Văn thuyết minh

A

anhphuong95

co len - thuyet minh ve con trâu

Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc . Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài ca dao
" Trâu oi , ta bảo trâu nay
trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta "
Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành , cần cù , chịu khó .. Nó là cánh tay phải của người nông dân VN " con trâu là đầu co nghiệp "
Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới ba ta . Da trâu den bóng ,lông lư thưa , . Chiếc đuôi dài khoảng 1 met để duổi muỗi , đuổi ruồi . Bốn chân trâu to và dài , bàn chân có móng guốc to , dày và nhon . Hai chiêc sùng nhon hoắt , uốn cong rất đẹp . Ở đồ Sơn , hải Phòng có lễ hội chọi trâu
" Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười thang 8 choi trâu thi về"
Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn . Bụng trâu khá to ; co phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? trâu là loài nhailaij , nó chỉ có 1 hàm răng ở dưới . Thức ăn chính của trâu là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm , ăn cám . Phân trâu màu đen dùng để bón cây , bón lúa rất tốt
Trâu chịu rét kém , nhung chiu nắng giỏi . Về mùa hè có thể kéo cày rất khoẻ . Trâu cái độ 2, 3 nam đẻ 1 lứa , mõi lứa một con nghé . Câu tục ngư " ruộng sâu , trâu nái " mói len chuyen lam giàu ở nhà quê thới xưa .
Thịt trâu tuy ko ngon băng thịt bò , nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị . Sũa trâu rất bổ . Da trâu để xuất khẩu làm giày dép
Màu xanh mênh mông của những đồng lúa , cacnhs cò trắng rập rờn điểm tô, ... con trâu hiền lành gặp cỏ sẽ mai mai in sâu trong tâm trí mọi người .


Ban ko cam on minh , minh buồn lem , vì mình làm mất nhiều thời gian
 
J

jacques

Viết có dấu bạn ui ko thì bị admin delete ak
Đây nè bạn tuj jup' dc nhiêu ak :d
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.

Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. Vậy mà giờ đây, có nơi người ta đang tìm cách bảo tồn con trâu, sợ rồi một ngày nào đó, trẻ em, học sinh Việt Nam chỉ còn biết con trâu trong sách giáo khoa.

Đọc trên báo, thấy tỉnh Đồng Tháp trước đây có hàng chục ngàn con trâu, nay chỉ còn vài trăm con, thậm chí ngành chăn nuôi thú y của tỉnh đang kêu gọi tìm cách bảo tồn đàn trâu. Ở An Giang cạnh đó và nhiều tỉnh lúa khác của vựa lúa miền Tây, rồi hàng loạt tỉnh ở miền Trung, miền Bắc cũng tương tự.

Đàn trâu giảm nhanh cũng đúng thôi. Hai chục năm trước, nền nông nghiệp trong nước với sức kéo cày trên đồng ruộng chủ yếu là trâu, bò. Nay nông nghiệp phát triển, nông dân có tiền mua sắm máy cày kéo thay trâu, rồi đồng cỏ chăn thả mênh mông ở nông thôn nay được trồng luá, trồng bắp thì lấy đâu có chỗ cho trâu bò gặm cỏ. Với nhiều người dân ở nông thôn, bây giờ nuôi trâu, lấy sức kéo là phụ, mà nuôi bán thịt là chính, ngược lại hoàn toàn với trước kia.

Những ai đã từng chăn trâu, chăn bò, thế nào cũng hiểu được sự khác biệt giữa hai loài vật nhai lại này. Bò, có ưu điểm ngoài cày kéo, cung cấp thịt còn có thể nuôi nhốt mà không cần chăn thả nhưng điểm yếu lại là sức kéo không mạnh, không dẻo dai như trâu.

Trâu, có ưu điểm là dẻo dai, có thể cày bừa ở ruộng sâu (nên mới có câu: “ruộng sâu trâu nái”), ruộng nhiều bùn, lún mà bò không thể cày được nhưng nhược điểm thì trâu khó nuôi nhốt như bò, cần phải chăn thả. Ngoài ra, thịt bò được người tiêu dùng khoái hơn thịt trâu và đây cũng là lý do khiến đàn trâu giảm nhanh, trong khi nuôi bò giết thịt trong nước phát triển mạnh.

Ngành nông nghiệp bây giờ cũng đang lúng túng trước việc đàn trâu giảm quá nhanh, vừa biểu hiện cuả cơ giới hóa đồng ruộng đang ngày một tăng nhưng cũng lo lắng bởi ở Việt Nam, còn lâu máy móc có thể hoàn toàn thay thế con trâu.

Trước kia, vì sức kéo trên đồng dựa vào trâu bò, ngành nông nghiệp đã chi không ít tiền cho việc nhập khẩu trâu giống to, khỏe từ nước ngoài để nâng cấp đàn trâu trong nước. Thậm chí có người chăn trâu giỏi được phong tặng Anh hùng Lao động. Hơn chục năm qua, các trung tâm nghiên cứu trâu, các dự án lai tạo, phát triển đàn trâu biến mất trong các báo cáo hàng năm cuả ngành nông nghiệp.

Đất nông nghiệp của ta vốn phân tán, manh mún, địa hình lại không bằng phẳng. Như ở miền Tây, đất đai cò bay thẳng cánh thì việc cày bừa bằng máy có vẻ dễ dàng nhưng ở miền Trung, miền Bắc thì khác, thửa đất 2.000-3.000 mét vuông rất hiếm cho máy móc dụng võ. Máy móc chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả cày kéo bằng con trâu nếu thửa ruộng chỉ có vài trăm mét vuông, hay ruộng trũng, luôn ngập nước. Máy móc cũng chẳng thể phát huy tác dụng bằng con trâu nếu đó là đầt đồi địa hình không bằng phẳng.

Cơ giới hóa, hiện đại hóa với ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn giản là loại bỏ con trâu ra khỏi đời sống người nông dân, nơi nó từng gắn bó nhưng cũng là hình ảnh để báo chí bảo rằng nông nghiệp lạc hậu.

Với đà suy giảm đàn trâu như hiện nay, cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi tiền để triển khai các dự án phát triển đàn trâu. Nó cũng tương tự như cây lúa, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu một ngày nào đó, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo nếu cứ mỗi năm, gần 100.000 héc ta đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở, thành khu công nghiệp.

Không phải cái gì được xem là lạc hậu thì phải từ bỏ nó trong quá trình phát triển. Con trâu là hình ảnh sinh động nhất để nói lên điều này.
 
J

jacques

chỉ em thuyết minh về chiếc nón với >_<!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tui chỉ giúp dc bấy nhiêu thuj :D:D nhớ thanks nha cảm ơn :khi (67)::khi (67):
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.

Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Ðào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).

Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư...

Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba Ðồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình Ðịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.

Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.

Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. Ðơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.

Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.

Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.

Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.
 
Top Bottom