Văn Văn nghị luận

candyiukeo2606

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng bảy 2015
671
754
294
20
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ sau:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
Đề 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong khổ thơ (khổ thơ ở đề 1)
Đề 3: Trình bày sự thành công của Vũ Đình Liên trong việc khắc họa hình ảnh ông đồ trong khổ thơ (khổ thơ ở đề 1)
Câu hỏi:
- Nêu sự giống nhau và khác nhau ở 3 đề trên?
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài thứ 3
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ sau:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"

E tham khảo ^^
Đề 1:
Đó là những vần thơ ngũ ngôn bình dị, chẳng một chút đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm bề sâu, ngập tràn xúc cảm, đã làm lay động trái tim, khơi gợi niềm thương từ biết bao thế hệ. Khổ thơ bốn, có lẽ là một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong thi phẩm này- một khổ thơ lê thê nỗi buồn, lắng đọng niềm thương tiếc "trích khổ gần cuối ra" b-(
Vẫn góc phố ấy, vẫn con người ấy, vẫn tờ giấy đỏ, vẫn nghiên mực đầy, chỉ có điều, những con người chuộng chữ, những con người mặn mà với nét chữ phượng múa uyển chuyển thiêng liêng giờ đã chẳng còn nhiều, góc phố vắng hoe, công việc cầm chừng, khung cảnh buồn hiu và cô quạnh, ông đồ thì "vẫn" ngồi đấy, kiên trì và nhẫn nại đến lạ thường, ông tưởng như đang ở một thế giới khác, cách biệt với thực tại, chẳng khác một cái thể lạc lõng đang loãng dần vào không gian, đáng thương khôn xiết. Nỗi buồn lê thê của kẻ mang sầu vỡ òa ra không gian, thấm vào lá vàng rơi, quyện vào mưa lạnh buốt, câu thơ thấm nỗi buồn bâng khuâng, tiếngmuwa rơi trong chữ mà vang vọng tới tận đáy lòng
Thời gian đi những bước tuần hoàn : năm trước đào nở, năm nay đào cũng chẳng tàn dù cho nhân vật trữ tình đã bước vào cõi bằng an, cõi bằng an ở đây, phải chăng là cái miền quên lãng. Chi tiết cuối hoàn thiện nốt một họa phẩm buồn(mỗi năm.lại thấy, mỗi năm mỗi vắng....lại nở ) đồng thời cũng là điểm cuối của vòng tròn tạo hóa : thịnh suy - huy hoàng- vang bóng) Đọc mà bỗng nhớ một vần thơ Thôi Hiệu cổ
" Hoa đào năm ngoái còn cười gióddooong "
Từ nay, hinbfh ảnh ông đồ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng bên góc đường nhộn nhịp. Câu thơ cuối như lời tự vấn ngậm ngùi, tràn ngập niềm thương cảm sâu sa. Chữ "hồn" là một cách gọi rất Viêt , gợi đúng những cái đã qua nhưng còn lại mãi, hồn là bất tử, văn hóa chỉ có thăng trầm mà không có mất đi , câu thơ đã chạm vào dòng tâm linh giống nòi nên tha thiết mãi (cái này cô cho chép b-( )
* có người nói, khổ thơ cuối thể hiện bi kịch lớn nhất của ông đồ : đó là ông chịu chết khi còn sống và chỉ chết khi không còn còn chỗ sống, ông không thể chấp nhận thực tại, không thể chấp nhận thực tại, cái vòng khắc nghiệt của tạo hóa...
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong khổ thơ (khổ thơ ở đề 1)
- Khi nền Nho học còn được coi trọng – ông đồ thường xuất hiện khi xuân về tết đến. Khổ thơ đầu gợi lại hình ảnh đã trở nên thân quen trong đời sống văn hóa của người Việt Nam trong hàng ngàn năm trước đây:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ xuất hiện mỗi khi xuân sang tết đến, cùng với hoa đào, mực tàu, giấy đỏ, ông góp mặt vào cái không khí đông vui, náo nhiệt của phố phường. Từ “mỗi năm”, “lại” đã nhấn mạnh sự quen thuộc dường như không thể thiếu của ông đồ mỗi dịp Tết đến. Ông viết câu đối thuê, viết chữ để bán, nghĩa là cung cấp một thứ hàng hóa mỗi gia đình cần sắm vào ngày tết theo phong tục. Thời thế thay đổi, không còn dạy chữ nữa, ông đồ chỉ biết kiếm sống bằng tài thư pháp của mình mà thôi.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 3: Trình bày sự thành công của Vũ Đình Liên trong việc khắc họa hình ảnh ông đồ trong khổ thơ (khổ thơ ở đề 1)
Câu hỏi:
- Nêu sự giống nhau và khác nhau ở 3 đề trên?
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài thứ 3

Chị cho em ý chính nhé ^^

+ Chữ dùng trong hai câu thơ đầu rất chính xác. “Bao nhiêu” nghĩa là rất nhiều, “tấm tắc” là luôn miệng khen ngợi. Người ta tìm đến ông đồ không chỉ để thuê viết, mua chữ mà còn để ngắm, chiêm ngưỡng, thưởng thức tài nghệ của ông đồ. Lúc này, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

+ Nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ cuối mang đến ấn tượng về vẻ đẹp trong nét chữ của ông đồ. Chữ Hán, chữ Nho qua bàn tay tài hoa của ông đồ đã trở nên đẹp, mềm mại, uyển chuyển, sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa và rắn rỏi, mạnh mẽ, khí phách như con rồng bay trong mây.

+ Mặc dù được mọi người trọng vọng song việc viết câu đối thuê và phải bán chữ đã là bước thất thể của người theo nghiệp khoa bảng. Niềm vui đắt khách, đắt hàng dù sao cũng che khỏa nỗi buồn từ trong sâu thẳm và dù sao thì ông đồ vẫn còn sống được, tồn tại được bằng nghề của mình.
 
Top Bottom