Nguyễn Duy là nhà thơ trẻ, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Ông có rất nhiều bài thơ hay và nổi tiếng,trong đó có bài “Ánh trăng”.Bài thơ như lời tâm sự,lời nhắc nhở bản thân tác giả cũng như tất cả mọi người k đc quên 1 thời tình nghĩa thủy chung, đó k chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng đã qua trong mỗi đời ng.
Vầng trăng của tuổi thơ đã đc tác giả hòai niệm lại trong 2 câu khổ đầu :
“Hồi nhỏ sốgn với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Từ “với” đc lặp đi lặp lại 3 lần qua đó cho thấy 1 tuổi thơ đc đi nhiều nơi, nhiều chỗ của tác giả, ông còn là 1 ng rất may mắn khi có thể khám phá đc vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên.Ông đc ngắm trăng trên đồng quê, đc ngắm trăng trên bờ sôg và trên bãi bể, những kỉ niệm ấy thật đẹp và thật đáng nhớ.Nhưng lúc này vầng trăng chưa để lại dấu ấn gì nổi bật.Rồi đến khi lớn lên,ông lại đc trở thành ng lính sống trong rừng, cái thời máu lửa ấy,vầng trăng và ng lính trở thành “tri kỉ” của nhau,họ hiểu nhau, thân thiết với nhau,cung nhau chia sẽ niềm vui trong lần thắng trận,cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ để đấu tranh giành độc lập cho nc nhà.
Cốt cách trần trụi, hồn nhiên của ng chiến sĩ trong những năm tháng ở rừng đc thể hiện trong những câu thơ tiếp theo thật tự nhiên:
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ k bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Vầng trăng lúc này đã trở thành biểu tượng cho những năm tháng ấy, trở thành ng bạn thân và là “vầng trăng tình nghĩa”ngỡ như k bao giờ quên đc.Tuy gắn bó và thân thi với nhau nhưng “ngỡ” có nghĩa là có thể quên,khả năng chính xác là chưa cao và có thể nhà thơ sẽ quên những ngày tháng tươi đẹp đó, thế giới này k có j là chắc chắn và nhất là tình cảm của con ng luôn dễ thay đổi theo thời gian và hòan cảnh.
Lòng ng khó đóan đc,từ sauu kháng chiến thành công,đc về thành phố sinh, sống trong đô thị phồn hoa,quen với “ánh điện cửa gương”, sống trong cuộc sốg mới .Và “vầng trăng thành tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” ấy đã bị lãng quên , bị xem như “người dưng qua đường”.Cách so sánh thật thấm thía và làm chột dạ k ít ng :
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như ng dưng qua đường”
Vầng trăng đã đc nhân hóa,lặng lẽ qua đường nhe ng dưng, chẳng ai nhớ, chẳng ai hay.Giọng thơ thầm thì, thủ thỉ như lời tâm sự của chính tác giả với ng đọc ,ng nghe.Chất trữ tình trong bài thơ thật sâu lắng và chân thành
Một tình huống bất ngờ đã diễn ra trong khổ thơ thứ 4, con ng đã gặp lại trăng, một cuộc hội ngộ tình cờ mà chính nhà thơ cũng k ngờ tới :
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Các từ : “ thình lình,vội, đột ngột,” đã gợi tả hình thái đầy biểu cảm.Bất chợt điện mất , “ căn phòng buyn-đinh” trở nên tối om,lúc ấy nhà thơ đã mở cửa và bất ngờ gặp lại trăng.Chi tiế đó là chi tiết có ý nghĩa mang tính bước ngoặt , mở ra tâm trạng mới của nhà thơ, khiến nhà thơ nhớ về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Gặp trăng trong tình cảnh ấy đã tạo nên sự chuyển bíên mạnh mẽ trong cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ.
Người nhìn trăg rồi bâng khuâng suy nghĩ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Cái nhìn đối diện giữa ng và trăng thật áy náy và xót xa làm sao.Trong lòng ng cảm thấy như “có cái j rưng rưng” , “rưng rưng” ở đây là sắp khóc,là vì xúc động, nc mắt đang muốn trào ra.Bao kỉ niệm đẹp của 1 đời ng, sự gắn bó,chan hòa với vầng trăng xưa, với đồng, với sông, với bể lại ùa về trong tâm trí của con ng.Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và điệp ngữ, lời thơ bộc lộ chân thành, đầy biểu cảm.Ngôn ngữ, hình ảnh đi sâu vào lòng ng, tất cả là lời tâm sự thật chân thành và tha thiết.
Trong đọan thơ cuối,nhà thơ tập trung thể hịên bỉêu tượng vầng trăng và cũng như chiều sâu mang đậm tính tríêt lí của tác phẩm:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi ng vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trăng vẫn như xưa, vẫn tròn vành vạnh như cái quá khứ đẹp đẽ,vẫn thủy chung với ng.Vầng trăng cứ “ im phăg phắc” nhưng cái im lặng đó đã nói lên bao điều, nó mang tính nhắc nhở nghiêm khắc mà nhân hậu, bao dug.Cái “giật mình”của nhà thơ vì trăng quá đầy đặn tình nghĩa mà mình lại có lúc quên trăng,ông giật mình vì cái im lặng của trăng,vì ông đã quên đi quá khứ tươi đẹp, quên bè bn khi xưa.Con ng có thể vô tình và lãng quên nhưng thiên nhiên thì k, thiên nhiên vẫn luôn thủy chung và son sắc,nghĩ tình
Với giọng điệu tâm tình thật tự nhiên và cách sử dụng hình ảnh đầy biểu cảm,bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy nhe lời tâm sự của tác giả với đọc giả những sâu kín nhẩt của lòng mình.Thông qua hình tượng “ánh trăng” nhà thơ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta sống thì k đc quên đi quá khứ tốt đẹp, phải biết thủy chung, trọn vẹn,sống có nghĩ tình với đồng đội, quê hương, đất nước.Bài thơ đã củng cố thêm thái độ sống “uống nc nhớ nguồn” của dân tộc VN từ xưa tới nay.
bài này tớ làm lúc tớ mới tập viết văn nên có j mong bn sửa chữa và đóng góp ý
