Văn nghị luận xã hội.

N

nhuquynhdat

Hai cách học trên là cách học mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức để tích lũy và nâng cao hiểu biết. Vì là học vẹt, học mà không tư duy cho nên không hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, vô bổ. Vì là học tủ, cho nên không nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện, phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, và trở thành những con người không trung thực. Việc “học tủ”, “học vẹt” không chỉ nguy hại cho bản thân mỗi học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử hỏi xem, một đất nước toàn bộ học sinh chỉ biết gian dối, học chống đối, không có kiến thức thực chất, thì phát triển ra sao? Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.

 
K

kimnguyen97

van de 2

truoc tien neu khai niem
-hoc la qua trinh tich luy tri thuc de hoan thien ban than
-hoc vet la hoc thuoc nhung khai niem, cong thuc, dinh li ma thuc chat chang hieu gi ve chung

-
hoc tu la hoc 1 phan kien thuc nho vi nghi se thi vao
nguyen nhan:
-chua hieu duoc tam quan trong cua viec hoc
-luoi bieng
tac hai
-hổng kien thuc >huy hoai tuong lai
-phụ công bo me thay co
bien phap
-hieu duoc vai tro, y nghia cua viec hoc >lua chon phuong phap hoc, bo tri thoi gian hop li
-gia dinh va nha truong can chu y, quan tam, giup do hoc sinh
cuoi cung nhan manh hoc vi ban than,gia dinh >xay dung dat nuoc
 
L

langtuphuongtay

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.

Thân bài:

* Nguyên nhân:

- Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu...

- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình...

- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.

* Thực trạng:

- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp (dc).

- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.

- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.

...

* Hậu quả:

- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ...

- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp.

- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém...

* Biện pháp:

- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc...

- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực.

- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình...

- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài...

* Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Kết bài:

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
nguồn: langsao.vn
 

Anh Anh Nguyễn

Giải nhì cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
13 Tháng năm 2017
11
10
16
22
Thái Bình
~ Vấn đề 2
* Mở bài : Học tập là cả 1 quá trình con người chắm chỉ tích cực để trau dồi tri thức . Nhưng muốn có tri thức cần phải có 1 phương pháp học tập đúng đắn . Thế nhưng hiện nay nạn học vẹt học tủ là 1 hiện tượng khá phổ biến trong học sinh . Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của chúng ta
* Thân bài : 1 Giải thích + Thực trạng
- Giải thích + Học vẹt là học như con vẹt . Vẹt là 1 loại chim có khả năng bắt chước tiếng người . Nhưng nó chỉ nhắc lại máy móc mà không hiểu nghĩa . Học vẹt là học thuộc lòng như cháo chảy nhưng không hiểu nội dung ý nghĩa
+ Học tủ là dự đoán về phần sẽ thi , sẽ kiểm tra mà chỉ học mỗi phần đấy
=> Cách nói ẩn dụ về 1 vấn nạn học sai phương pháp
- Biểu hiện : hiện nay học vẹt , học tủ xảy ra khá phổ biến trong học sinh , sinh viên . Cứ đến mỗi kỳ kiểm tra , thi đều quan tâm lớn nhất của rất nhiều bạn lại là học chỗ nào cho nó " trúng đề "
2 Tác hại của học vẹt học tủ : Học vẹt , học tủ gây ra nhiều tác hại đối với người học
- Với người học : + không nắm được bản chất của vấn đề nên không hiểu bài không vận dụng được kiến thức lý thuyết vào đời sống
+ Chóng quên
+ Chán nản trong học tập , kiến thức hổng mà kiến thức có mối quan hệ chặc chẽ với nhau . Học tủ sẽ không hiểu được toàn bộ vấn đề vì thế mà rất khó khăn khi tiếp cận và vận dụng kiến thức vào thực tế
- Với gia đình và xã hội : học vẹt , học tủ đang là mối lo của cả gia đình và xã hội , có khi kiếm được mảnh bằng nhưng kiến thức thực tế thì không có . Những người ấy sẽ là gánh nặng của xã hội .
3 Nguyên nhân
~ Khách quan : + kiến thức trong chương trình của học sinh quá nhiều , giáo dục kiến thức lí thuyết mà đôi khi không gắn liền thực tế
+ bệnh thành tích , lan rộng , xã hội quan trọng bắng cấp dẫn đến học vẹt , học tủ để qua được các kì thi mong sao có mảnh bằng để kiếm việc làm
- Chủ quan : ý thức của người học sinh + không xá định được mục đích và nhiệm vụ học tập
+ lười biếng không chịu trau dồi tri thức cho bản thân
4 Giải pháp
- Chương trình giáo dục nên giảm tải lí thuyết , gắn lí thuyết với thực tế cuộc sống
- Xã hội cần trong kiến thức thực tế
- Mỗi người học sinh cần xác định cho mình học để lấy kiến thức thực ế đê làm việc chứ không phải để lấy tấm bằng vô nghĩa
* Kết bài : Học vẹt , học tủ là 1 phương pháp học tập sai kiến người học không có kiến thức , kéo lùi sự phát triển của xã hội . Là người học sinh chúng ta phải nhận thức rõ về tác hại của lối học vẹt , học tủ này và nói không với cách học vẹt , học tủ để chúng ta thực sự có tri thức xây dựng đát nước trong tương lai
 
Top Bottom