[văn10]các anh chị giúp em phân tích nghệ thuật 1 tí đc không ?

C

congchualolem_b

Q

quocdu_gr

Phần tìm hiểu chung:
Giáo viên có thể giới thiệu sơ lược về nghệ thuật chèo, giới thiệu vở chèo Kim Nham, vị trí đoạn trích Xúy Vân giả dại.
Đây là phần có tính chất khái quát nhưng xa lạ đối với học sinh nên chúng tôi thiết nghĩ cần phải làm các việc sau:
- Trước hết cho một học sinh đọc cả hai phần Tiểu dẫn,Tri thức đọc hiểu. Sau đó giáo viên có thể phát vấn một số câu hỏi như sau:
+ Khái niệm về nghệ thuật chèo ?
+ Các đặc trưng của chèo (Nội dung, tính chất, nhân vật trong chèo, kỹ thuật kịch, nhạc cụ, giai điệu)
+ Tóm tắt tác phẩm chèo Kim Nham và nêu vị trí đoạn trích ?
- Cuối cùng giáo viên nhận xét và trình chiếu bằng máy Projector với nội dung cơ bản:
+ Khái niệm: Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.
+ Đặc trưng:
• Nội dung: cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác
chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công
• Tính chất: Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại : tình yêu, tình bạn, tình thương.
• Nhân vật: là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Những nhân vật phụ có thể
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó
• Kĩ thuật kịch: Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
• Nhac cụ: đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v...
Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ.
• Giai điệu: Một số giai điệu chèo cổ : Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang...
Phần tìm hiểu văn bản:
1.Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân:
- Cho học sinh đọc văn bản.
- Chiếu một trích đoạn chèo cho học sinh quan sát.
Như chúng tôi đã nói, chèo là nghệ thuật biểu diễn dân gian, vì vậy trước khi tìm hiểu tâm trạng của nhân vật Xúy Vân chúng tôi nghĩ cần cho học sinh thấy được nghệ thuật sân khấu bằng cách (Dùng chương trình Hero Supper Player 3000.1.0 cắt và trình chiếu)
- Cho học sinh thảo luận bằng câu hỏi sau đây: “ Trong đoạn trích là lời hát của Xúy Vân khi giả dại , có phải tất cả là lời điên dại không ? Lời nào trong đoạn trich là lời nói thật ? Qua đó, em thấy nhân vật này có tâm trạng gì ?”
- Học sinh trình chiếu (máy overhead) bằng cách viết lên giấy trong nội dung thảo luận.
- Giáo viên nhận xét và chiếu ngữ liệu lời nói thật (máy overhead):
+ Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò ; chả nên gia thất thì về, ở làm chi mãi cho chúng chê bạn cười
+ Con gà rừng ăn lẫn với công, đắng cay chẳng có chịu được ức!
+ Anh đi gặt , nàng mang cơm ; bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc , xa xa líu
+ Con cá rô nằm vũng chân trâu – Để cho năm bảy cần câu châu vào….
- Tiếp tục giáo viên phát vấn về nghệ thuật để giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung:
+ Lời gọi đò, lời than ở phần đầu và những câu hát ngược ở phần cuối đoạn trích có tác dụng thể hiện tâm trạng gì ?
- Cuối cùng giáo viên chốt tâm trạng của Xúy Vân (máy chiếu Projector):
+ Tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang, lạc lõng , vô nghĩa trong gia đình Kim Nham
+ Tâm trạng thất vọng, cô đơn, ấm ức, bế tắc giữa mơ ước gia đình hạnh phúc đầm ấm với thực tại chồng mãi mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc cô một mình với gánh nặng gia đình.
2. Tình cảnh của Xúy Vân và cái nhìn nhân đạo của tác giả:
- Giáo viên có thể phát vấn cho học sinh phần này :” Nhân vật của Xúy Vân có phần rất đáng thương. Vì sao ? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào trong đoạn trích ? ( Gợi ý: Qua lời hát, em thấy những điều Xúy Vân mong ước. Mong ước ấy có chính đáng không, liệu mong ước ấy có thực hiện được không ? Bi kịch của Xúy Vân là gì ?)
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt lại các ý sau:
+ Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham do cha mẹ sắp đặt vội vàng, cô hoàn toàn không có tình yêu.
+ Xúy Vân lúc về nhà chồng cũng muốn làm một người vợ tốt : hay lam hay làm, đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết. ( đoạn quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá…)
+ Mong ước giản dị một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
+ Khát khao hạnh phúc và dũng cảm tìm đến hạnh phúc nhưng rồi lại gặp bi kịch đớn đau.
Phần tổng kết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá đúng nhân vật Xúy Vân; khẳng định lại một số đặt trưng của chèo cổ qua đoạn trích.
KẾT LUẬN
- Cần nắm chắc các kiến thức và phương pháp tổ chức để giảng dạy một văn bản VHDG theo thể loại chèo, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Biết vận dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp và chương trình sách giáo khoa.
 
Top Bottom