S
spamer_no1
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ Trần Nguyên Hãn đồng tâm ra giúp sức tụ nghĩa chống quân Minh. Mỗi khi Nguyễn Trãi thảo thư từ, chiếu hịch đều có Thị Lộ ở bên giúp việc sửa chép. Lúc nào, Thị Lộ cũng cần mẫn tươi cười, nhẫn nại, hoạt bát, đoan chính làm việc thông thái nên được mọi người yêu mến, kính nể.
Năm 1428, kháng chiến 10 năm chống giặc phương Bắc toàn thắng, Nguyễn Trãi được tước hầu, làm Thượng thư bộ Lại (trông coi nhân viên, quan lại). Nhưng chỉ một năm sau bị vua ngờ liên can đến nghi án Trần Nguyên Hãn (vốn bị vua nghi ngờ, buộc tội chết, Nguyên Hãn đã nhảy sông tự tử)
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ).
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:
Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
Nguyễn Trãi cũng đã bị tống giam. Sau đó, nhờ các đại thần can thiệp, ông được miễn truy cứu. Chán cảnh quan trường đầy âm mưu thủ đoạn, ông làm quan một thời gian rồi xin nghỉ việc về Côn Sơn.
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than".
Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Vụ án vườn vải phức tạp hơn các bác nghĩ nhiều, nguồn gốc sâu xa có thể là âm mưu "giết người diệt khẩu" của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.
Có thuyết nói Lê Thái Tông nuôi con của tu hú và Lê Nhân Tông ko phải là con của ông, bà Anh có thai Nhân Tông trước khi lấy Thái Tông nên chỉ 6 tháng sau khi vào cung bà đã sinh rồi. Có 2 giả thuyết, bà Anh trước đó đã quan hệ với 1 người họ Nguyễn, thuýet khác nói là "tình củm" với 1 người thuộc hoàng tộc là Lê Nguyên Sơn, dù thế nào đi nữa thì cái thai kia tác giả ko phải là Thái Tông. Đại thần Đinh Liệt có làm bài thơ "Họa tự trong nhà", dịch nghĩa như sau:
Nhân Tông 6 tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây, quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi lòng cha
Điều này có thể khẳng định rõ hơn, khi Nghi Dân cướp ngôi giết bà Anh và Nhân Tông, đã có bài chiếu nói Nhân Tông ko phải là con của Thái Tông. Do đó ong vua Thái Tông vì chơi bời gái gú nhieu mà chết, bà Anh nhanh chóng ra tay trừ diệt Nguyễn Trãi và thân thuộc cũng như giết 2 vien hoạn quan Đinh Thắng, Đinh Phúc để bịt đầu mối.
- Nguyễn Trãi và Thị Lộ bị giết vì họ thường bênh vực "tình dịch" của bà Anh, đó là bà Giao (mẹ vua Thánh Tông)
- 2 hoạn quan bị giết vì họ là người ghi chép ngày giờ vua "zui zẻ" với các phi tần nên có thể họ phát hiện ra sự khác thường trong việc mang thai của bà Anh. Có lẽ họ đã mật báo cho 1 số đại thần, nên Đinh Liệt viết:
Nhân Tông đâu phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm tháng ngày giờ, Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm
Năm 1428, kháng chiến 10 năm chống giặc phương Bắc toàn thắng, Nguyễn Trãi được tước hầu, làm Thượng thư bộ Lại (trông coi nhân viên, quan lại). Nhưng chỉ một năm sau bị vua ngờ liên can đến nghi án Trần Nguyên Hãn (vốn bị vua nghi ngờ, buộc tội chết, Nguyên Hãn đã nhảy sông tự tử)
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ).
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:
Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
Nguyễn Trãi cũng đã bị tống giam. Sau đó, nhờ các đại thần can thiệp, ông được miễn truy cứu. Chán cảnh quan trường đầy âm mưu thủ đoạn, ông làm quan một thời gian rồi xin nghỉ việc về Côn Sơn.
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than".
Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Vụ án vườn vải phức tạp hơn các bác nghĩ nhiều, nguồn gốc sâu xa có thể là âm mưu "giết người diệt khẩu" của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.
Có thuyết nói Lê Thái Tông nuôi con của tu hú và Lê Nhân Tông ko phải là con của ông, bà Anh có thai Nhân Tông trước khi lấy Thái Tông nên chỉ 6 tháng sau khi vào cung bà đã sinh rồi. Có 2 giả thuyết, bà Anh trước đó đã quan hệ với 1 người họ Nguyễn, thuýet khác nói là "tình củm" với 1 người thuộc hoàng tộc là Lê Nguyên Sơn, dù thế nào đi nữa thì cái thai kia tác giả ko phải là Thái Tông. Đại thần Đinh Liệt có làm bài thơ "Họa tự trong nhà", dịch nghĩa như sau:
Nhân Tông 6 tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây, quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi lòng cha
Điều này có thể khẳng định rõ hơn, khi Nghi Dân cướp ngôi giết bà Anh và Nhân Tông, đã có bài chiếu nói Nhân Tông ko phải là con của Thái Tông. Do đó ong vua Thái Tông vì chơi bời gái gú nhieu mà chết, bà Anh nhanh chóng ra tay trừ diệt Nguyễn Trãi và thân thuộc cũng như giết 2 vien hoạn quan Đinh Thắng, Đinh Phúc để bịt đầu mối.
- Nguyễn Trãi và Thị Lộ bị giết vì họ thường bênh vực "tình dịch" của bà Anh, đó là bà Giao (mẹ vua Thánh Tông)
- 2 hoạn quan bị giết vì họ là người ghi chép ngày giờ vua "zui zẻ" với các phi tần nên có thể họ phát hiện ra sự khác thường trong việc mang thai của bà Anh. Có lẽ họ đã mật báo cho 1 số đại thần, nên Đinh Liệt viết:
Nhân Tông đâu phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm tháng ngày giờ, Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm