Phải chăng đây là hình ảnh của bà tú?Bằng cách sử dụng các từ láy"eo sèo", "lặn lội". Trần Tế Xương đã làm tăng thêm tính cam go, dai dẳng trong công việc của Vợ mình.
Trong hoàn cảnh ấy thì con người thường có ý nghĩa tiêu cực nhưng đối với bà tú thì bà không than thân, trách phận mà tự an ủi minh:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Bà Tú lấy ông Tú xuất phát từ cái duyên, cái số, từ dây tơ hồng của ông tơ bà nguyệt. Chính vì lẽ đó dù"năm nắng mười mưa" để lo cho gia đìnhbà cũng" âu đành phận"và" chẳng dám quản công". Hơn nữa bà Tú sống với ông Tú đã có năm con, cùng nhau chia ngọt sẽ bùi, vượt qua bao sống gió nên bà hiểu rõ ông, do đó mà bà hôk hề than vãn. Phải chăng hiểu được vợ mà ông tú đã" thương vợ "hơn, muốn cùng vợ ghánh vác lo toan, nhưng:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Có lẽ đây là lời nói của tác giả, thương vợ, thương cho mình, Tú Xương đã mượn lời vợ mình để chữĩ cả một cái xã hội với bao thói đơìư ăn ở bạc, bất công vì những người có tài như ông mà trở thành người thừa trong xã hội, Ông còn chưĩư chính mình vì ông cho rằng ông là người chồng hờ hững, vô tích sự.
KB:Qua đây ta thấy bài "thương vợ" là một bài thơ hay của tác giả với phong cách trữ tình. Bài thơ miêu tả bà túi nhưng ẩn đằng sau đó là một người mẹ, người chị , người vợ và người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.Đó là một con người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, tháo vát. Họ chỉ biết làm việc để lo toan cho chồng cho con. Ngoài ra bài thơ hay còn ở cách thể hiện của tác giả mượn lời vợ để chữi mình . chữi cái xã hội ngày đó.
CHÚC CÁC BẠN LÀM TỐT, MÌNH VỪA ĐEN VỚI WEB NÀY NÊN CŨNG CHẲNG BIẾT ĐC GÌ CHỈ GIÚP CÁC BẠN ĐC CHỪNG ĐÓ THÔI. CÓ GÌ KHÔNG HAY CÁC BẠN THÔNG CẢM CHO MÌNH NHAZ
 
B

babyphh

Đề tài này lâu quá rồi nhỉ. :)
Ai phân tích giúp mình những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
 
T

thuyhoa17

Đề tài này lâu quá rồi nhỉ. :)
Ai phân tích giúp mình những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Về đề này thì bài của bạn meoconkute ở trên hình như đã làm rõ rồi mà bạn :)

Chỉ có cái đoạn :

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không."

thì tớ thấy rằng nó ko có phải là câu nói về đức tính cao đẹp của bà Tú mà nó tập trung nói nhiều hơn đến xã hội hờ hững. Bạn có thể chỉ nên nói phác qua 2 câu đó thôi, ko nên phân tích kĩ.

Còn đề này bạn thử tham khảo bài của bạn meoconkute thử xem nhé :)
 
H

hawaykiss

Bài viết văn số 2

Đề: Phân tích hình ảnh bà tú trong bài thương vợ của Trần Tú Xương và làm rõ tình cảm thương vợ của tác giả.
 
Top Bottom