Văn 8 Văn thuyết minh

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Đề: Thuyết minh về chiếc áo dài
Giúp mik vs mik xin c.ơnJFBQ00159070207BJFBQ00159070207BJFBQ00159070207B
I. Mở bài
Chiếc áo dài trang phục đẹp nổi bật nhất của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài từ khi ra đời, gắn bó với người phụ nữ với bề dày lịch sử.

II. Thân bài

a. Lịch sử
Chiếc áo dài ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765).
Chiếc áo dài thay đổi vì một số các lý do: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, loại áo giống như áo tứ thân.
Khi Pháp vào nước ta thì chiếc áo dài cũng có sự thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài do họa sĩ tên Cát Tường sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi áo Lemur, đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này được nhiều người đón nhận.
Theo thời gian chiếc áo dài có nhiều sự thay đổi thích nghi với cuộc sống và trở thành một trong những trang phục đẹp nhất.

b. Cấu tạo
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 – 5 cm, có khoét hình chữ V trước cổ. Hiện nay cổ áo có các biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U…
– Thân áo may vừa vặn và ôm sát thân phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau đều phải dài qua gối.
– Tay áo tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
Hiện nay chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo để hợp màu sắc và trang nhã.
– Chất liệu vải và màu sắc: chất liệu vải để may áo dài: những, voan, thế, lụa,… màu sắc cũng lựa chọn tùy theo sở thích và độ tuổi của người mặc.

c. Công dụng
Chiếc áo dài trang phục lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở một số ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
Chiếc áo dài còn vươn ra khắp thế giới và được nhiều người trên thế giới biết đến như trang phục đại diện cho đất nước Việt Nam.

d. Bảo quản
Khi mặc xong các bạn nên giặt để tránh ẩm mốc, giặt áo dài nên giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó ủi treo vào mắc áo và cất vào tủ. Nếu bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo.

III. Kết bài

Cuộc sống hiện đại có rất nhiều trang phục ra đời được nhiều bạn trẻ đón nhận nhưng chiếc áo dài vẫn mãi là trang phục đẹp của người phụ nữ, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và quý phái.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
"Không quần jeans giày cao gót, em chọn riêng mình em áo dài…. duyên dáng…."
Lời hát quen thuộc đối với người con đất Việt. Lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, về với tà áo dài duyên dáng Việt.
Áo dài là một loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Ngày nay, áo dài được coi như là quốc phục. Áo dài thường được may bằng chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại. Chuyện kể rằng, xưa kia, những loại gấm tơ tằm được dệt lên từ bàn tay của những người nông dân chăm chỉ cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ. Rồi sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống thay thế cho những chiếc áo tứ thân hay váy thâm xòe của người Việt Nam. Vào thế kỷ 18, chiếc áo dài ra đời là bước nhảy vọt về trang phục và văn hóa của người Việt Nam.
Gọi là áo dài bởi theo cấu tạo của áo, thân áo gồm hai mảnh bó sát eo người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong hai tà áo thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước di chuyển duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn vẽ lên vẻ đẹp yêu kiều của người con gái. Chiếc quần của áo dài được may theo kiểu quần ống rộng bằng vải đồng chất, đồng màu với chiếc áo hay màu trắng nâng đỡ cho tà áo, làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục thêm mượt mà duyên dáng gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã bao nhiêu thập kỉ trôi qua, những hình ảnh những cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong tà áo dài trắng tinh khôi vẫn như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Ngày nay trang phục ấy đã trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn cả nước.
Chiếc áo dài được ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát(1739 – 1765). Chiếc áo dài được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Chiếc áo dìa đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, giống với áo tứ thân nhưng hai tà trước không buộc lại và mặc cùng với váy thâm đen. Trải qua nhiều hình dáng kiểu cách áo dài khác nhau, cuối cùng chiếc áo dài Việt dừng lại ở kiểu truyền thống và cách tân. Áo dài truyền thống có cổ áo cao từ 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cổ cao ba ngấn thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, để phù hợp với nhiều gu thẩm mĩ khác nhau của người phụ nữ, cổ áo được biến tấu với nhiều kiểu như cổ tròn, cổ chữ u, cổ trái tim… Tiếp đến là phần thân áo. Thân áo được tính từ cổ áo xuống đến phần eo. Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc,ở phần eo được chít ben (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước). Thiết kế này giúp làm nổi bật eo thon của người phụ nữ, làm cho đường cong của người phụ nữ được khai thác triệt để. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo của thân áo là hai tà áo xẻ hai bên hông. Hai tà áo này cũng chính là lí do gọi trang phục này là áo dài. Hai ta của áo dài bắt buộc phải dài qua gối. Tay áo dài được tính từ vai. Chiều dài của ống tay cũng rất đa dạng. Có thể kéo dài đến cổ tay hoặc đôi khi chỉ lửng đến cổ tay hoặc ngắn đến bắp tay. Ngày nay, chất liệu may áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Áo dài ngày nay được xem như một trang phục truyền thống, vừa là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài không chỉ là đồng phục của những nữ sinh trung học mà còn trở thành trang phục công sở của nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là ngành hàng không, giáo viên, nhân viên bưu điện, viễn thông…
Do chất liệu mềm mại của áo dài nên cần phải được bảo quản một cách rất kĩ càng. Nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt tay, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, là( ủi ) dưới nhiệt độ vừa phải. Hình ảnh người phụ nữ Việt mặc áo dài nón lá đội đầu đã là hình tượng không thể xóa nhòa. Nó đã trở thành tượng đài tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt nam.
Ngày nay, do xu hướng hiện đại, áo dài mặc dù không là trang phục chính mặc thường nhật nhưng nó vẫn giữ vững vị trí là quốc phục của đất nước Việt Nam. Hình ảnh tà áo dài thướt tha trong gió thực sự không thôi hết quyến rũ trong mắt người nhìn. Yêu lắm tà áo dài Việt đã đi vào lịch sử, là biểu tượng của phái đẹp, là nét văn hóa tâm hồn Việt.
 
  • Like
Reactions: LiLy0125

LiLy0125

Banned
Banned
29 Tháng tư 2018
34
17
6
21
Thừa Thiên Huế
Phạm Văn Đồng
I. Mở bài
Chiếc áo dài trang phục đẹp nổi bật nhất của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài từ khi ra đời, gắn bó với người phụ nữ với bề dày lịch sử.

II. Thân bài

a. Lịch sử
Chiếc áo dài ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765).
Chiếc áo dài thay đổi vì một số các lý do: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, loại áo giống như áo tứ thân.
Khi Pháp vào nước ta thì chiếc áo dài cũng có sự thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài do họa sĩ tên Cát Tường sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi áo Lemur, đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này được nhiều người đón nhận.
Theo thời gian chiếc áo dài có nhiều sự thay đổi thích nghi với cuộc sống và trở thành một trong những trang phục đẹp nhất.

b. Cấu tạo
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 – 5 cm, có khoét hình chữ V trước cổ. Hiện nay cổ áo có các biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U…
– Thân áo may vừa vặn và ôm sát thân phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau đều phải dài qua gối.
– Tay áo tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
Hiện nay chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo để hợp màu sắc và trang nhã.
– Chất liệu vải và màu sắc: chất liệu vải để may áo dài: những, voan, thế, lụa,… màu sắc cũng lựa chọn tùy theo sở thích và độ tuổi của người mặc.

c. Công dụng
Chiếc áo dài trang phục lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở một số ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
Chiếc áo dài còn vươn ra khắp thế giới và được nhiều người trên thế giới biết đến như trang phục đại diện cho đất nước Việt Nam.

d. Bảo quản
Khi mặc xong các bạn nên giặt để tránh ẩm mốc, giặt áo dài nên giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó ủi treo vào mắc áo và cất vào tủ. Nếu bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo.

III. Kết bài

Cuộc sống hiện đại có rất nhiều trang phục ra đời được nhiều bạn trẻ đón nhận nhưng chiếc áo dài vẫn mãi là trang phục đẹp của người phụ nữ, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và quý phái.
mik xin bài làm ak bn ^^
 
Top Bottom