[ văn nghị luận 10] bài văn đạt 8,5 điểm

P

phnglan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài văn đạt 8,5 điểm của bạn học sinh: NKL lớp 10A3 trường THPTQO với những lời khen gợi của cô giáo và lời phê là: - bài viết sâu sắc, dẫn chứng phong phú. Diễn đạt lưu loát.

Đề bài:

VƯỢT QUA MẶC CẢM TỰ TI

Trong tiểu đội nọ, có một người lính bị tàn tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều anh chỉ buông một câu''Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu''

(Hạt giống tâm hồn- NXB tổng hợp- TPHCM)

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì?

BÀI LÀM

Trên đời này, không có ai là hoàn hảo. Mỗi người đều có những khuyết điểm của mình. Dù là lớn, là nhỏ, là về ngoại hình hay tâm lí, sức khỏe hay hoàn cảnh,...những khiếm khuyết đó đều vô hình chung tạo ra cho con người ta cái cảm giác tự ti, khiến người ta thu mình trong một cái vỏ ốc tách biệt với xã hội. Và đặc biệt là với những người tàn tật họ lại càng thấy mặc cảm về bản thân hơn, khiến họ nảy sinh tâm lí chán ghét với mọi thứ, nhất là về bản thân. Nhưng, cũng có những người là vượt qua cái cảm giác đó, để hòa mình vào với xã hội, giống như ngưòi lính trong câu chuyện của chúng ta.
Người lính- nhân vật chính của câu chuyện , bị tàn tật ở chân. Trong khi những người khác phục vụ trong quân đội đều là những người khỏe mạnh, thì anh lại mang thương tật bên mình. Điều này khiến anh bỗng trở nên khác người, và sự khác người đó chỉ mang lại cho anh những tiếng trêu ghẹo của đồng đội. Có người không ác ý, cũng có người có ý khinh thường. Đối mặt với tất cả câu chuyện đó, anh bình thản buông một câu''Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu''. Chỉ một câu nói ngắn gọn, người lính này đã thể hiện sụ tự tin mạnh mẽ vào bản thân. Trên tất cả, anh đã cho mọi người thấy, rằng anh chẳng chút tự ti nào về cái chân khiếm khuyết nào của mình. Vì trên chiến trường, công việc của một người lính chính là cầm súng để chiến đấu, chứ không phải là thi chạy. Anh tin rằng mình vẫn có thể hoàn thành tốt công việc của mình, có thể đóng góp sức lực vào việc bảo vệ tổ quốc. Đó chính là điều mà câu chuyện muốn truyền tải tới tất cả những người đọc. Ý nghĩa của nó cũng rất ngắn gọn: vượt qua mặc cảm tự ti. Những gì anh lính làm đã thể hiện tinh thần vượt qua mặc cảm về thiếu xót trên thân thể, để trở thành người có ích cho xã hội. Điều này quả thực không dễ, vì tự ti là cảm giác mà ai cũng mắc phải, giống như một ngọn núi cao không thấy đỉnh trong ''tâm'' mỗi người, mà bóng của nó lại phủ kín lên trái tim người đó. Không thể vượt qua được nó, con người sẽ mãi chìm trong bóng tối mà nó tạo ra. Khuyết tật ở chân như anh lính, hay tàn tật ở tay, ở mắt, hay trên khuôn mặt,.. hoặc cũng có thể chỉ vì gương mặt không đẹp, ngoại hình không cân đối...tất cả đều có thể trở thành nỗi tự ti trong lòng của mỗi người, khiến họ mặc cảm với không chỉ xã hội , mà còn với cả gia đình, với người thân của mình. Đeo trên lưng hai chữ ''tàn phế'' họ thu mình lại trong một góc tối của tâm hồn, tự mình gặm nhấm nỗi đau khổ của bản thân. Rất nhiều người cũng vì thế mà mắc thèm các loại bệnh tâm lí như trầm cảm, tự biến mình thành một phế nhân. Biết được tự ti có hại thế nào, nhưng không phải ai cũng vuợt qua được ngọn núi đó để đến với thế giới đầy ánh sáng bên ngoài. Để thoát khỏi nỗi mặc cảm, một người cần phải có được nghị lực phi thường, có mong ước tha thiết được trở thành một người có ích. Điều đó sẽ đến nếu họ có được một mục tiêu, một ước mơ rõ ràng cho mình. Điều đó sẽ thôi thúc họ nỗ lực hơn để vượt qua bản thân, đạt được điều mình mong muốn. Đã có rất nhiều người trở thành tấm gương sáng, thậm chí là pho tượng đài của cả thế giới, để lại tên mình trong lịch sử, không những là người ''tàn mà không phế'', mà còn vượt qua cả những người đầy đủ về sức khỏe, thân hình. Điển hình như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, người được học sinh nhớ đến nhiều nhất, nhà giáo ưu tú, một tấm gương cho toàn thể lớp trẻ noi theo. Là người tàn tật cả hai tay, thầy đã sử dụng đôi chân của mình như một cánh tay đắc lực cho ý chí kiên cường của bản thân, bước từng bước trên con đường học vấn để trở thanh một thầy giáo vĩ đại như hiện nay. Hay như Bethoven, nhà soạn nhạc thiên tài, một tượng đài trong lịch sử âm nhạc của thế giới. Con người vĩ đại này cũng đã vượt qua tàn tật của mình, trở thành huyền thoại âm nhạc. Hoặc gần đây nhất, Nick, anh chàng nổi tiếng thực hiện công cuộc đi vòng quanh thế giới, sử dụng tài hùng biện khơi dậy niềm tin cho mỗi con người, trong khi anh tàn tật cả chân lẫn tay, không chỉ có nghị lực vực dậy bản thân, anh còn thắp lên ánh sáng hi vọng cho hàng ngàn con tim chìm trong bóng tối của những người đang mặc cảm tự ti, dẫn lối họ đến nơi có ánh sáng. Bởi lẽ, một người muốn vượt qua mặc cảm về bản thân, không thể chỉ dựa vào nghị lực của bản thân, vì con người ai cũng có phút yếu đuối, tuyệt vọng về bản thân. Những lúc như vậy, họ cần nhất là một bàn tay thật ấp áp, thật mạnh mẽ, kéo họ dậy bước tiếp trên con đường của mình. Có lẽ không mới ai còn nhớ, nhưng đằng sau những huyền thoại luôn có bóng dáng cổ vũ của người thân. Thầy Nguyễn Ngọc Kí, trong những ngày chán nản khi mới đi học, cô giáo của thầy đã không quản công sức, thuyết phục cậu học trò nhỏ của mình tiếp tục đi học. Hay như Bethoven, khi còn nhỏ chính cha của ông đã tập cho ông những bản nhạc đầu tiên. Còn Helen Kylor - người phụ nữ nổi tiếng về tài hùng biện, người đã đi thuyết giáo khắp nơi về hòa bình trong thời kì thế chiến. Người từ nhỏ đã vì một cơn bệnh mà mất khả năng nghe- nói- nhìn. Tưởng chừng người như vậy là không còn hi vọng gì, nhưng chính cô giáo gia sư kiêm bảo mẫu của cô đã dạy cô mọi thứ. Học đọc chữ nổi, học viết, và thậm chí còn giúp cô nói trở lại. Bà đã theo chân cô, từng bước giúp đỡ cô đi lên đại học nổi tiếng của Mĩ- Harvart, giúp cô tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, theo chân cô đến từng buổi thuyết trình, đến tận khi mà tạ thế. Hê- len- ki- lơ tạo lên kì tích nhờ bàn tay chăm sóc của cô giáo mình, trở thành một rong mười danh nhân thế giới, là người mà em nguỡng mộ nhất, người đã khiến em khóc khi đọc về bà lần đầu tiên. Hê- len- Ki- lơ đã khiến em có cảm nhận sâu sắc về sự nghị lực vượt qua mặc cảm tự ti, hoàn thành từng ước mơ của mình, thậm chí còn góp công lớn trong lịch sử thế giới. Bà đã cho em một bài học bổ ích về sự tự tin về bản thân với câu chuyện đời của bà, rằng sự thành công chỉ đến với những người nỗ lực nhất dù người đó có tàn tật, có khiếm khuyết, nhưng mỗi người đều có thể đạt được ước mơ, nếu có một ngọn lửa trong tim của hi vọng và một bàn tay để giữ lửa.
Vượt qua mặc cảm tự ti- một điều thật ý nghĩa mà em đã học được qua câu chuyện và những người nổi tiếng của thế giới. Tàn tật không phải là khiếm khuyết, mà là nơi để ta nuôi dưỡng ý chí của bản thân.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Ủa sao lời phê của giáo viên khen như thế mà đc có 8,5 nhỉ ít ra cũng phải đc 9 trờ lên chứ_________________________
 

gaudepzai:>

Học sinh mới
5 Tháng chín 2023
1
0
1
15
Quảng Trị
bài này đáng lẽ phải được 9 trở lên chứ nhỉ? dẫn chứng cụ thể, lời văn cx hay
 
Top Bottom