Ngoại ngữ Vặn vẹo về mệnh đề quan hệ

C

charlotte_nguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vốn Charlotte không giỏi phần mệnh đề quan hệ này, lại được hôm rồi có em gái hỏi Charlotte đúng vào phần này. Dễ dễ với cơ bản thì còn trả lời được, chứ lật đi lật lại vấn đề thì ... rất là í ẹ.

Vậy Charlotte có một số câu hỏi sau muốn nhờ các bạn giải đáp:

1. Sự khác nhau giữa mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định?
Vì sao lại chia ra là mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định khi mà cả hai loại mệnh đề này đều làm rõ cho một chủ thể nhất định?
Ex: My friend, who lives in England, is coming to stay with me next week.
My friend who lives in England is coming to stay with me next week.


Cả hai câu này đều đúng về mặt ngữ pháp, và mệnh đề "who lives in England" đều được dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ "my friend". Vậy câu hỏi đặt ra là: Dấu phẩy đặt vào đây để làm gì và có ý nghĩa gì? Xác định hay không xác định có gì khác nhau khi mà cả 2 đều dùng để xác định @@

2. Nếu các bạn trả lời rằng dấu phẩy để nhận biết mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định, vậy thì hãy trả lời cho mình biết khi nào mình dùng dấu phẩy, khi nào không trong văn viết?

3. Lý thuyết nói rằng không thể LƯỢC BỎ trạng từ quan hệ trong mệnh đề không xác định, vậy có thể GIẢN LƯỢC mệnh đề đó bằng cách chuyển thành V_ing hoặc to V hay không?

4. Xét ví dụ sau:
a. Mr.Hieu, who teaches us English, has written several books.
b. Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.

Câu b có thể được viết lại thành: Mr.Hiếu, professor, has written several books.

Vậy câu a có thể viết thành: Mr.Hiếu, teaching us English, has written several books. được hay không?

Vì sao???

Mong nhận được giải đáp của các bạn cho những câu hỏi của mình.

Cảm ơn!
 
T

thien0526

1. Sự khác nhau giữa mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định?
Vì sao lại chia ra là mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định khi mà cả hai loại mệnh đề này đều làm rõ cho một chủ thể nhất định?
Ex: My friend, who lives in England, is coming to stay with me next week.
My friend who lives in England is coming to stay with me next week.


Cả hai câu này đều đúng về mặt ngữ pháp, và mệnh đề "who lives in England" đều được dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ "my friend". Vậy câu hỏi đặt ra là: Dấu phẩy đặt vào đây để làm gì và có ý nghĩa gì? Xác định hay không xác định có gì khác nhau khi mà cả 2 đều dùng để xác định @@

Defining Relative Clauses
(Mệnh đề quan hệ xác định) Mệnh đề quan hệ xác định được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đi trước nó, tức là làm chức năng định ngữ (không thể bỏ được). Chúng xác định người, vật, sự việc đang được nói đến là ai, cái nào, điều nào…Mệnh đề quan hệ luôn đứng ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa.

Non-defining Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ không xác định)
- Mệnh đề quan hệ không xác định được dùng để bổ nghĩa cho 1 danh từ hoặc mệnh đề được đề cập đến ở trước trong câu. Nó bổ sung thêm thông tin thêm về người, về sự vật, một hiện tượng đang được nói đến. Mệnh đề quan hệ luôn đứng ngay sau danh từ, mệnh đề mà nó bổ nghĩa.
- Mệnh đề quan hệ không xác định không phải là thành phần cốt yếu của câu và có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng gì đến câu.
- Khác với mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định được phân cách bằng dấu phẩy và không thể bỏ đại từ quan hệ.
- Danh từ mà nó bổ nghĩa thường là danh từ riêng, các danh từ sau this/that/these/those và sau tính từ sở hữu


Nh
ưng ở câu đầu mình thấy không ổn. Lý thuyết là thế nhưng đôi khi chả biết đường nào mà lần. Bạn thì có bao nhiêu, người nghe làm sao biết mình nói tới đứa nào. Nếu muốn chỉ rõ ràng thì phải This/That is my friend, who...

2. Nếu các bạn trả lời rằng dấu phẩy để nhận biết mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định, vậy thì hãy trả lời cho mình biết khi nào mình dùng dấu phẩy, khi nào không trong văn viết?

Như đã nói ở trên, mệnh đề quan hđược dùng khi chủ ngđã được xác định rõ ràng, cứ thế mà tiến tới.


3. Lý thuyết nói rằng không thể LƯỢC BỎ trạng từ quan hệ trong mệnh đề không xác định, vậy có thể GIẢN LƯỢC mệnh đề đó bằng cách chuyển thành V_ing hoặc to V hay không?

Ơ! Sao mà rút gọn được bằng toV?
Tùy trường hợp. Nếu muốn rút gọn MĐQH bằng present participle thì động t trong MĐQH phải ở present simple tense, present progressive tense, hoặc động từ phải mang tính bền vững, hoặc có want, hope...


4. Xét ví dụ sau:
a. Mr.Hieu, who teaches us English, has written several books.
b. Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.

Câu b có thể được viết lại thành: Mr.Hiếu, professor, has written several books.
Vậy câu a có thể viết thành: Mr.Hiếu, teaching us English, has written several books. được hay không?

Khác với mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định được phân cách bằng dấu phẩy và không thể bỏ đại từ quan hệ.
 
L

lovelybones311


1. Sự khác nhau giữa mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định?
Vì sao lại chia ra là mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định khi mà cả hai loại mệnh đề này đều làm rõ cho một chủ thể nhất định?


Ex: My friend, who lives in England, is coming to stay with me next week.
My friend who lives in England is coming to stay with me next week.


Cả hai câu này đều đúng về mặt ngữ pháp, và mệnh đề "who lives in England" đều được dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ "my friend". Vậy câu hỏi đặt ra là: Dấu phẩy đặt vào đây để làm gì và có ý nghĩa gì? Xác định hay không xác định có gì khác nhau khi mà cả 2 đều dùng để xác định @@



Thien0526 giải thích khá rõ rồi nha ^_^...Theo quan điểm của mình,trong 2 câu này,cách hiểu của "who lives in England " có thể khác nhau.
Theo mình thì,trong câu 1 :
My friend ,who lives in England, is coming to stay with me next week.

Trong câu này,mệnh đề "who lives in England" có thể chỉ để làm rõ hơn nghĩa cho My Friend...Nếu có thể bỏ đi,thì theo mình nó chỉ để xác định cho my friend về vị trí,địa điểm sinh sống.Tức là,có thể người nghe đã biết về người bạn này.
"Bạn tôi,Người mà sống bên Anh ấy,chuẩn bị tới thăm tôi vào tuần tới."

Còn Câu thứ 2 :
My friend who lives in England is coming to stay with me next week

Trong câu này,mệnh đề "who lives in English" cũng là để làm rõ nghĩa cho My Friend .Người nghe có thể chưa bik về người này.
"Bạn tôi sống ở bên Anh chuẩn bị tới thăm tôi vào tuần tới."

Thật ra,ranh giới giữa 2 câu này ko rõ ràng lắm...Theo mình dùng cả 2 cách đều được...Tùy theo cách hiểu của từng người thôi.Tóm lại,nó cũng chỉ để xác định bổ nghĩa cho danh từ đi trước. :)

2. Nếu các bạn trả lời rằng dấu phẩy để nhận biết mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định, vậy thì hãy trả lời cho mình biết khi nào mình dùng dấu phẩy, khi nào không trong văn viết?
Cái này thì mình bó tay!!!!Trừ khi câu nó đã cho một cách quá rõ ràng thì mới có thể biết được.Tuy vậy,vẫn là rất khó để phân biệt được 2 kiểu mệnh đề này...Nhưng thường thì,nếu người nghe,đọc đã biết là nói đến ai,hoặc trong vế trước,thông tin đã được xác định đủ thì mệnh đề đi sau là ko cần thiết nữa.


3. Lý thuyết nói rằng không thể LƯỢC BỎ trạng từ quan hệ trong mệnh đề không xác định, vậy có thể GIẢN LƯỢC mệnh đề đó bằng cách chuyển thành V_ing hoặc to V hay không?
Ko bạn nhé!
4. Xét ví dụ sau:
a. Mr.Hieu, who teaches us English, has written several books.
b. Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.

Câu b có thể được viết lại thành: Mr.Hiếu, professor, has written several books.

Vậy câu a có thể viết thành: Mr.Hiếu, teaching us English, has written several books. được hay không?

Theo mình là ko,cái câu trên professor khi đấy theo mình nó ko còn đk gọi là mệnh đề quan hệ nữa rồi.Nó chỉ mang tính chất một từ bổ nghĩa thôi.Với lại,hình như là a professor mới đúng:D
Còn câu dưới,mệnh đề quan hệ ko xđịnh ko giản lược đại từ quan hệ nha!!!Nếu như thế kia thì có lẽ nó thành việc giảng dạy chúng tôi tiếng anh.

My Opinion!^_^
 
H

hocmai.tienganh

Theo chị hiểu ý mà Charlotte muốn hỏi đó không phải là lý thuyết đơn thuần mà là bản chất của hai loại mệnh đề này: nếu chức năng của hai loại mệnh đề đều giống nhau, thì tại sao phải phân ra làm hai loại???

trong khi viết bài luận hoặc bài viết lại câu, khi nào phải dùng mệnh đề quan hệ xác định và khi nào phải dùng mệnh đề quan hệ không xác định???

4.
a. Mr.Hieu, who teaches us English, has written several books.
b. Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.


"who teaches us English" và "who is a professor" đều là mệnh đề quan hệ không xác định đúng không? Nhưng tại sao mệnh đề "who is a professor" rút gọn được bằng cách dùng danh từ "a professor" (cái này đúng là Charlotte thiếu "a") mà mệnh đề "who teaches us English" lại không thể rút gọn được bằng một Gerund - Danh động từ (hay động từ làm chức năng danh từ) - đó cũng là Danh từ mà???

Mọi người làm rõ thắc mắc của bạn nhé ;)) Giải thích rõ ràng được những thắc mắc này thì các em mới thực sự là hiểu rõ về mệnh đề quan hệ đấy :khi (192): Cố lên!!!!!!!!!!!! :khi (189):

 
D

duy2507

Về bản chất của MĐQH, mình thấy hai bạn thien0526lovelybones331 giải thích rõ rồi. Khi nói hoặc viết, nếu MĐQH mình dùng để xác định người/vật được nói đến (không có MĐQH, lời nói/câu văn sẽ không rõ ràng và người nghe/đọc sẽ khó/không hiểu) thì nên dùng defining relative clause(s). Còn nếu MĐQH chỉ để bổ sung nghĩa hay cung cấp thêm thông tin mà thôi (nếu bỏ đi cũng không sao, người nghe/đọc vẫn hiểu người/vật được nói/đề cập đến ở đây là ai/cái gì), thì dùng non-defining relative clause(s).
Cách hiểu của mình là như thế, còn việc có dùng dấu phẩy hay không, dùng “that” hay không là xét về mặt văn phạm.
Đúng là đối với non-defining relative clause(s), đại từ quan hệ không được bỏ đi, ngay cả khi thay thế cho tân ngữ (object), nhưng mệnh đề có vẫn có thể rút gọn nếu trong mệnh đề có các động từ chỉ về sự hiểu biết hoặc suy nghĩ như: know, think, believe, expect, hope, want,…
Ex:
Jack, who thought we were hungry, invited us to a restaurant.
--> Jack, thinking we were hungry, invited us to a restaurant.

Johnny, who wanted to make an impression on Pauline, gave her a diamond ring as a birthday present.
Johnny, wanting to make an impression on Pauline, gave her a diamond ring as a birthday present.
Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.
Ở câu này, trong MĐQH có “to be” và sau nó là danh từ, nếu danh từ đó cũng chính là từ mà MĐQH bổ nghĩa thì ta rút gọn mệnh đề thành chính danh từ đó. Bạn có thể hiểu “nôm na” giống như trong tiếng Việt của mình đấy!
Ví dụ: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. (thay cho câu dài dòng này: Hồ Chí Minh, người mà là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới(!)).
 
H

hocmai.tienganh

@duy2507 : Em có thể nói rõ phần lý thuyết này em lấy thông tin từ sách nào hoặc nguồn nào không? Vì chị không thấy phần này popular lắm :) Thanks

Đúng là đối với non-defining relative clause(s), đại từ quan hệ không được bỏ đi, ngay cả khi thay thế cho tân ngữ (object), nhưng mệnh đề có vẫn có thể rút gọn nếu trong mệnh đề có các động từ chỉ về sự hiểu biết hoặc suy nghĩ như: know, think, believe, expect, hope, want,…
 
D

duy2507

@duy2507 : Em có thể nói rõ phần lý thuyết này em lấy thông tin từ sách nào hoặc nguồn nào không? Vì chị không thấy phần này popular lắm :) Thanks

Em lấy từ cuốn “Ngữ pháp và bài tập thực hành TIẾNG ANH 12” , tác giả Hoàng Thái Dương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010, trang 107.
Em cũng không thường xuyên gặp phần này. Trước khi đưa lên diễn đàn, em đã vào google “kiểm chứng” và thấy có website cũng viết như vậy. Chị có thể gõ VD trên (Jack,…) để kiểm tra lại.

 
K

kellyfutado

Đây là phần giải thích mình tìm được khi search cụm từ "relative clause" và tìm kiếm các thông tin liên quan. Mình đọc qua thì thấy nó giải thích khá hợp lý và chấp nhận được.
Mọi người cùng tham khảo nhé:


There are two different points which should not be confused:

1) Omitting just the relative pronoun if possible
2) Reduction of relative clauses if possible. Of course, here relative pronoun will be omitted as well as some changes on the verb within the relative clause.

Concerning the first point, you are absolutely right, because

“The relative pronoun can be omitted ONLY in necessary [defining] adjective [relative] clauses.”

What is called “reduction” is something else. Here it is not limited to only defining relative clauses. Of course, there are conditions for reducing relative clauses, whether defining or non-defining.

One grammar book explains as follows:

“An adjective clause can be reduced to an adjective phrase only if the clause (a) begins with who, which, or that as the subject of the clause and (b) contains a be form of the verb. … If there is no be form of the verb, it is often possible to omit the relative pronoun and change the verb to its –ing form [present participle].”

You see there is no mention of limiting it to only defining clauses. On the section about reduction of full adjective clauses into adjective phrases, that grammar book goes on with this clarifying point, with a warning about preserving the original punctuation:

“If the adjective clause needs commas [i.e. non-defining], the adjective phrase also needs commas.”

Then these examples are offered:

“Adjective clause: You can get your passport renewed at the Kennedy Building, which is located near the train station.
Adjective phrase: You can get your passport renewed at the Kennedy Building, located near the train station.”

Adjective clause: These articles, which were written several years ago, have been published in several popular magazines.
Adjective phrase: These articles, written several years ago, have been published in several popular magazines.


Undoubtedly, the examples above are non-defining clauses which have those acceptable reduced forms.
A related kind but with different name is appositive phrases:

“Some adjective clauses can be reduced to appositive phrases. An appositive phrase is a noun or pronoun with modifiers that is placed after another noun or pronoun to explain it.

Adjective clause: History, which is my favorite subject, has always fascinated me.
Appositive phrase: History, my favorite subject, has always fascinated me.

Because an appositive phrase adds only extra, unnecessary information, it is always set off from the rest of the sentence by commas.”

Clearly, appositive phrases are instances of non-defining relative clauses which are reduced with the same sets of rules.

(Source: Communicate What You Mean: A Concise Advanced Grammar, 2nd Edition, by Carroll Washington Pollock Longman, 1997, pp. 149-150).
 
H

hocmai.tienganh

Để chị trả lời rõ ràng từng câu hỏi cho Charlotte trước nhé, vì rõ ràng chị thấy các câu trả lời tuy có ý nhưng chưa đưa ra được lời giải thích thích đáng và rõ ràng nhất.

1. Sự khác nhau giữa mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định?
Vì sao lại chia ra là mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định khi mà cả hai loại mệnh đề này đều làm rõ cho một chủ thể nhất định?
Ex: My friend, who lives in England, is coming to stay with me next week.
My friend who lives in England is coming to stay with me next week.


Cả hai câu này đều đúng về mặt ngữ pháp, và mệnh đề "who lives in England" đều được dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ "my friend". Vậy câu hỏi đặt ra là: Dấu phẩy đặt vào đây để làm gì và có ý nghĩa gì? Xác định hay không xác định có gì khác nhau khi mà cả 2 đều dùng để xác định @@

Bắt đầu ở ví dụ trên nhé:
1.
My friend, who lives in England, is coming to stay with me next week.
Ở câu này người nói đã xác định người bạn mà mình nhắc tới là ai rồi nên mệnh đề "who lives in England" có thể bỏ đi mà không làm người nghe hiểu nhầm thành người bạn nào khác ở Việt Nam hay ở nước nào đó khác.

2.
My friend who lives in England is coming to stay with me next week.
Còn ở câu này, người bạn được nhắc đến chưa được xác định nên phải kèm theo cụm "who lives in England" để người nghe xác định được người đến ở với người nói là người sống ở nước Anh ý chứ không phải là đứa nào khác ^^
Got it?


2. Nếu các bạn trả lời rằng dấu phẩy để nhận biết mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định, vậy thì hãy trả lời cho mình biết khi nào mình dùng dấu phẩy, khi nào không trong văn viết?

Và theo như cách giải thích ở trên, trong văn viết, các em dùng mệnh đề không xác định (đặt giữa dấu phẩy) để bổ nghĩa khi chủ thể/sự vật/sự việc các em muốn nói tới đã được nhắc trước đó, hoặc chỉ có duy nhất một.
Ngược lại, khi chủ thể/sự vật/sự việc chưa được nhắc tới và có rất nhiều cái tương tự như vậy khiến người nghe, người đọc có thể bị nhầm lẫn thì các em dùng mệnh đề xác định (không có dấu phẩy) để giúp người đọc, người nghe không bị nhầm lẫn.
Cái này, xét theo một khía cạnh nào đó, giống như cách dùng mạo từ (a, an, the) trước một sự vật sự việc :)



 
H

hocmai.tienganh

4. Xét ví dụ sau:
a. Mr.Hieu, who teaches us English, has written several books.
b. Mr.Hieu, who is a professor, has written several books.

Câu b có thể được viết lại thành: Mr.Hiếu, professor, has written several books.

Vậy câu a có thể viết thành: Mr.Hiếu, teaching us English, has written several books. được hay không?


Còn về vấn đề này, chị đọc ở rất nhiều nguồn thì chỉ thấy người ta rút gọn mệnh đề quan hệ không xác định nếu mệnh đề đó chứa "to be" với ý nghĩa là làm rõ/cụ thể hóa chủ thể (sự vật/sự việc) đã được nói trước đó, vậy thôi, còn những cái như hiểu biết, suy nghĩ thì chị chưa thấy bao giờ :D
Có thể xét thêm ở phần tài liệu kellyfutado dẫn ở trên cũng có thể thấy các mệnh đề không xác định được rút gọn cũng đều có "to be" cả ;)
 
H

hanhtruong2212

bài viết bổ ích :D cảm ơn bạn ! mình đang tìm tài liệu về mảng này đây !
 
N

nelsonm

Câu này sai ở đâu?

Cảm ơn các bạn đã post rất chi tiết về relative clause. Mình có một trường hợp muốn đưa ra để chúng ta phân tích:

Trong buổi thảo luận, lớp chia thành 2 nhóm và cử ra 2 nhóm trưởng. Nhóm A đặt câu hỏi như sau để hỏi về lý do nhóm B chọn bạn M là nhóm trưởng:

"Why do you choose M, who is the leader of your team?"

Câu này cả lớp đều nói là sai, nhưng không thể giải thích tại sao. Vậy các bạn có thể giúp mình phân tích lỗi sai về NGỮ PHÁP trong câu đó được không?
 
Top Bottom