văn nghị luân cơ bản [HELP ME]

V

vanhophb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ơi mình năm nay học 11 nhưng chẳng biết viết bài văn nghị luận văn học thế nào cả , cứ toàn nhầm phân tích, nghị luận với biểu cảm ( khi viết văn bài kiểm tra cũng thế chỉ biết làm theo ý mình thôi , ) nên khi đi thi chẳng lúc nào vượt qua 6, bây giờ ai giúp tớ với về cách làm 1 bài văn nghị luận , mở bài thế nào ( cần nêu những ý gì) , thân bài ra sao ( cần triển khai những ý gì , làm thế nào để vừa ngắn vừa đạt điểm cao) , kết luận nữa,
-- ngoài ra các bạn hãy giúp mình tìm về một số trường từ vựng
vd như về buồn ( mỗi khi đi thi bài nói về tâm trạng , là cứ chỉ biết viết là buồn với côn đơn là hết , nên bài văn lúc nào cũng khô khan ) ( càng nhiều trường từ vựng càng tốt nha )
- mình muốn hỏi các bạn vì , các bạn có thể có những su nghĩ như mình , và nói cho mình nghe theo các các bạn , nên mình có thể dễ hiểu
--các bạn giúp mình nhé thứ 5 này mình có tiêt viêtts bài văn nghị luận rồi lo quá .mình cảm ơn rất nhiều
 
Last edited by a moderator:
V

vanhophb

chài , chẳng ai trả lời câu mình à , mình cũng thấy nhiều bạn posst câu hỏi lên ,nếu chỉ biết posst lên như vậy mình cũng có đề cụ thể , nhờ các bạn lập dàn ý luôn chẳng phải mất công viết nhiều làm gì, nhưng mình ,muốn tự mình làm, , đề tập làm văn cũng về ngất ngưởng đấy, nhưng chỉ biết dựa trên các cậu nói chẳng phải là ăn cắp chất xám sao, . tớ rất mong sự giúp đỡ
 
C

conu

Thực ra anh đã thấy câu hỏi này của em từ hôm trước, đã trả lời nhưng bị trục trặc nên mất bài, từ hôm đó đến nay vẫn chưa có thời gian để reply.
Rất hoan nghênh tinh thần học tập của em, nhiều bạn đặt câu hỏi trên diễn đàn ko có tính tự giác, và muốn ăn sẵn, nhưng em đã thực sự có ý thức mình học cho mình và mình học để lấy kiến thức chứ ko phải để trả bài và đối pho kiểm tra.
Về các kĩ năng, phương pháp viết văn nghị luận, em có thể vào đây tham khảo:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=23929

Nếu còn gì thắc mắc, cứ hỏi thêm, anh và mọi người sẽ giúp đỡ.
Về vấn đề vốn từ để diễn đạt trong quá trình viết văn, nó ko chỉ của riêng em mà của rất nhiều người, đôi khi chúng ta hay bị bí từ, thiếu từ để nói lên cái mình nghĩ, cái mình hiểu và cảm cho người khác thấy được và cũng hiểu, cũng cảm như mình. Nhiều khi ta cũng ko hiểu hết nghĩa của từ và ko biết vận dụng nó như thế nào.
Đây là 1 quá trình rèn luyện, tích luỹ trở thành kĩ năng, thành cái vốn của mình. Muốn vậy, em phải chịu khó đọc các tác phẩm văn học, đọc các bài phê bình, tiểu luận để bổ sung vốn từ cho mình, chịu khó sử dụng từ điển, có ý thức trau dồi và ghi nhớ để làm tăng vốn từ vựng. Cũng có những TH những từ bình thường, nhưng đặt vào văn cảnh đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng 1 cách đích đáng thì sẽ trở nên hay, giàu sức biểu cảm. (cần sự tinh tế), nhưng cũng tránh lạm dụng việc dùng từ, mà dùng phải đích đáng, phải hiểu được nghĩa của từ đó hãy dùng.
Tiếng Việt rất phong phú, lấy ví dụ của em, để nói về tâm trạng ko vui, cô đơn của con người có rất nhiều từ để lựa chọn: buồn, cô đơn, lạc lõng, cô quạnh, lẻ loi, trống vắng, trống trải, u uất, xót xa, đau đáu, đau đớn, tủi hổ, chua xót, rợn ngợp, đơn côi, bẽ bàng, chán chường, tủi phận, u uẩn, cay đắng, tuyệt vọng, âu sầu, u sầu, sầu muộn, ảo não, ẩn ức, ngậm ngùi, bùi ngùi, nỗi lòng, nỗi đau, bi thiết, canh cánh, bất lực, ngán ngẩm, chán ngán, cô liêu, chơ vơ, trơ trọi, phiền muộn, mòn mỏi...
Bên cạnh các từ còn có các cụm từ: chất ngất nỗi buồn, buồn vô bờ, buồn mơ hồ, đau đớn tột cùng, đau như cắt, mang nặng nỗi niềm, tan nát cõi lòng, cào xé tâm can, đau như xát muối, buồn thê thảm, nỗi niềm dấu vào trong...
Dùng thế nào là do mình, tuỳ từng văn cảnh, từng trường hợp mà sử dụng từ cho phù hợp theo từng cấp độ, sắc thái biểu cảm, mục đích diễn đạt khác nhau.
Ko có cách nào ngoài việc đọc nhiều và vận dụng có sáng tạo, đồng thời cũng cần 1 chút tinh tế, nhạy cảm ở em để viết được những câu văn hay, câu văn có hồn và những từ đắc địa.
Em cũng có thể vào đây tham khảo thêm:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=4236

Chúc em thành công! ;)
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Đây là 1 bài viết của thành viên lethanh87 đã post lên diễn đàn về vấn đề dùng từ trong bài làm văn nghị luận, anh trích lại để mọi người cùng xem lại và tham khảo.
2/ Dùng từ độc đáo: Trong một bài viết, cần phải có những từ "đích đáng", bắt trúng vấn đề cần diễn đạt. Viết một bài văn nghị luận cần phải có từ hay, rồi mới đến câu hay, đoạn hay, và cuối cùng là bài hay. Dùng từ là một trong những yếu tố tiên quyết để có cách diễn đạt hay. Sẽ rất chán cho người đọc khi cả một bài viết ko dùng được được một từ nào cho "trúng", cho hay, cho độc đáo. Những từ hay sẽ tạo được khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc. Một yếu tố của văn hay, văn ám ảnh, văn có sức hút là từ ngữ trong bài cứ "găm" vào tâm khảm người đọc, tựa như khi ta dùng đinh đóng một thanh gỗ lên bức tường. Từ ngữ linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được cái thần thái của sự vật, hiện tượng...làm cho người đọc khoái chá thấy mình khó có thể viết được như vậy phải thốt lên cảm phục: viết tài quá. Muốn thế người viết phải tích lũy một vốn ngôn từ phong phú, khi cần đến để đưa vào bài viết chỉ cần lẩy ra một phát là được ngay chứ ko phải ngồi vắt óc ra mà tìm từ để diễn đạt. Sau đây là một minh chứng tiêu biểu cho cách dùng từ độc đáo:
"Chương III "Tắt đèn" không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã mất hết tính người. Sinh vật lý trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, ko còn tia nước nguồn thương nào cả..."
"Hình ảnh rặng liễu trong bài "Đây mùa thu tới" của XDiệu như một thiếu nữ đài các kiêu sa, đẹp vẻ đẹp của một giai nhân mà buồn ảo não. Nhà thơ liên tưởng rặng liễu là người con gái với sóng tóc rủ xuống, buông dài mềm mại, tha thướt đang gội đầm đìa trong những giọt mưa đầu thu, tưởng chừng như những giọt lệ long lanh của nàng lã chã tuôn rơi đang khóc thương trong tang tóc..."
Từ độc đáo mang tính hai mặt, sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, đúng nghĩa, câu văn sẽ hay, sẽ có hình ảnh và diễn đạt hiệu quả vấn đề, gây được hiệu ứng thẩm mỹ, ngược lại sẽ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Đó là chưa kể nhiều học sinh ko hiểu đúng nghĩa của từ mà dùng bừa, dùng ẩu. Từ là vốn chung của cộng đồng, nhưng thực tế, ko phải ai cũng biết sử dụng, dùng đúng, dùng hay...Vì thế, trong quá trình học tập nên có sổ tay dùng từ, giải nghĩa những từ đặc biệt và cách sử dụng chúng (nhất là từ Hán-Việt như: băng hoại, khuyến thiện, bi thiết, đọa lạc, lưu niên, chân, thiện, mỹ, linh điểu, tịch dương...hoặc từ thuần Việt như: thao thiết, đau đáu, rợn ngợp ,váng đọng, gùn ghè...ko phải ai cũng sử dụng được), cũng nên đọc nhiều sách để bổ sung thêm cho vốn từ ngữ.....
 
Top Bottom