[Văn] Tài liệu ôn thi ĐH

D

doigiaythuytinh

Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Vội vàng

A/ VỘI VÀNG:


I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

(Lưu ý: Theo những tài liệu trước đây thì cuộc đời và con người Xuân Diệu được chia làm 2 phần riêng biệt. Nhưng theo chuẩn kiến thức mới thì phần này được gộp lại khá đơn giản. Phần “Sự nghiệp văn học” cũng gộp từ hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám thành một phần chung - )

a. Những nét chính về cuộc đời con người:
- Con người giàu tình cảm, khao khát yêu thương
- Ảnh hưởng đậm tư tưởng và văn hóa phương Tây

>> Tham khảo thêm ở đây để lấy thêm dẫn chứng

b. Sự nghiệp văn học:
- Xuân Diệu là một tài năng về nhiều mặt
- Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tình yêu muôn sắc màu, cách tân về thi pháp bằng thế giới nội tâm sinh động đấy xuân tình, xuân sắc

>> Tham khảo: Bài văn ĐH đạt điểm 10:


Xuân Diệu (1916 –1985) – một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Đó là bước chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp lớn vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của nhà thơ qua thơ và văn xuôi.

Về lĩnh vực thơ ca, chúng ta có thể tìm hiểu qua hai giai đoạn chính : trước và sau Cách mạng Tháng Tám.

Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính : tập thơ “Thơ thơ (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là:

Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội vàng”, “Giục giã”).

Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa không gian vô tận (“Lời kĩ nữ”).

Nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh: lẽ sống vội vàng (“Vội vàng”).

Nỗi khát khao đến cháy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời (“Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai”).

Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới, nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người” (P. Eluya). Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt động và ông đã có thơ hay ngay trong giai đoạn đầu. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với “Ngọn quốc kỳ” (1945) và “Hội nghị non sông” (1946) với tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng.

Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu có nhiều biến chuyển trong tâm hồn và thơ ca. ý thức của cái Tôi công dân, của một nghệ sĩ, một trí thức yêu nước trước thực tế cuộc sống Đất nước đã đem đến cho ông những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Nhà thơ hăng say viết về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu: Tập “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng” (1967), tập “Hồn tôi đôi cánh” (1976)…

Từ những năm sáu mươi trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu lúc này không vơi cạn mà lại có những nguồn mạch, cảm hứng mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ ông hầu hết là những cuộc tình xa cách, cô đơn, chia ly, tan vỡ… nhưng sau cách mạng, tình yêu của hai con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ nữa mà đã có sự hòa điệu cùng mọi người. Tình cảm lứa đôi đã hòa quyện cùng tình yêu Tổ quốc. Xuân Diệu nhắc nhiều đến tình cảm thủy chung, gắn bó, hạnh phúc, sum vầy chứ không lẻ loi, đơn côi nữa (“Dấu nằm”, “Biển”, “Giọng nói”, “Đứng chờ em”).

Về lĩnh vực văn xuôi có thể nói Xuân Diệu quả thật tài tình. Bên cạnh tố chất thơ ca bẩm sinh như thế, Xuân Diệu còn rất thành công trong lĩnh vực văn xuôi. Các tác phẩm chính : “Trường ca” (1939) và “Phấn thông vàng” (1945). Các tác phẩm này được Xuân Diệu viết theo bút pháp lãng mạn nhưng đôi khi ngòi bút lại hướng sang chủ nghĩa hiện thực (“Cái hỏa lò”, “Tỏa nhị Kiều”).

Ngoài ra, Xuân Diệu còn rất tài tình trong việc phê bình Văn học, dịch thuật thơ nước ngoài. Các tác phẩm tiêu biểu: “Ký sự thăm nước Hung”, “Triều lên”, “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, “Dao có mài mới sắc”.

Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. Vũ Ngọc Phan từng nhận xét “Xuân Diệu là người đem nhiều cái mới nhất cho thơ ca hiện đại Việt Nam”. Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn (st)




2. Tác phẩm:

a. Bố cục:
- Ước muốn của nhà thơ
- Niềm vui trước cuộc sống trần thế
- Nỗi hoài nghi, chán chường trước sự xuôi chảy của thời gian
- Khát vọng của thi sĩ



b.Chủ đề <bổ sung sau>


c. Những dạng đề thường gặp:
- Quan niệm sống mới mẻ trong bài thơ Vội vàng
- Phân tích bức tranh thiên nhiên và cái tôi trữ tình của bài thơ
- Xuân Diệu là nhà thơ luôn khao kahst giao của với đời, với người, với tạo vật.
Phân tích “Vội vàng” để làm rõ điều đó
- Nỗi ám ảnh về sự xuôi chảy của thời gian
- Nhà nghiên cứu Hoài Thanh nhận xét " hồn thờ Xuân diệu là 1 nguồn sống rào rạc chưa từng có ở chốn non nước này, khi vui cũng như khi buồn, người điều nồng nàn tha thiế " anh, chị hay phân tích cái hay, cái đẹp trong bài thơ Vội Vàng và 1 số bài thơ khác của Xuân diệu đề làm sáng tỏ thêm nhận định trên

 
D

doigiaythuytinh

Vội vàng

*Những dẫn chứng có thể dùng trong quá trình làm bài:


- Đang ríu rít cả một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời say hoa trái (Xuân Diệu)

- Lá liễu dài như một nét mi (XD)

- Mi của ánh sáng thật dài (XD)

- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Hồ Xuân Hương)

- Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi (XD)

- Không ai tắm hai lần trên một dòng sông (Heraclit)

- Thời gian như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao (Nguyễn Công Trứ)

- Mau với chứ vội vàng lên với chứ (XD)

- Gấp đi em, mau đi em (XD)

-Anh muốn ôm cả đất
Anh muốn ôm cả trời”

- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lóe suốt trăm năm (XD)

- “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống” (Nguyễn Đăng Mạnh)


II. Các dạng đề:

1. Phân tích bài thơ:
Dàn ý
>>>Tham khảo:

Phân tích bài thơ 1
Phân tích bài thơ Vội vàng để chứng tỏ XD là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

--------

2. Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu

*Phân tích bài thơ để làm rõ quan niệm nhân sinh mới mẻ:


* Thiên nhiên đầy hương sắc
- Sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình tươi đẹp thể hiện qua các hình ảnh gợi cảm
- "Đồng nội xanh rì", "cành tơ phơ phất", "tuần tháng mật", "khúc tình si", ...
- Thế giới của hương sắc, thanh âm, nắng, gió... Cuộc sống đáng yêu quá nên thi nhân vội vàng muốn "tắt nắng", "buộc gió"

* Tuổi trẻ đẹp và đáng yêu
Câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu
~~> So sánh táo bạo, mới lạ, độc đáo.

* Cảm nhận của nhà thơ
- Về bi kịch thời gian
- Hình ảnh thiên nhiên đối kháng với con người "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời chật", "Xuân vẫn tuần hoàn"/"Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại", "Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi"
~~> Quan niệm thời gian XD khác với thơ truyền thống
+ Thơ xưa: thời gian tuần hoàn, theo chu kì, không mất. Tư tưởng vạn vật nhất thể, con người ung dung đứng ngoài thời gian. Mĩ học phi thời gian.
+ Còn XD, thời gian tuyến tính, trải dài, một đi không trở lại, con người hốt hoảng sợ ?mất? thời gian
ám ảnh bởi thời gian cướp đi tình yêu và tuổi trẻ, nên XD thấy thiên nhiên cũng bị triệt tiêu cái chất vui tự nhiên vô tư của nó: tháng năm .. .rớm vị chia phôi ? sông núi... than thầm tiễn biệt ? gió xinh ... hờn vì... phải bay đi ? chim... dứt tiếng... sợ độ phai tàn.
- Câu thơ "Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..." nói lên sự não nuột , tuyệt vọng?

Tính nhân văn của trạng thái ám ảnh, đau thương bởi thời gian qua nhanh: Niềm yêu sống cuồng nhiệt, lòng ham đời vô biên bất tận. Chính vì thế mà XD chủ trương một lối sống vội vàng rất mới mẻ, một nhân sinh lành mạnh chưa gặp trong thơ trước đó

* Quan niệm sống vội vàng, cuồng nhiệt.
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi."
- Ám ảnh buồn đau, tưởng bài thơ kết thúc trong tuyệt vọng nhưng không, lại vang lên niềm giãi bày tình yêu cuồng nhiệt tột độ đối với cuộc sống
Tình yêu ấy đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp đầy sinh khí ở phần đầu bài thơ
- Những hình ảnh khoẻ khoắn nồng nàn diễn tả bằng các từ ngữ: ôm cả sự sống- riết mây đưa và gió lượn; say cánh bướm với tình yêu; thâu trong một cái hôn nhiều; chếnh choáng mùi thơm; đã đầy ánh sáng; no nê thanh sắc; ta muốn cắn vào ngươi.

~~> Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỉ , hưởng thụ tầm thường. Vội vàng là một tâm hồn yêu sống đến cuồng nhiệt, quý trọng tình yêu, tuổi trẻ. Đây là giá trị nhân bản của thơ XD

>> Tham khảo:


Quan niệm sống vội vàng của XD 1

Quan niệm sống vội vàng của XD 2

------

3. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới:


Cái nhìn mới mẻ của XD về thiên nhiên : Thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả con người ( lấy VD: truyện Kiều khi tả Vân , Kiều ), còn XD thì lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực mĩ học để miêu tả thiên nhiên : "ánh sáng chớp hàng mi"............hình ảnh"cặp môi gần".................

_Xuân Diệu nhìn thế giới qua sự tình tự . Dưới con mắt cuả XD , thiên nhiên là những cặp đôi đang bén duyên nhau , khao khát , tình tự với nhau..................

_Niềm hạnh phúc đc sống cuộc sống trần thế là ko thể phủ nhận , song có thể thấy , niềm hạnh phúc ấy ko đc trọn vẹn , bi kịch sự sống dồn tụ trong câu thơ , bi kịch này xuất phát từ quan niệm triết học về thời gian "Xuân đương tới ... cũng mất" . Đây là quan niệm chưa từng có trong cái nhìn truyền thống . Thời gian trong thời kì trung đại thường đc quan niệm là thời gian tuần hoàn , thời gian lặp lại tuần tự . Nhịp thời gian muôn đời ko đổi tạo nên thế quân bình nội tâm khiến con người ung dung , bình tĩnh đến chậm chạp . XD quan niệm thời gian là thời gian tuyến tính , 1 đi ko trở lại nên nó tự hủy diệt trong lẽ tồn vong ngắn ngủi của chính mình .........

_Có người nói , XD là nhà thơ của cảm xúc , cảm giác , có lẽ đây chính là 1 mih chứng bởi ko ai như XD , có thể nhạn ra mùi vị chia phôi trong thời gian , cũng ko ai nhạy cảm như XD , nghe thấy lời chào tiễn đưa ngày tháng trong đất trời ,thưởng thức thiên nhiên bằng các giác quan ................

=> Qua toàn bài , ta rút ra đc bài học , 1 quan niệm sống : hãy sống mãnh liệt , sôg' hết mình , tận dụng từng quãng thời gian của tuỏi trẻ để cống hiến , làm đẹp cho đời , ko sống hoài , sống phí .

==> Tóm lại , như 1 "bình thu hợp chí muôn phương" , XD đã cung cấp nguồn vật liệu mới để xây cao nền thi ca VN . XD đã lục tìm ,sáng chế nhiều từ mới , cách gieo vần mới , có giá trị gợi ý , gợi cảm rất mạnh mẽ .

>> Tham khảo:

Tại sao nói:"XD là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"

------

4. Những dạng đề khác:

Quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu trước CM Tháng Tám
Bài viết về nhà thơ Xuân Diệu
 
D

doigiaythuytinh

B. TRÀNG GIANG

I/Kiến thức cơ bản:

1.Tác giả:

-Nhà thơ tiêu biểu của thơ ca lãng mạn

-Sinh ra và lớn lên ở vùng quê sông nước-> Điều này in đậm dấu ấn trong thơ của ông, cảm xúc không gian

-Hồn thơ thấm đẫm mối sầu thiên cổ: “Chàng Huy Cận xưa kia hay sầu lắm”

-Tập thơ đầu tay : “Lửa thiêng


>> Tham khảo:

Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều.

- Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo; cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm.

- Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều, đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy nở.

Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền thống văn hóa của gia đình, quê hương:

Tôi sinh ra ở miền sơn cước
Có núi làm xương cốt tháng ngày
Ðất bãi tơi làm da thịt mát
Gió sông như những mảnh hồn bay

- Học chữ Hán với bố và học đến lớp tư ở quê. Từ lớp năm đến hết tú tài toàn phần: học ở Huế. Kết bạn với Xuân Diệu từ 1936. Năm 1939, ra Hà Nội học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt Minh.

- Cách mạng tháng Tám thành công, giữ chức Bộ trưởng Canh Nông trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 5 đến tháng 11- 1946: Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Trong kháng chiến chống Pháp: Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh Tế. Từ 1955, chuyển sang công tacï lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa. Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. Hiện nay, Huy Cận là Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

- Ngoài những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước, Huy Cận còn là nhà hoạt động quốc tế năng động với nhiều đóng góp lớn. Ông từng là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập (02-1962), đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba (01-1968), Ủy viên Hội đồng chấp hành Unesco (1978-1983), Ủy viên Hội đồng cao cấp các nước nói tiếng Pháp. (st)

* Phong cách thơ Huy Cận:

-Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe được từ những biểu hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong vũ trụ vô cùng vô tận

-Hồn thơ Huy Cận luôn vận động giữa nhiều đối cực: vũ trụ-cuộc đời, sự sống-cái chết, nỗi buồn-niềm vui, hiện thực-lãng mạn.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới




* Cái tôi trữ tình của Huy Cận
 
Top Bottom