Mọi người làm ơn giúp mik làm bài văn này với : Nêu suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội ( facebook, zalo, instagram,... ) của giới trẻ hiện nay .
1. Mở bài
- Một cuộc khảo sát đầu năm 2016 tiến hành trên các thanh niên nằm trong độ tuổi 18 – 25 tại Anh đã cho thấy 69% thanh niên ở quốc gia này cần Internet hơn cả ánh sáng, nước nóng, chế độ ăn uống lành mạnhvà chất lượng giấc ngủ. Tương tự như Internet, mạng xã hội phổ biến nhất Facebook cũng đang khẳng định vị trí quan trọng của mình trong đời sống của giới trẻ.
- Tuy nhiên, ở độ tuổi thanh thiếu niên, không phải ai cũng biết sử dụng Facebook một cách hợp lí, thậm chí gây ra những sự việc không mong muốn.
- “Người ta có thể đọc thông tin trên Facebook mà không biết đó là thực hay hư, là sai hay đúng, nhưng sẽ vô thức hùa theo đám đông để bình luận, "ném đá", thậm chí là chửi bới, lăng mạ người khác, để rồi sau đó là hậu quả ngoài đời thực không thể lường hết được”. Nhận định nêu trên đã đặt ra vấn đề lớn cần phải suy nghĩ : việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.
2. Thân bài
2.1. Giải thích Nhận định đã khái quát một số thực tế trong việc sử dụng mạng xã hội của người dùng Việt Nam mà bộ phận lớn là thanh thiếu niên hiện nay.
+ Không đánh giá được tính xác thực của thông tin: “không biết đó là thực hay là hư, là sai hay đúng”.
+ Bày tỏ ý kiến theo số đông: “hùa theo đám đông để bình luận”.
+ Mạng xã hội gây ra các hậu quả lớn: “hậu quả ngoài đời thực không lường trước được”.
2.2.
Thực trạng
- Facebook tiếp tục là mạng xã hội phổ biến cũng như kênh cung cấp thông tin quan trọng của giới trẻ tại Việt Nam.
+ Đầu năm 2016, trong 35 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam, có đến ¾ người dùng nằm trong độ tuổi từ 18 – 34.
+ Kho dữ liệu của Facebook phong phú, đa dạng với những thông tin cá nhân người dùng, tin tức về mọi mặt của xã hội dưới dạng các bài viết, hình ảnh, video,...
- Facebook chứa đựng không ít các thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát tán tràn lan.
+ Sự việc con băng bó cho người cha say rượu, mất kiểm soát bị hiểu nhầm là con đánh cha thừa sống thiếu chết ở Tứ Kỳ, Hải Dương.
+ Cam bọc ni lông để bảo quản lâu hơn theo lời đồn là cam tẩm hóa chất.
+ 4 lô cá Việt Nam bị EU trả lại được phóng đại thành EU từ chối nhập khẩu cá Việt Nam sau vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung.
2.3. Nguyên nhân
+ Mạng xã hội có vị trí quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ Việt Nam bởi khả năng giao tiếp – tương tác, tìm kiếm thông tin hiệu quả mà nó đem lại. + Tuy nhiên, mạng xã hội chưa có một cơ chế kiểm soát thông tin, dẫn đến việc các thông tin thật giả tồn tại song song, khó có thể phân biệt.
+ Thanh thiếu niên là nhóm người dùng có khả năng tiếp cận cao nhất với các thành tựu công nghệ như Facebook. + Giới trẻ chưa có đủ kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm để phân biệt các thông tin trên mạng xã hội.
2.4. Hậu quả
- Cá nhân: tình trạng lệch lạc về tư tưởng, nhận thức; sự hoang mang, hoài nghi về xã hội trước các thông tin thật giả trên Facebook; sự hiểu lầm gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bản thân.
- Xã hội: Khi các thông tin từ các nguồn không chính thống được chia sẻ trên mạng xã hội, những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.
+ Những mùa cam bội thu không thể đem về cho người nông dân lợi nhuận bởi những tin đồn cam tẩm hóa chất. + Những mẻ cá đầy thuyền trở về từ khơi xa cũng bị đánh đồng là nhiễm độc khiến đời sống của người ngư dân miền Trung đã lao đao lại càng thêm khốn đốn. + Nền nông nghiệp, kinh tế của một quốc gia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bài viết của một “anh hùng bàn phím” và những lượt like, share ồ ạt thiếu nghĩ suy.
2.5. Giải pháp
- Giáo dục, gia tăng nhận thức trong thanh thiếu niên về mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội hợp lí.
- Đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, gây bất an trong dư luận trên mạng xã hội.
- Giới trẻ cần tự trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình để hình thành khả năng phân tích trước các thông tin tràn lan trên mạng xã hội.
3. Kết bài
- Nhận định một lần nữa đã sắc bén, trực diện đặt ra vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.
- Người Việt trẻ cần chủ động chọn lọc thông tin, tri thức trên mạng xã hội để không trở thành “bầy cừu im lặng” trước những cái sai, cái xấu được lan truyền.