Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

T

tayhd20022001

Phần I : TÁC GIẢ
I. TÁC GIẢ
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Quê ở làng Tân Thới , Huyện Bình Dương , Tỉnh Gia định ( nay thuộc TPHCM ). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- 1843 đỗ tú tài tại trường Gia Định ,1864 ra Huế học chuẩn bị thi , thì nhận được tin mẹ mất phải về quê chịu tang . Trên đường về chụi tang mẹ bị đau mắt rồi mù . Ông tở về Gia Định mở trường dạy học , bốc thuốc chữa bệnh cho dân .
- Khi giặc Pháp vào Gia Định , ông đã cùng các lãnh tụ mưu kế đánh giặc . Nam kì mất ông trở về Bến Tre , gữi trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước .


II. Sự nghiệp thơ văn :
1. Những tác phẩm chính :Chia làm 2 giai đoạn
- Trước khi pháp xâm lược :Truyện Lục Vân Tiên,
Dương Từ -Hà Mậu
-sau khi pháp xâm lược :Chạy giặc , Văntế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định ,Ngư Tiều y thuật vấn đáp .
2. Nội dung thơ văn :
- Đề cao lí tưởng đạo đức tư tưởng nhân nghĩa.
- Thể hiện lòng yêu nước thương dân.
3. Nghệ thuật thơ văn :
- văn chương trữ tình đạo đức .
-Thơ văn của ông mang đậm chất nam bộ .

Phần 2: TÁC PHẨM :
I Hoàn cảnh ra đời :
- Bài văn tế Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang , Tuần phủ Gia Định , để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuôc đêm 16/12/1861, nghĩa quân hy sinh khoảng 20 ngưuơì .
II. Thể loại văn tế :
- Loại văn chương gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất .văn tế thường có 2 nội dung cơ bản :
- Kể lại cuộc đời công đức ,phẩm hạnh của người đã khuất .
- Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt .
->Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương ,nhưng sắc thái biểu cảm ở mỗi bài lại khác nhau.

III. Đọc -Hiểu văn bẳn :
- Đọc: Thể hiện được tình cảm thương xót và sắc thái bi hùng của văn tế .
- Tìm hiểu văn bản:
- Bố cục: chia làm 4 phần
+Lung khởi ( từ đầu ....tiếng vang như mõ ): cảm tưởng khái quát về những nghĩa sĩ hy sinh trong trận Cần Giuộc.
+Thích thực(Nhớ linh xưa .....tàu đồng súng nổ ): Hồi tưởng về cuộc đời nghĩa sĩ.
+ Ai vãn ( Ôi .......dật dờ trước ngõ ):Than tiếc các nhgiã sĩ.
+Kết (còn lại ):Tình cảm xót thương của người đứng tế trước linh hồn các nghĩa sĩ .
1.Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Nhân vạt xuất hiện trong bối cảnh của thời đại : Giặc xâm lược /Ta chống xâm lược , nhân vật hiện lên với những vẻ đẹp:
a. Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài của hình tượng người nghĩa sĩ:
Thông qua các chi tiết :
-Chẳng qua là dân ấp dân lân
-Ngoài cật có một manh áo vải
-Trong tay cầm một ngọn tầm vong
->Họ chỉ là những người nông dân vì mếm nghĩa mà đứng lên đánh giặc.
b. Vẻ đẹp về phẩm chất tinh thần : Được xây dựng bằng các chi tiết :
-Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó
-Chỉ biết ruộng trâu , ở trong làng bộ
-Việc cuốc, việc cày ,việc bừa, việc cấy , tay vốn quen làm.
-> Người nông dân chỉ quen công việc nhà nông,chưa quen trận mạc.
+ Nhưng họ rất giàu lòng yêu nước :
- Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng , trông tin quan như trời hạn trông mưa->Nghe tin giặc đén họ lo sợ , chờ tin quan nhưng vô vọng.
- Bữa thấy bồng bông che trắng lốp....ngày xem ống khói chạy đen sì....->Họ thấy kẻ thù hiện nguyên hình lòng căm thù càng chất chứa.
+ Họ sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn:
- Hoả mai đánh bằn rơm con cúi.... gươm đeo bằng lưỡi dao phay....
- Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không
- Kẻ đâm ngang người chém ngược....
=> Qua những chi tiết trên, cho thấy: Họ chỉ là những người nông dân bình thường chất phác, chăm chỉ làm ăn... nhưng khi nước nhà có giặc, họ tự nguyện đứng lên bảo vệ đất nước, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
c.Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Sử dủng thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, xuất thân, hành động.
- Nghệ thuật so sánh.
- Nghệ thuật đặc tả.
- Nghệ thuật đối lập.
-> Các thủ pháp nghệ thuật trên đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp hình thức, tinh thần của người nghệ sĩ.
2. Tiếng khóc bi tráng trước linh hồn các nghĩa sĩ:
Xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:
- Cảm xúc vè thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn.
- Khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ.
- Chia sẻ sâu sắc nỗi đau đối với những người thâm của các nghĩa sĩ.
-> Sự kết hợp nhiều nguồn cảm xúc ấy khiến cho tiếng khóc đâu thương nhưng không bi luỵ.
3. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế: Đó là
- Sự chân thành trong tình cảm kết hợp với tài năng tác giả.
- Ngữ điệu câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở nghẹn ngào.
- Hia nhân vật, hai hành động được đặt vào hai không gian thời gian khác nhâu gây ấn tượng về sự đâu buồn, xót thương của người đang sống đối với các nghĩa sĩ.
IV. Tổng kết:
Với niềm tiếc thương kính phục người nghĩa sĩ hi sinh vì nước, nhà thơ NĐC đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ đánh Pháp buổi đầu. Tượng đài nghệ thuật ấy ngang ầm với hiện thực thời đại.

Nguồn - https://www.google.com.vn/url?sa=t&...huVBQxl4aE51rMNcVcJzJ2A&bvm=bv.50500085,d.aWc
 
T

tayhd20022001

1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ:
a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:
Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền"
b. Nghệ thuật: đối lập giữa "súng giặc"( thế lực xâm lược) >< "lòng dân"(sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán =>thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.
=> Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).
2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
a. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:
- Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng
- Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....
- Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ
-> Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.
b. Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:
- Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc:
+ Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"
+ Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa"
+ Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"
+ Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.
cường điệu hóa
-> Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.
- Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.
- Cách nói độc đáo, cụ thể
- Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh "treo dê bán chó" -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.
- Tự nguyện tham gia đánh giặc
-> Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.
(Cách đánh giặc, suy nghĩ... vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)
- Sử dụng động từ mạnh "ra sức đoạn kình", "dốc ra tay bộ hổ"
-> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.
c, Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:
- Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ
- Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc
-> vẻ đẹp hào hùng bi tráng
- Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.
-> Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.
- Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
=> Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.
3. Tiếng khóc cho những người nghĩa sĩ:
a, Tiếng khóc xót thương cho những người nghĩa sĩ:
Trong nỗi xót thương pha lẫn nhiều nỗi niềm.
- Có sự tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở.
- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân tổn thất không thể bù đắp.
- Nỗi căm hờn những kẻ gây nên cảnh éo le.
Hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, dân tộc, nhiều niềm cảm thương ấy cộng lại thành nhiều nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm cả cỏ cây, sông núi.
b, Tiếng khóc cảm phục và tự hào:
- Đối lập với lẽ sống cao đẹp của những người nghĩa sĩ là lối sống tầm thường, ô nhục của những kẻ bán nước cầu vinh, tác giả không tiếc chửi rủa.
- Nhưng cũng không tiếc lời ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp: thà chết vinh còn hơn sống nhục.
=> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương, biểu dương công trạng người liệt sĩ. Nó không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương của cả dân tộc. Không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người chiến sĩ.

Nguồn - https://www.google.com.vn/url?sa=t&...afxsctdAKROe4_9gkwENBxA&bvm=bv.50500085,d.aWc
 
P

p3nhankutebmt

Văn học

Làm cho tớ bài tham khảo về đề này đc ko các bạn?
ĐỀ: " Vẻ đẹp tâm hồn của người nghĩa sĩ Cần Giuộc"
t2 21/10 phải nộp ùi. híc híc T_T:(
 
Top Bottom