Văn lớp 8

thuongthuong02

Học sinh
Thành viên
12 Tháng năm 2017
41
11
21
20
Cao Bằng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Chọn 1 trong 3 đề sau:
Đ1: Bà hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng, em vào vai bà lão để kể lại câu chuyện đó
Đề 2: Nếu là 1 người hàng xóm đc chứng kiến cái chết của lão Hạc, em hãy kể lại câu chuyện đó
Đề 3: quá trình giôn-xi trở về với cuộc sống là quá trình đầy khó khăn và có cả sự cống hiến, em hãy đóng vai nhân vật Xiu để kể về quá trình hồi phục đó.
Nếu có thể thì các bạn làm cả 3 đề đc k? nhất là đề 2 ý, nó hơi khó, mọi ng giúp mình nha! mình cảm ơn nhiều!
 

meisa1809

Học sinh
Thành viên
20 Tháng sáu 2014
10
3
21
Hà Nội
Đây là bài văn mình làm trên lớp, bài không hay lắm, cậu thông cảm nhé :D nhớ Thích cho mình nha :))
Đề 2
Bài làm
Trong suốt cuộc đời của tôi, có lẽ tôi không thể nào quên ngày hôm ấy. Đó là ngày định mệnh, cái ngày mà có lẽ đã để lại cho tội bao luyến tiếc cho số phận bi thống của một người đàn ông lam lũ và cũng chính là người hàng xóm của tôi.
Cách nhà tôi không xa, có lão Hạc, vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con, do nhà lão nghèo nên lỡ duyên con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, hoàn cảnh lão cũng khó khán lắm. Nhưng thú thật, tôi cũng không ưa gì lão. Tôi thấy lão cứ làm bộ làm tịch: nhà có vườn, có ruộng mà không bán để lấy tiền cho con trai lấy vợ, nó phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su thì có trách ai? Lão ở nhà một mình với con chó vàng, có tiền nhưng cũng không tiêu, không án đến một đồng. Lãi có tiền mà lão chịu khổ! Đúng là lão già lẩm cẩm! Tự lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ đâu! Vậy mà tôi thấy lão thân thiết với chồng tôi lắm. Hầu như hôm nào cũng sang nhà tôi, chồng laji còn đun nước rót trà cho lão nữa chứ, tôi thấy ấm ức lắm. Gia đình tôi cũng nghèo, cũng phải nuôi con chứ sướng gì? Tôi vốn là người phụ nữ quanh năm vất vả, một nắng hai sương. Chồng tôi lại là một ông giáo quèn. Cuộc sống nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi, nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Tiền kiếm được thì chả là bao, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống, mà chính con mình cũng đói thì lấy gì mà giúp lão đây?
Thế rồi một hôm nọ, tôi đang ngồi trong sân băm bèo cho lợn thì thấy lão Hạc ở ngoài cổng. Thấy tôi, lão e dè hỏi:
- Chào bà giáo ạ! Ông giáo có nhà không hả bà?
Thấy vậy, tôi cũng chỉ trả lời cho có lệ:
- Có, mời cụ vào nhà uống trà một lúc.
Đun nước pha trà xong xuôi, tôi vào sân làm nốt công việc của mình. Từ trong sân, tôi nghe thấy giọng của lão Hạc:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Nghe thế, chồng tôi ngạc nhiên lắm:
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bán xong!
Tôi ngạc nhiên lắm vì biết tin lão bán chó. Cả làng ai cũng biết lão quý nó lắm. Lão ăn gì nó cũng ăn nấy, lão cho ăn vào cái bát như một nhà giàu; rồi lão tắm, bắt rận cho nó. Đi làm việc về, lúc nào lão cũng nói chuyện với nó, và cả mắng yêu nó nữa. Tôi ngẩng đầu lên, thấy lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cuòi như mếu và đôi mắt lão đã ầng ậng nước, tôi thấy thương lão quá. Chồng tôi cũng xót xa lắm, rót một ly trà mời lão rồi hỏi tiếp:
- Thế nó cho bắt à?
Đột nhiên, giọng láo nghẹn đi. Hình như câu hỏi này đã vô tình chạm vào nỗi đau lão cố chôn vùi. Tôi thấy mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo sang một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc...
- Khốn nạn.... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế, chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi lỡ tâm lừa nó!
Nghe lão kể mà tôi thấy tội nghiệp quá. Tôi đứng dậy đi rửa tay rồi ngồi ghé với ông giáo, hỏi:
- Cụ yêu nó lắm cơ mà, sao lại bán thế?
Lão lấy tay lau đi nước mắt, giọng lão run run:
- Bà ạ! Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, bà giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn bổ rẻ cũng mất mấy hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích...
Bây giờ tôi đã hiểu vì sao lão lại bán chó và lão cũng không ăn, không tiêu vào một đồng nào của con. Hôm qua, tôi nghe chồng kể, vừa rồi trận ốm hai tháng mười tám ngày khiến lão yếu đi ghê lắm. Vì lão yếu nên không ai thuê làm, bão làm hoa màu nát sạch. Làng lại còn mất đi nghề kéo sợi nữa. Lão không có gì để ăn nên quyết định bán chó. Lão yêu con nên quyết định dành dụm tiền cho con. Tiền bòn mót hoa màu ở khu vườn và cả tiền bán chó nữa, lão đều tích cóp, không ăn phạm vào đồng nào để sau này con có chút vốn. Thì ra tôi đã hiểu lầm con người đáng quý. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ sở như thế sao? Cuộc đời thật bất công với những con người lương thiện. Một lúc sau, tôi thấy lão Hạc cười nhạt bảo:
- Thôi, tôi về đây, làm phiền ông giáo, bà giáo quá!
Thấy tôi, lão vẫn e dè vì biết tôi không ưa lão từ lâu. Tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ tiễn lão ra tận cửa. Hai vợ chồng tôi nhìn theo bóng dáng hao gầy, liêu xiêu của lão hút dần trên con đường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo. Tôi thấy thương lão quá!
Nhìn cảnh ngộ của lão Hạc, tôi chợt chạnh lòng xót xa cho số phận cực khổ mà người nông dân bây giờ phải âm thầm gánh chịu. Câu chuyện lão Hạc bán chõ mãi mãi in sâu trong tâm trí tôi. Có lẽ tôi không thể nào quên được hình ảnh người nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, yêu thương con - lão Hạc!
 
  • Like
Reactions: thuongthuong02

thuongthuong02

Học sinh
Thành viên
12 Tháng năm 2017
41
11
21
20
Cao Bằng
Ksao đâu hay mà, vậy cậu còn làm tiếp đc đề đấy k :> mai mình ktra r mà chả nghĩ đc gì hết hic :<
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Đề bài: Chọn 1 trong 3 đề sau:
Đ1: Bà hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng, em vào vai bà lão để kể lại câu chuyện đó
Đề 2: Nếu là 1 người hàng xóm đc chứng kiến cái chết của lão Hạc, em hãy kể lại câu chuyện đó
Đề 3: quá trình giôn-xi trở về với cuộc sống là quá trình đầy khó khăn và có cả sự cống hiến, em hãy đóng vai nhân vật Xiu để kể về quá trình hồi phục đó.
Nếu có thể thì các bạn làm cả 3 đề đc k? nhất là đề 2 ý, nó hơi khó, mọi ng giúp mình nha! mình cảm ơn nhiều!
Đ1:

upload_2017-10-19_21-7-31.png upload_2017-10-19_21-7-54.png upload_2017-10-19_21-8-39.png upload_2017-10-19_21-7-31.png upload_2017-10-19_21-7-54.png upload_2017-10-19_21-8-39.png
Đ2 :
Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Thứ. Ông giáo Thứ là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào... để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Ông giáo ngạc nhiên:
– Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là...?

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:
– Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ:
– Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Ông giáo vỗ an, an ủi lão:
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!

Lão Hạc cố gượng cười:
– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:
– Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!

Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:
– Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.

– Việc gì thế cụ?

– Chuyện là thế này, ông giáo ạ!

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:

– Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!

Lão Hạc vẫn năn nỉ:
– Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!

Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại:
– Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:
– Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!

– Vâng! Cụ lại nhà!

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má... sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”.

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.

Đ 3 :
Bệnh tình của Giôn-xi ngày càng nặng. Tôi và cụ Bơ-men hết sức lo lắng tìm mọi cách động viên, cố giữ cô ta lại với cuộc sống. Bởi Giôn-xi đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình từng ngày, từng giờ như sô" phận mong manh của chiếc lá thường xuân cuối cùng nơi cửa sổ cô nằm trong đêm mưa tuyết dữ dội.

Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:

- Kéo nó lên, em muốn nhìn!

Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuốicùng vẫn chưa rụng.

Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.

Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết sốphận của chiếc lá và cô gái sẽ sao đây?

Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng... thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Tôi thấy Giôn-xi nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:

- Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiư thân yêu? Có một cái gì đây đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muôn chết là một tội.

Cô nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:

- Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan - chị hãy đưa cho em một chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gốilại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.

Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:

- Chị Xiu thân yêu ơi! Một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Buổi chiều bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông chobiết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm được năm phần mười rồi. Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ - một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và kể lại cho Giôn-xi nghe
Tất cả nguon:net Hay hì nhớ like!
 

Attachments

  • upload_2017-10-19_21-10-15.png
    upload_2017-10-19_21-10-15.png
    224 KB · Đọc: 70
Top Bottom