Văn văn nghị luận

phong kỳ

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tư 2017
48
20
54
20
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,M.Go-rơ-ki nói : "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới " . em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
2,Qua văn bản Nước Đại Việt ta em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào,tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
22
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
,M.Go-rơ-ki nói : "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới " . em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
Sách là người bạn không thể thiếu được của con người, nhất là đối với học sinh sinh viên. Ngày nay xã hội đã phát triển, con người đã có những cách tiếp cận khác nhau để đến với tri thức nhưng sách vẫn vô cùng quan trọng, chính vì những ý nghĩa đó của sách, nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Sách đưa đến cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, giúp chúng ta mở mang kiến thức và vốn hiểu biết theo từng ngày. Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống… Tùy vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống…

Với tất cả những kiến thức trong dân gian cũng như trong khoa học được ghi chép lại vào sách, khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ…

Khi chúng ta cầm cuốn sách trên tay, giở từng trang sách để đọc, chúng ta nhận thấy rằng, mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có…”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn. Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn…

Câu nói của nhà văn đã cho ta hiểu thêm về giá trị của việc đọc sách và tầm quan trọng của sách đối với đời sống như thế nào. Vấn đề quan trọng cần ở đây là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách đểtiếp thu những tri thức nhân loại, để tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đac-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích lũy những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉbằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.

Câu nói của nhà văn M.Gorki như một lời khẳng định về giá trị của việc đọc sách và cũng là lời khuyên con người nên chăm chỉ đọc sách hơn, đọc những điều có giá trị hơn để làm chủ vũ trụ rộng lớn bao la này.
 
  • Like
Reactions: phong kỳ

nguyenhunglx81@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
131
26
11
18
Hà Nội
Sách là người bạn không thể thiếu được của con người, nhất là đối với học sinh sinh viên. Ngày nay xã hội đã phát triển, con người đã có những cách tiếp cận khác nhau để đến với tri thức nhưng sách vẫn vô cùng quan trọng, chính vì những ý nghĩa đó của sách, nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Sách đưa đến cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, giúp chúng ta mở mang kiến thức và vốn hiểu biết theo từng ngày. Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống… Tùy vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống…

Với tất cả những kiến thức trong dân gian cũng như trong khoa học được ghi chép lại vào sách, khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ…

Khi chúng ta cầm cuốn sách trên tay, giở từng trang sách để đọc, chúng ta nhận thấy rằng, mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có…”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn. Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn…

Câu nói của nhà văn đã cho ta hiểu thêm về giá trị của việc đọc sách và tầm quan trọng của sách đối với đời sống như thế nào. Vấn đề quan trọng cần ở đây là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách đểtiếp thu những tri thức nhân loại, để tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đac-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích lũy những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉbằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.

Câu nói của nhà văn M.Gorki như một lời khẳng định về giá trị của việc đọc sách và cũng là lời khuyên con người nên chăm chỉ đọc sách hơn, đọc những điều có giá trị hơn để làm chủ vũ trụ rộng lớn bao la này.
hay quá chị ơi
 

Cherrykun28122003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2017
65
17
11
1.
Từ một cậu bé mồ côi, thất học,Alesei Peshkov đã vươn lên trở thành M.Gorki - nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kinh trọng vì một vốn hiểu biết văn hóa vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách.

Nói đến M.Gorki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động ghê gớm của sách đối với mình trong một lời phát biểu giản dị: "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới".

Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên.

Từ lâu con nguời đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thẩn bí trong những cái thần ki mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thế hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nũa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rõi, đã có những hình thức đầu tiên của sách. Sách là cái cần có của con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ, về con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhât của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con ngưòi ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng héo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tốc xích lại gần nhau.

Sách là thế, sách có sức mạnh như thế cho nên M.Gorki đã rất có lí khi nói "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học giúp hiểu biết về đời sống con ngưòi trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điếm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thông, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, nhưng niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiếu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi ngưòi có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ "mở rộng những chân trời mới" cho người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách Bruno, Galie về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Dacuyn về các giống loài không chi giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Secspia, của Diderro, Monteskier, của Mac, Angghen... thực sự đã giúp con ngưòi làm những cuộc cách mạng. Đọc Bangdac ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạ lùng của đồng tiền. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sông và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa cha ông ta từng đau khổ và ước mơ những gì... Thật không sao kể hết những chân trời" mà các trang sách đã mở rộng trước mắt ta. Có thể nói một tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều "mở rộng những chân trời mới".

Từ khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản, mọi vật dụng của con người, trong đó có sách, đều trở thành hàng hóa. Sách không chỉ là cái do con người viết ra cho ngưòi đọc, mà còn là một món hàng cho những ông chủ nhà in, chủ nhà xuất bản kiếm lời. Mục đích của những ông chủ ấy, nói chung, không phục vụ nhân loại mà để kiếm lợi nhuận, lợi nhuận tối đa. Vì thế, thị trường sách, không phải bao giờ cũng chỉ có những cuốn sách tốt thực sự phục vụ mục đích cao cả của con người, mà còn có rất nhiều những cuốn mục đích kiếm lời, đã gây tác hại không nhỏ cho con người.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luậ tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người ta hiểu rõ về số phận của mình để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một quyển sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Nó phải ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó phải khiến cho con người tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi người một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người ta phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Đọc nhũng cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống mang đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đặt cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những thị hiếu bản năng yếu hèn của con người.

Đọc nhũng cuốn sách như thế người đọc không những không tăng những hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuôn sách thế tâm hồn người đọc không những không hề mở rộng chân trời mà còn khô cằn vì những thú tính độc ác, những ưóc muốn tầm thường ích kỉ, những tình cảm bạc nhược đớn hèn. Sách có thể là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu, cũng có thể là một thứ ma túy, một thứ thuốc độc cực kì nguy hiểm.

Bởi vậy, từ câu nói của nhà văn vô sản Nga, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một công việc rất cần thiết, vừa rất thú vị vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách, là một điều không thể châp nhận được. Nhưng phải chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không để bị lôi cuốn bởi những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thực sự tốt, có ích.

Mặt khác, đọc sách không chỉ là một sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hóa được không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và mê đọc sách. Nhưng nếu xưa kia niềm vui ấy chỉ là đặc quyền của một số người rất nhỏ thì ngày nay

Niềm vui, là quyền lợi của cả những con người bé nhỏ bình thường. Sách vẫn tiếp tục phát huy tác dụng kì diệu của nó. Ta không thế hình dung một thế giới không có sách. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn.
 
  • Like
Reactions: hatsune miku##

Cherrykun28122003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2017
65
17
11
1,M.Go-rơ-ki nói : "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới " . em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
2,Qua văn bản Nước Đại Việt ta em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào,tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
 

Linh 2003

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng tám 2017
2
6
6
21
Phú Thọ
các bước triển khai luận điểm phần thân bài(3 kiểu bài)
-Nghị luận về maot hiện tượng đời sống
-Kb về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí
-NL về 1 vấn đề xã hội trong một tác phẩm văn học.mấy anh chị trả lời giúp em.em cần gấp
 
Top Bottom