Văn 7 Văn nghị luận

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Em tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".

2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Thương" là trạng thái cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó là thứ cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người trong cuộc sống.
- Thương người : "người" ở đây được hiểu là người khác, không phải là mình; "thương người" nghĩa là bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu được, cảm thông được và chia sẻ, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người khác.
- Từ "như" biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về một mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc.
- Thương thân: "thân" ở đây là thân mình; "thương thân" chính là thương bản thân mình.
=> "Thương người như thể thương thân": Câu tục ngữ này ý nói thương bản thân mình như thế nào, hiểu nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì cũng phải đồng cảm, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau của người khác như vậy.
b) Tại sao phải "Thương người như thể thương thân"?
- Vì mỗi con người là một cá thể không thể tách rời cộng đồng. (Ví dụ: Tình làng nghĩa xóm thể hiện ở chỗ khi có một gia đình không may gặp một chuyện gì đó cần giúp đỡ, chúng ta cần quan tâm, chia sẻ và có thể giúp đỡ họ dựa trên khả năng của bản thân.)
- Hơn nữa, chúng ta cùng chung một lãnh thổ, một quốc giá với 54 dân tộc cùng chung một màu da, chúng ta giúp đỡ, yêu thương nhau là chuyện đương nhiên và nên làm (Lấy ví dụ chứng minh).
c) Đánh giá chung về câu tục ngữ
- Nhắn nhủ mỗi con người cần có tấm lòng bao dung, biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu những người quanh mình.
- Thông điệp về tình thân bác ái trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
- Phê phán những người ích kỉ, lạnh lùng, dửng dung trước những khó khăn, nỗi khổ của người xung quanh.

3. Kết bài
- Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.

Nguồn: sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Từ Lê Thảo Vy

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Kho tàng ca dao, tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói hay về truyền thống đạo đức của dân tộc, một trong số đó phải kể đến truyền thống nhân ái, yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là biểu hiện rất rõ cho nét đẹp đó.
Trước hết, ta cần hiểu "Thương người như thể thương thân" nghĩa là như thế nào?. "Thương" là cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay có thể là sự chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó phải là thứ tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người, người với muôn loài, muôn vật.... "Thương người" ở đây có nghĩa là dành tình cảm cho người khác, không phải là mình và phải bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ người khác. "Thương thân" chính là sự quý trọng bản thân mình, từ "như" đã biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là lời khuyên nhủ mỗi người đối xử tốt với bản thân mình như thế nào, hiểu được nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì mình sẽ đồng cảm, sẻ chia với người khác như vậy.
Một câu tục ngữ quen thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với ý nghĩa giáo dục rất lớn. Không chỉ yêu thương bản thân mình mà hãy quan tâm đến những người bên cạnh ta bằng những tình cảm chân thành và giản dị nhất. Mỗi người chúng ta đều được cha mẹ sinh ra và trao cho một số phận, được làm người là điều vô cùng may mắn, cho dù số phận của mỗi người đều không giống nhau: Có người được tạo hóa ban tặng dung nhan xinh đẹp, có người lại có những khiếm khuyết trên cơ thể, có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu sang, nhưng có những người sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh,... Tuy vậy, dù cho ta có gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải yêu thương và trân trọng bản thân mình bởi nếu không tự yêu bản thân mình thì sao ta có thể yêu thương người khác được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với ta, đôi khi ta cũng gặp niềm vui, nỗi buồn, có lúc ta khỏe mạnh nhưng cũng có lúc ta đau ốm, buồn bã, cũng có thể ta đang gặp phải một chuyện gì đó không vui hay đau ốm, bệnh tật... Những lúc đó không có người thân bên cạnh hay không có ai quan tâm, chia sẻ cùng thì chắc chắn ta sẽ rất buồn phiền, ta sẽ thấy tủi thân, cô đơn, lo lắng, ta sẽ tự thấy thương cho chính mình.
Thương bản thân mình là vậy, liệu rằng khi ta vô tình bắt gặp một hoàn cảnh như gặp chính mình trong đó thì ta sẽ thế nào? Liệu ta có đồng cảm với họ hay ta quay mặt thờ ơ như không biết, thậm chí còn dè bỉu coi khinh? Đó còn phụ thuộc vào tình cách, vào sự nhận thức ở mỗi người. "Thương người" ở đây được hiểu là khi ta bắt gặp một ai đó khi nhìn thấy họ nghèo khó, rách rưới hay những cụ già chống gậy đi ăn xin, những em bé trời lạnh không có quần áo mặc hoặc những người bệnh tật không có người thân chăm sóc, không có tiền chạy chữa thuốc thang hay những vùng miền hằng năm gánh chịu lũ lụt, thiên tai... Trước những hình ảnh xúc động đó, trái tim ta rung động bởi sự thương xót, thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ của họ. Tình thương ấy có thể chỉ là những hành động chia sẻ, động viên bằng tinh thần nhưng cũng có thể là những đóng góp bằng vật chất dù ít hay nhiều vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là một hành động ý nghĩa, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của những người dân trong cùng một đất nước. Chẳng hạn như trên đường ta gặp một cụ già ăn xin, nếu có điều kiện thì ta giúp đỡ hoặc đi qua ta bắt gặp một em bé đang khóc không có người thân bên cạnh, ta có thể dừng xe hỏi han rồi đưa em bé đó vào phòng công an nơi gần nhất để mong tìm được người thân của mình. Những chương trình từ thiện hằng năm, những em bé kém may mắn bị mắc bệnh hiểm nghèo hay những vùng miền bị thiên tai lũ lụt cần lắm những tấm lòng hảo tâm, đó chính là tình người với nhau. Mình thương bản thân mình như thế nào thì hãy đồng cảm và sẻ chia với người khác như thế đó, đó cũng chính là thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm vào câu tục ngữ.

Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ có giá trị nhân văn sâu sắc và đúng đắn ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước, có như vậy mới tạo dựng được các mối quan hệ xã hội và làm cho xã hội ngày một phát triển hơn toàn diện hơn, đồng đều hơn.
 
Top Bottom