viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi (chó, mèo, gà...)
giúp mình với
Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có một câu nói: "Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Hình ảnh con trâu là một trong nhưng hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.
Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã dược con người thuần hóa từ rất lâu. Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng như thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc. Ngoài ra, ở dưới cố chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng. Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen. Đó là về đặc điểm bên ngoài, về cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg. Đặc điểm sinh sản của trâu không có tỉ lệ cao như các loài khác, tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo được năng suất trong nông nghiệp. Khi nuôi trâu cái đến ba hay bốn tuổi thì có thể bắt đầu sinh sản. Mỗi lứa trâu mẹ sinh được một trâu con. Ở một số địa phương, trâu còn được gọi là nghé.
Trâu gần liền với cuộc sống của người nông dân, gắn liêền với các trò chơi dân gian hay trong lịch sử, trâu là một hình ảnh đẹp, nói lên tuổi thơ cua các vị anh hùng. Một hình ảnh về vị chiến sĩ nhỏ tuổi đã khắc sâu vào tâm trí người đời chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ai ai cũng từng một lần nhắc đến hình ảnh chú bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu chơi trò “cờ lau tập trận”. Khi lớn lên, chú bé đã dẹp loạn mười hai sứ quân, mang đến cuộc sống sung túc cho muôn dân, mang đến hoà bình cho đất nước Việt Nam ta. Con trâu còn được ông bà dùng để nêu ra những bài học kinh nghiệm quý báu hay những luân lí qua các câu ca cao như: “mất trâu mới chịu làm chuồng”, “đặt cái cày trước mũi con trâu’'... Bên cạnh đó, trâu còn được dùng để chỉ ra những hạng người xấu xa: “đầu trâu mặt ngựa”, “ngựa tìm ngựa, trâu tìm trâu”, hơn nữa là còn dùng để phê phán “lì như trâu”, “đàn gảy tai trâu”. Ọua các câu tục ngữ ấy đã cho ta thấy chỉ về vẻ ngoài xấu xí mà con người đã vội quên đi bao công lao của trâu trên ruộng đồng, đă gán ghép nó với bao nhiêu tội xấu.Thật tội nghiệp cho loài trâu cần mẫn, luôn chăm chỉ cày bừa. Hình ảnh con trâu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, từ các bác nông dân hay các em nhỏ đều thuộc bài ca dao ngộ nghĩnh “Thằng Bờm’'
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu”
Bài ca dao là hình ảnh giúp ta gợi nhớ về chú trâu mạnh mẽ, chăm chỉ. Bài ca dao dí dóm đã phần nào đưa trâu ngày một khắc sâu thêm trong tâm trí mỗi người dân. Ngoài ra, hình ảnh trâu còn được Bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ vào bức tranh ca cổ cùa mình. Nhà văn Giang Nam đã đưa trâu vào bài thư "Quê hương’’ của mình. Chính nhờ vào hình ảnh con trâu mà bài thơ đà trở nên đặc sắc để sáng tác ra một câu thơ “Trâu về lại xanh Thái Bình”. Bao đời nay, trâu đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam. Trâu cùng như một tiếng nói riêng cho sự cần cù, cần mẫn, trâu đã nói lên tính cách của người dân ta. Để có thể giúp trâu đạt năng suất cao trong việc cày bừa, ta nên có cách chăm sóc thật hợp lí: một tuần ta nên cho trâu nghỉ ngơi. Còn mỗi khi cày bừa xong, ta không nên cho trâu ăn liền mà cần phải cho trâu tắm rửa. nghỉ ngơi khoảng ba mươi phút. Vừa rồi là một số mẹo chăm sóc giúp trâu có thể khoẻ mạnh nhằm tăng năng suất hoạt động.
Ngày nay, dù ở một số nơi đã có máy cày nhưng trâu vẫn mãi là công cụ hữu ích cho ruộng đồng, cho việc cày bừa. Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày đi sau" là in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình. Trâu sẽ là sự hiện diện cho tính cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc đồng áng và trâu sẽ mãi là tiếng nói riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Nguồn :loigiaihay.com