[Văn lớp 5] Bài văn tả ông

L

laiduynghia

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Con mới viết bài văn tả Ông ngoại, các thầy cô xem và đánh giá giúp con. Con xin cám ơn.


Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
 
N

nicolat12

mình không biết tả ông, nhưng bạn có thể lấy văn tả mẹ của mình để tạo ra bài tả ông:

ở trong gia đình em, người em yêu quý nhất là mẹ. mẹ là người lo cho em từng miếng ăn giấc ngủ. tên mẹ là Ngọc Thắm.
năm nay, mẹ em ba mươi mốt tuổi. thân người thon thả. ở nhà mẹ thường mặc những bộ đồ bộ rất đẹp. khi đưa em đến trường, mẹ em thường mặt quần tây và áo thun rất hợp. mẹ em có làn da ngăm ngăm. mẹ có mái tóc dài và đen nhánh. Mẹ rất hay cười, những lúc đó mẹ lại để lộ hai hàm răng trắng như tráng men. Miệng của mẹ nhỏ, xinh.
Mẹ rất thương em và cũng không kém phần nghiêm khắc. mẹ rất hiếu thảo với cả ông bà ngoại và ông bà nội của em. Me sống rất chan hòa với mọi người trong khu phố.
Mẹ rất giỏi trong công việc nấu ăn. Mọi việc trong gia đình đều do một tay mẹ em quán xuyến. sáng sớm mẹ đã dậy để nấu điểm tâm cho bố con em cùng ăn. Ăn xong, mẹ chở em đến trường. khi em đã vào trường, mẹ lại đến chợ để mua thức ăn. Đến trưa, nấu ăn xong rồi, mẹ lại nhanh chóng đến trường để đón em về. chiều đến, mẹ lại làm công việc nhà như nấu cơm, quét nhà, lau nhà,… ngày nào cũng bận rộn như thế, nhưng mẹ vẫn dành thời gian học cùng em, chữ mẹ đẹp như cô giáo của em. Mẹ em rất hiền. vì vậy, mọi người trong khu phố đều rất quý mến mẹ em.
em rất yêu mẹ em. Em hứa sẽ luôn học giỏi, chăm ngoan để không phụ lòng me.
:D
Chúc bạn làm bài thật, thật tốt.
nhứ thanhk nha:)>-
 
B

bongmaquayphagiangho

mở bài hình như đang còn hơi kém thì phải nak
giông như là đang kể chuyện nak
 
V

vtq_nhc3006

Người ấy sống mãi trong lòng em

Hẳn trong tất cả chúng ta, ai ai cũng giữ cho mình những hình ảnh những kỉ niệm đẹp của 1 người nào đó trong sâu thẳm trái tim. Và tôi cũng vậy, dành tất cả trái tim mình, tôi khắc sâu hình ảnh đáng kính người mà tôi yêu thương nhất trong đại gia đình thân yêu của tôi- ông ngoại.



Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. 1 người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sận, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào ,mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, 1 bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến.



Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: "Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!" Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chung tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích



Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm,... Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng.



Có 1 kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là 1 giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. 1 buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, 1 buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy.

- Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? - Giọng ông dịu dàng

- Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha!

Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng vs chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi 1 món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao 2 hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của 1 đưa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói vs mẹ:

- Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông.

Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc.

Vậy mà....

Ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như 1 con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, k được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không cib2 ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa,...



Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: "Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành 1 con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước c/s"



Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của nggoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. "Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!" Nếu giờ đây có riêng cho mình 1 điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xáo tan bao nỗi nhọc nhằn trong c/s mà ngoại tôi- người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua
 
M

minhtuan250802

Hôm qua là sinh nhật ông nội tớ! Ông mất khi tớ vừa tròn 6 tháng tuổi! Ông mất khi tớ chưa kịp có những khái niệm hay nhận biết cụ thể về ông nhưng tớ luôn có những cảm giác rõ ràng về ông qua những chuyện kể của bà và mọi người trong gia đình.

Người ta nói “sống gửi thác về” và khi con người ta trở về với cát bụi thì người trần gian lấy ngày giỗ để tưởng nhớ họ... Nhưng gia đình tớ hơi khác một chút, ngày giỗ đã đành nhưng vào ngày sinh nhật của ông bà, hay bác tuy đã mất rồi nhưng cả nhà đều làm gì đó để tưởng nhớ.

Nếu ông còn sống thì lần này là ngày sinh thứ 98 của ông, bố mẹ sửa lễ, còn tớ đi làm thật sớm để mua hai chục sen thắp hương bàn thờ ông bà. Tớ cũng không biết có phải ông nội thích hoa sen hay không, nhưng một năm trước khi bà mất, vào ngày giỗ ông bà đã nhất định nói tớ phải tìm mua bằng được chục sen trắng thắp hương ông... Tớ nhớ điều đó và hôm qua dậy thật sớm, mua hai chục sen mang về nhà rồi mới vòng xe đi làm. Sáng sớm nay tớ nghe tiếng bố mẹ trò chuyện trên tầng 4, khen rằng tớ mua sen đẹp quá, những cánh sen trên bàn thờ ông bà đã xòe cánh và tỏa ngát hương... Tớ biết bố mẹ tớ đang rất vui...

Ông ngoại mất trước khi tớ ra đời 10 năm, ông nội mất khi tớ được nửa tuổi… Ông ngoại là thầy giáo, còn ông nội là nhà ngoại giao, đôi khi tớ ao ước lắm lắm rằng tuổi thơ của mình có cả hai người ông dạy bảo. Tớ không có những phút được ông đưa đi chơi, được ông dạy cho mọi điều trong cuộc sống. Tớ thèm cảm giác được có ông. Có ông sẽ tuyệt thế nào nhỉ? Bố mẹ cả ngày bận rộn với công việc, bà có thời gian trông nom các cháu nhưng có những phút bận cơm nước, anh chị em có lúc còn phải học... vậy là trong gia đình đương nhiên ông sẽ là người có nhiều thời gian nhất để “thủ thỉ” với cháu rồi.

Và thế là tớ thích tưởng tượng cảnh nếu từ nhỏ tớ còn cả ông nội và ông ngoại, tớ sẽ hỏi ông những điều gì, ông sẽ trả lời tớ ra sao.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông ngồi trên chiếc ghế sắt Liên Xô ở hiên nhà và đọc tờ báo Nhân Dân.

Tớ thích tưởng tượng cảnh chiều chiều ông dạy tớ học bài, cho tớ đi Bách Thảo và nói cho tớ tên của từng loại cây.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông bà hàng chiều dắt tay nhau sang nhà các con cháu chơi và trở về vào đúng giờ cơm tối...

Hồi học cấp I, có lần tớ phải ở nhà một mình, tớ rất sợ, và bạn có biết tớ đã làm gì không? Tớ nhìn lên bàn thờ ông, và nghĩ rằng, đừng sợ, vì ông luôn ở bên cạnh mình! Thấy bạn bè có ông đưa đi học, ông kể cho bao nhiêu chuyện, dậy bao nhiêu điều thú vị... tớ ghen tỵ lắm. Tớ có bà, điều đó đã là hạnh phúc hơn bao nhiêu người rồi, bà chăm sóc tớ từ nhỏ, bà dậy tớ rất nhiều điều, nhưng vẫn khác lắm nếu tớ còn ông...

Trong cảm nhận và tưởng tượng của tớ, ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, ông là người yêu nước, là người chịu hy sinh, là người chồng tình cảm, là người cha tận tụy với 9 người con, người bố chồng luôn tâm lý với cô con dâu là mẹ tớ, là người ông cực nghiêm khắc với các anh chị tớ... Ông không nói nhiều, ông cười rất hiền, và ông biết không, ánh mắt ông trong tấm ảnh trên bàn thờ đã tiếp sức cho tớ rất nhiều!


Gia đình tôi năm 1985 - hình ảnh: theo blog Chit
Các anh chị em nhà tớ chưa bao giờ chán nghe chuyện tình những năm đầu thế kỷ XX của ông bà. ( Ông bà tớ là phù dâu và phù rể trong một đám cưới, và hôm đám cưới người bạn ông bà, có một tiếng sét yêu đã đánh đoàng một cái... thế là sau này có bọn tớ đấy)... Và ông bà, luôn là hình mẫu đẹp để chúng tớ hướng tới.

Tớ không bao giờ quên câu chuyện cái tên của tớ được ông đặt giữa những Mai Anh, Ngọc Anh... làm bà và bố mẹ đau đầu vì lựa chọn, và ông đã “thắng” cả nhà với cái tên theo tớ suốt cuộc đời đấy!

Tớ không bao giờ quên chuyện kể vào ngày đầy tháng tớ, ông nội lom khom xếp cả một hộp bánh quy- mấy chục chiếc bánh nhỏ xíu thời bao cấp khó khăn đó thành chữ A – biểu tượng tên của tớ!

Tớ không bao giờ quên chuyện kể những lúc bà đi chợ nấu cơm, ông được giao nhiệm vụ đặc biệt là bế tớ. Chẳng mấy người cha, người ông biết ru trẻ con, ông tớ cũng vậy, nhưng bạn có biết ông RU tớ thế nào không: “Dùng dình dùng dình, dùng dình dùng dình”. Tớ không biết ý nghĩa của những câu ông Ru, nhưng tớ biết khi bế tớ và nói những câu như thế, ông nghĩ rằng cháu gái của mình sẽ ngoan, rất ngoan.

* Tớ không bao giờ quên mọi người kể khi tớ đầy nửa năm, ông mất. Đó là một ngày hè nóng lắm... Hôm ấy tớ vô tư ở bên nhà hàng xóm và ăn hết hơn một đĩa bột rất to...

Ông tớ dáng cao cao, gầy gầy. Ông bị cận khá nặng (hồi xưa bà tớ xem tử vi thấy bảo lấy phải anh chồng có tật ở mắt, bà lo lắm, ai ngờ “vớ” phải đúng anh chàng trí thức cận thị...) Tớ rất tự hào vì tớ có đôi mắt hiếng cận thị giống ông!



Nếu bạn vẫn còn ông bà, đó không chỉ là điều may mắn mà còn là niềm hạnh phúc, hãnh diện. Một cuộc gọi điện hỏi thăm ông bà, một vài phút lắng nghe ông bà kể chuyện một ngày của ông bà, một chút thời gian đưa ông bà đi chơi... Bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người rồi đấy!

... Ông bà nội ngoại của tớ mất cả rồi. Thường ngày bận bịu công việc, có khi thắp nén hương cho ông bà cũng quên nhưng có những lúc nhớ lắm lắm... Tớ tin một điều rằng, ở nơi xa lắm, ông bà nội, ông bà ngoại của tớ đang cùng dắt tay nhau tới những nơi rất đẹp, và thỉnh thoảng ông bà sẽ ghé về nhà con cháu vào những sớm mai hay khi cơm chiều vừa dọn!
(ST)

Nhà chỉ có một cái tivi. Tối cuối tuần, ông bà thích xem cải lương, còn cháu lại mê bóng đá. Ông bà đã già, thần kinh không còn tốt nên cứ vừa xem lại vừa ngủ gật. Vậy, nhưng lại cứ thích xem.

Đứa cháu sốt ruột nói: "Ông bà ngủ gục mà xem gì. Thôi để cháu xem bóng đá cho rồi". Vừa nói, nó vừa lấy cái điều khiển từ xa bật qua xem đá bóng. Thằng cháu mê mải xem, chẳng hề để ý đến ông bà đang ngồi nhìn nhau, ái ngại và pha lẫn bực dọc. Ông bảo bà, giọng hơi lẫy: "Thôi đi ngủ, bà". Thằng cháu vẫn vô tư ngồi xem ti vi, không hề biết rằng đã làm ông bà buồn. Hôm sau, ông kể lại câu chuyện ấy với bạn bè thì mới hay: ông chẳng phải là trường hợp ngoại lệ.

Nhà ông bà Minh chật chội, kinh tế lại khó khăn không có điều kiện cho con cái ra riêng. Con trai, con gái lập gia đình xong đều về ở chung thành một đại gia đình. Mâu thuẫn giữa chị chồng, em dâu; con cô, con cậu thường xuyên xảy ra khiến ông bà phải phân xử phát mệt. Nhưng la đứa này thì lại sợ đứa kia suy diễn ông bà "nhất bên trọng nhất bên khinh". Rồi đến việc ông bà ưng ăn cơm nát, có canh, rau còn bọn trẻ thì lại thích ăn cơm khô, thức ăn kho khô. Thường thì bố mẹ bọn trẻ thường chiều theo ý của chúng hơn... Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm ông bà không mấy khi được thanh thản.

Sự khác biệt giữa già với trẻ là tất yếu vì già đã qua thời trẻ còn trẻ thì chưa tới tuổi già. Sự khác biệt thế hệ khiến cho nhiều gia đình "tam, tứ đại đồng đường" khó tìm được tiếng nói chung trong sinh hoạt hàng ngày và trong lối sống. Do trải qua những tháng ngày vất vả, nghèo túng nên người già rất tiết kiệm, chắt chiu. Anh Trần Khánh Giang tâm sự: "Mỗi lần sắm sửa vật dụng trong nhà là tôi đến khổ với mẹ. Tính bà tiết kiệm, chẳng muốn tôi tốn tiền mua sắm gì cả. Có lần tôi thuê người chở cái máy lạnh về nhà, cụ cứ mắng xối xả cái anh xích lô làm cho anh ta chạy mất dép. Chẳng bao giờ bà cho con cháu vứt đi tí đồ cũ nào mà cứ gom góp lại, để chật tủ, chật phòng, dù chẳng bao giờ dùng đến nữa".

Không chỉ khác nhau trong sinh hoạt mà mâu thuẫn già - trẻ thường phát sinh khi **ng tới vấn đề "lập trường-quan điểm". Người già thường theo những nếp suy nghĩ cũ, khó thích nghi với lối sống hiện đại, có phần vị kỷ của lớp trẻ. Trẻ thường chê già trái tính, còn già lại trách trẻ ích kỷ, vô ơn.

Người già, phải đối mặt với quá trình suy thoái nhanh theo quy luật tự nhiên. Sức khỏe giảm sút, không còn nhanh nhẹn như xưa. Trí nhớ chủ yếu của người già là về những sự kiện thời trai trẻ, những lối sống, hoàn cảnh cũ mà tuổi trẻ không thể cảm nhận được, còn những việc trong hiện tại lại mau quên... Bởi vậy con cháu cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của tuổi già để hiểu và thông cảm với các cụ hơn. Tuy nhiên, người già có những ưu điểm mà người trẻ không thể có được là tình thương vô bờ, luôn dành cho con cháu phần tốt nhất vì với họ, con hay thì được nhờ, con dở thì mình đành chịu. Người già là một kho kinh nghiệm và là cầu nối giữ gìn tính chất gia tộc truyền thống... Chị Hoàng Thanh Nga kể lại: "Ba tôi là người thương con cháu vô bờ. Mọi việc ăn uống tắm rửa cho các cháu đều một tay ông lo liệu. Chuyện cúng quải, ơn nghĩa với họ hàng cũng đều một tay ông. Với tôi, ông vừa là cha vừa là mẹ. Bởi vậy khi ba mất, tôi hụt hẫng cả năm trời…".

Ông Khưu Chương Sằn, 82 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, Tuy Phước, hiện nuôi mẹ già trên trăm tuổi và có một đại gia đình đông đúc gần 30 con cháu - được địa phương bầu chọn là gia đình ông bà mẫu mực, con cái thảo hiền, đã đúc kết kinh nghiệm sống của mình: "Đã là cha mẹ, ông bà thì sống phải mẫu mực, sống sao cho con cháu nể sợ và noi theo. Sống chung trong đại gia đình mọi người phải nhường nhịn nhau mà sống, dạy con cháu biết tôn trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ. Con cháu có gì sai trái thì phải gọi chúng đến trách mắng đàng hoàng, không **ng đâu nói đó... dễ sinh nhờn".

Đối với người già, để không cản trở cuộc sống của con cháu mình, cần tích cực tham gia vào xây dựng đại gia đình, có thể chủ động bàn bạc với con cái để tìm ra cách giải quyết ổn thỏa nhất cho cả hai thế hệ già-trẻ, cố gắng khắc phục những "khoảng trống" theo hướng tích cực. Đối với người trẻ cũng cần phải tôn trọng ý kiến, sở thích của ông bà, cần phải luôn ghi nhớ lời dạy của người xưa: "Trẻ cậy cha, già cậy con"
 
K

khoctrongmua1999

" Ngày xửa ngày xưa " chắc những lời kể chuyện của mẹ cứ văng vẳng trong đầu mỗi người, không ai quên đc. " Con hãy nhớ rằng nếu con chân thật với mọi người, con sẽ được mọi người yêu quí" những câu giảng nghiêm khắc nhưng chứa chan mong muốn con hiểu được sự hiểu biết cũng chẳng quên được phải không? Nhưng đối với tôi người tôi thương yêu nhất của tôi không phải là họ mà là người ông thân thương của tôi. Nếu từ xa tôi có thể thấy được một cái bóng gầy gò, nho nhỏ tôi co thể cất lên tiếng gọi : " Ông ơi! "
Đôi mắt ông đẹp biết bao! Nó nở ra cái nhìn nhân hậu, tràn đầy yêu thương, những lúc tôi vui đạt điểm cao đôi mắt ấy lại sáng lên như một vì sao! Còn những lúc tôi buồn đạt điểm thấp, đôi mắt ấy lại rơi xuống 1 vài giọt nước mắt, tôi nhìn mà cứ như những giọt máu trong trái tim ông đang rơi. Nụ cười tươi của ông làm tan bao mệt mỏi của tôi mỗi lần tôi đi học về. Ông đã già rồi, giọng nhỏ lắm, người khác nghe vào chỉ nghe đc liu xiu thôi. Nhưng tôi thì khác, dường như tôi với ông có một mối liên kết nào đó, dù là tiếng nhẹ như cơn gió dịu tôi cũng có thể nghe thấy cả. Bàn tay ông rám nắng, nổi lên những đường gân xanh bởi dấu ấn thời gian nhưng chính bàn tay xấu xí đó đả nuôi tôi trưởng thành, dạy tôi biết bao điều. Mỗi lần tôi dựa vào vòng tay đó tôi cảm giác ấm áp, tràn trề niềm vui, hạnh phúc.
Rồi một ngày kia, ngày vực thẩm của tôi mở ra, người ông của toi đã ra đi . " Ông ơi! Sao ông ra đi mà không cho cháu nói lời từ biệt,có phải là tại cháu chăng ,cháu nhớ ông lắm ông ơi! Ông có nhớ những lần cháu vấp ngã trên con đường cuộc đời ông đã nhẹ nhàng nâng niu cháu lên, ông có nhớ những lần cháu và ông chơi với nhau không ! Cháu nhớ ông lắm ông ơi!"
Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà : Món quà của sự trí thức, tuy ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà kia một góc vườn nhỏ mà ông cho cháu trồng cây ô-mai. Đã có lần cháu ước mong nó nở ra thực nhanh để cháu có thể tặng nó bằng chính bàn tay mình, nhưng giờ thì đã không còn nữa rồi, chị còn linh hồn người ông dưới mái vườn ô-mai.


thanks nhìu nhé hiiiiiiiiiiiiii
 
D

doxanhlavip66

b-(b-:)-*@-)o=>:|@};-

Hẳn trong tất cả chúng ta, ai ai cũng giữ cho mình những hình ảnh những kỉ niệm đẹp của 1 người nào đó trong sâu thẳm trái tim. Và tôi cũng vậy, dành tất cả trái tim mình, tôi khắc sâu hình ảnh đáng kính người mà tôi yêu thương nhất trong đại gia đình thân yêu của tôi- ông ngoại.



Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. 1 người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sận, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào ,mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, 1 bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến.



Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: "Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!" Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chung tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích



Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm,... Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng.



Có 1 kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là 1 giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. 1 buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, 1 buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy.

- Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? - Giọng ông dịu dàng

- Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha!

Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng vs chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi 1 món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao 2 hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của 1 đưa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói vs mẹ:

- Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông.

Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc.

Vậy mà....

Ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như 1 con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, k được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không cib2 ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa,...

Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: "Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành 1 con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước c/s"



Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của nggoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. "Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!" Nếu giờ đây có riêng cho mình 1 điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xáo tan bao nỗi nhọc nhằn trong c/s mà ngoại tôi- người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua
 
Last edited by a moderator:
D

doxanhlavip66

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
 
P

phuthuyaothuat

Hôm qua là sinh nhật ông nội tớ! Ông mất khi tớ vừa tròn 6 tháng tuổi! Ông mất khi tớ chưa kịp có những khái niệm hay nhận biết cụ thể về ông nhưng tớ luôn có những cảm giác rõ ràng về ông qua những chuyện kể của bà và mọi người trong gia đình.

Người ta nói “sống gửi thác về” và khi con người ta trở về với cát bụi thì người trần gian lấy ngày giỗ để tưởng nhớ họ... Nhưng gia đình tớ hơi khác một chút, ngày giỗ đã đành nhưng vào ngày sinh nhật của ông bà, hay bác tuy đã mất rồi nhưng cả nhà đều làm gì đó để tưởng nhớ.

Nếu ông còn sống thì lần này là ngày sinh thứ 98 của ông, bố mẹ sửa lễ, còn tớ đi làm thật sớm để mua hai chục sen thắp hương bàn thờ ông bà. Tớ cũng không biết có phải ông nội thích hoa sen hay không, nhưng một năm trước khi bà mất, vào ngày giỗ ông bà đã nhất định nói tớ phải tìm mua bằng được chục sen trắng thắp hương ông... Tớ nhớ điều đó và hôm qua dậy thật sớm, mua hai chục sen mang về nhà rồi mới vòng xe đi làm. Sáng sớm nay tớ nghe tiếng bố mẹ trò chuyện trên tầng 4, khen rằng tớ mua sen đẹp quá, những cánh sen trên bàn thờ ông bà đã xòe cánh và tỏa ngát hương... Tớ biết bố mẹ tớ đang rất vui...


Ông ngoại mất trước khi tớ ra đời 10 năm, ông nội mất khi tớ được nửa tuổi… Ông ngoại là thầy giáo, còn ông nội là nhà ngoại giao, đôi khi tớ ao ước lắm lắm rằng tuổi thơ của mình có cả hai người ông dạy bảo. Tớ không có những phút được ông đưa đi chơi, được ông dạy cho mọi điều trong cuộc sống. Tớ thèm cảm giác được có ông. Có ông sẽ tuyệt thế nào nhỉ? Bố mẹ cả ngày bận rộn với công việc, bà có thời gian trông nom các cháu nhưng có những phút bận cơm nước, anh chị em có lúc còn phải học... vậy là trong gia đình đương nhiên ông sẽ là người có nhiều thời gian nhất để “thủ thỉ” với cháu rồi.

Và thế là tớ thích tưởng tượng cảnh nếu từ nhỏ tớ còn cả ông nội và ông ngoại, tớ sẽ hỏi ông những điều gì, ông sẽ trả lời tớ ra sao.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông ngồi trên chiếc ghế sắt Liên Xô ở hiên nhà và đọc tờ báo Nhân Dân.

Tớ thích tưởng tượng cảnh chiều chiều ông dạy tớ học bài, cho tớ đi Bách Thảo và nói cho tớ tên của từng loại cây.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông bà hàng chiều dắt tay nhau sang nhà các con cháu chơi và trở về vào đúng giờ cơm tối...

Hồi học cấp I, có lần tớ phải ở nhà một mình, tớ rất sợ, và bạn có biết tớ đã làm gì không? Tớ nhìn lên bàn thờ ông, và nghĩ rằng, đừng sợ, vì ông luôn ở bên cạnh mình! Thấy bạn bè có ông đưa đi học, ông kể cho bao nhiêu chuyện, dậy bao nhiêu điều thú vị... tớ ghen tỵ lắm. Tớ có bà, điều đó đã là hạnh phúc hơn bao nhiêu người rồi, bà chăm sóc tớ từ nhỏ, bà dậy tớ rất nhiều điều, nhưng vẫn khác lắm nếu tớ còn ông...

Trong cảm nhận và tưởng tượng của tớ, ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, ông là người yêu nước, là người chịu hy sinh, là người chồng tình cảm, là người cha tận tụy với 9 người con, người bố chồng luôn tâm lý với cô con dâu là mẹ tớ, là người ông cực nghiêm khắc với các anh chị tớ... Ông không nói nhiều, ông cười rất hiền, và ông biết không, ánh mắt ông trong tấm ảnh trên bàn thờ đã tiếp sức cho tớ rất nhiều!


Gia đình tôi năm 1985 - hình ảnh: theo blog Chit
Các anh chị em nhà tớ chưa bao giờ chán nghe chuyện tình những năm đầu thế kỷ XX của ông bà. ( Ông bà tớ là phù dâu và phù rể trong một đám cưới, và hôm đám cưới người bạn ông bà, có một tiếng sét yêu đã đánh đoàng một cái... thế là sau này có bọn tớ đấy)... Và ông bà, luôn là hình mẫu đẹp để chúng tớ hướng tới.

Tớ không bao giờ quên câu chuyện cái tên của tớ được ông đặt giữa những Mai Anh, Ngọc Anh... làm bà và bố mẹ đau đầu vì lựa chọn, và ông đã “thắng” cả nhà với cái tên theo tớ suốt cuộc đời đấy!

Tớ không bao giờ quên chuyện kể vào ngày đầy tháng tớ, ông nội lom khom xếp cả một hộp bánh quy- mấy chục chiếc bánh nhỏ xíu thời bao cấp khó khăn đó thành chữ A – biểu tượng tên của tớ!

Tớ không bao giờ quên chuyện kể những lúc bà đi chợ nấu cơm, ông được giao nhiệm vụ đặc biệt là bế tớ. Chẳng mấy người cha, người ông biết ru trẻ con, ông tớ cũng vậy, nhưng bạn có biết ông RU tớ thế nào không: “Dùng dình dùng dình, dùng dình dùng dình”. Tớ không biết ý nghĩa của những câu ông Ru, nhưng tớ biết khi bế tớ và nói những câu như thế, ông nghĩ rằng cháu gái của mình sẽ ngoan, rất ngoan.

* Tớ không bao giờ quên mọi người kể khi tớ đầy nửa năm, ông mất. Đó là một ngày hè nóng lắm... Hôm ấy tớ vô tư ở bên nhà hàng xóm và ăn hết hơn một đĩa bột rất to...

Ông tớ dáng cao cao, gầy gầy. Ông bị cận khá nặng (hồi xưa bà tớ xem tử vi thấy bảo lấy phải anh chồng có tật ở mắt, bà lo lắm, ai ngờ “vớ” phải đúng anh chàng trí thức cận thị...) Tớ rất tự hào vì tớ có đôi mắt hiếng cận thị giống ông!



Nếu bạn vẫn còn ông bà, đó không chỉ là điều may mắn mà còn là niềm hạnh phúc, hãnh diện. Một cuộc gọi điện hỏi thăm ông bà, một vài phút lắng nghe ông bà kể chuyện một ngày của ông bà, một chút thời gian đưa ông bà đi chơi... Bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người rồi đấy!

... Ông bà nội ngoại của tớ mất cả rồi. Thường ngày bận bịu công việc, có khi thắp nén hương cho ông bà cũng quên nhưng có những lúc nhớ lắm lắm... Tớ tin một điều rằng, ở nơi xa lắm, ông bà nội, ông bà ngoại của tớ đang cùng dắt tay nhau tới những nơi rất đẹp, và thỉnh thoảng ông bà sẽ ghé về nhà con cháu vào những sớm mai hay khi cơm chiều vừa dọn!
(ST)

Nhà chỉ có một cái tivi. Tối cuối tuần, ông bà thích xem cải lương, còn cháu lại mê bóng đá. Ông bà đã già, thần kinh không còn tốt nên cứ vừa xem lại vừa ngủ gật. Vậy, nhưng lại cứ thích xem.

Đứa cháu sốt ruột nói: "Ông bà ngủ gục mà xem gì. Thôi để cháu xem bóng đá cho rồi". Vừa nói, nó vừa lấy cái điều khiển từ xa bật qua xem đá bóng. Thằng cháu mê mải xem, chẳng hề để ý đến ông bà đang ngồi nhìn nhau, ái ngại và pha lẫn bực dọc. Ông bảo bà, giọng hơi lẫy: "Thôi đi ngủ, bà". Thằng cháu vẫn vô tư ngồi xem ti vi, không hề biết rằng đã làm ông bà buồn. Hôm sau, ông kể lại câu chuyện ấy với bạn bè thì mới hay: ông chẳng phải là trường hợp ngoại lệ.

Nhà ông bà Minh chật chội, kinh tế lại khó khăn không có điều kiện cho con cái ra riêng. Con trai, con gái lập gia đình xong đều về ở chung thành một đại gia đình. Mâu thuẫn giữa chị chồng, em dâu; con cô, con cậu thường xuyên xảy ra khiến ông bà phải phân xử phát mệt. Nhưng la đứa này thì lại sợ đứa kia suy diễn ông bà "nhất bên trọng nhất bên khinh". Rồi đến việc ông bà ưng ăn cơm nát, có canh, rau còn bọn trẻ thì lại thích ăn cơm khô, thức ăn kho khô. Thường thì bố mẹ bọn trẻ thường chiều theo ý của chúng hơn... Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm ông bà không mấy khi được thanh thản.

Sự khác biệt giữa già với trẻ là tất yếu vì già đã qua thời trẻ còn trẻ thì chưa tới tuổi già. Sự khác biệt thế hệ khiến cho nhiều gia đình "tam, tứ đại đồng đường" khó tìm được tiếng nói chung trong sinh hoạt hàng ngày và trong lối sống. Do trải qua những tháng ngày vất vả, nghèo túng nên người già rất tiết kiệm, chắt chiu. Anh Trần Khánh Giang tâm sự: "Mỗi lần sắm sửa vật dụng trong nhà là tôi đến khổ với mẹ. Tính bà tiết kiệm, chẳng muốn tôi tốn tiền mua sắm gì cả. Có lần tôi thuê người chở cái máy lạnh về nhà, cụ cứ mắng xối xả cái anh xích lô làm cho anh ta chạy mất dép. Chẳng bao giờ bà cho con cháu vứt đi tí đồ cũ nào mà cứ gom góp lại, để chật tủ, chật phòng, dù chẳng bao giờ dùng đến nữa".

Không chỉ khác nhau trong sinh hoạt mà mâu thuẫn già - trẻ thường phát sinh khi **ng tới vấn đề "lập trường-quan điểm". Người già thường theo những nếp suy nghĩ cũ, khó thích nghi với lối sống hiện đại, có phần vị kỷ của lớp trẻ. Trẻ thường chê già trái tính, còn già lại trách trẻ ích kỷ, vô ơn.

Người già, phải đối mặt với quá trình suy thoái nhanh theo quy luật tự nhiên. Sức khỏe giảm sút, không còn nhanh nhẹn như xưa. Trí nhớ chủ yếu của người già là về những sự kiện thời trai trẻ, những lối sống, hoàn cảnh cũ mà tuổi trẻ không thể cảm nhận được, còn những việc trong hiện tại lại mau quên... Bởi vậy con cháu cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của tuổi già để hiểu và thông cảm với các cụ hơn. Tuy nhiên, người già có những ưu điểm mà người trẻ không thể có được là tình thương vô bờ, luôn dành cho con cháu phần tốt nhất vì với họ, con hay thì được nhờ, con dở thì mình đành chịu. Người già là một kho kinh nghiệm và là cầu nối giữ gìn tính chất gia tộc truyền thống... Chị Hoàng Thanh Nga kể lại: "Ba tôi là người thương con cháu vô bờ. Mọi việc ăn uống tắm rửa cho các cháu đều một tay ông lo liệu. Chuyện cúng quải, ơn nghĩa với họ hàng cũng đều một tay ông. Với tôi, ông vừa là cha vừa là mẹ. Bởi vậy khi ba mất, tôi hụt hẫng cả năm trời…".

Ông Khưu Chương Sằn, 82 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, Tuy Phước, hiện nuôi mẹ già trên trăm tuổi và có một đại gia đình đông đúc gần 30 con cháu - được địa phương bầu chọn là gia đình ông bà mẫu mực, con cái thảo hiền, đã đúc kết kinh nghiệm sống của mình: "Đã là cha mẹ, ông bà thì sống phải mẫu mực, sống sao cho con cháu nể sợ và noi theo. Sống chung trong đại gia đình mọi người phải nhường nhịn nhau mà sống, dạy con cháu biết tôn trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ. Con cháu có gì sai trái thì phải gọi chúng đến trách mắng đàng hoàng, không **ng đâu nói đó... dễ sinh nhờn".

Đối với người già, để không cản trở cuộc sống của con cháu mình, cần tích cực tham gia vào xây dựng đại gia đình, có thể chủ động bàn bạc với con cái để tìm ra cách giải quyết ổn thỏa nhất cho cả hai thế hệ già-trẻ, cố gắng khắc phục những "khoảng trống" theo hướng tích cực. Đối với người trẻ cũng cần phải tôn trọng ý kiến, sở thích của ông bà, cần phải luôn ghi nhớ lời dạy của người xưa
Đấy là câu nói:D
 
C

congtubannong123

Toàn là văn mẫu hết xì cứ tưởng là viết được như thế ọe:khi (112):
 
C

camvanlhp

Cả nhà em ai ai cũng kính yêu bà nội. Bà là người cao tuổi nhất trong gia đình, bà rất hiền từ và nhân hậu. Bà nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tổi, cái tuổi của vầng trăng muộn mằn cuối tháng. Dáng người bà nhỏ bé, gầy guộc. Để đánh dấu những năm tháng qua đi, những năm tháng vất vả đã đè lên đôi vai nhỏ bé của bà, cái lưng bà còng xuống nên mỗi khi đi lại thường phải chống gậy. Hàng ngày bà thường mặc chiếc quần đen và chiếc áo bà ba rộng thùng thình. Bàn chân, bàn tay của bà gầy gầy, xương xương, nổi rõ những đường gân màu xanh dưới lớp da mỏng. Mái tóc bà bạc trắng như mái tóc của bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Mái tóc ấy được bà vấn gọn gàng trong vành khăn nhung đen bóng. Nước da trắng hồng của bà giờ đây đã chuyển sang màu hơi nâu và nổi rõ những chấm đồi mồi. Mỗi khi có điều gì vui, bà mở miệng cười tươi càng hằn rõ vô số những nếp nhăn trên khuôn mặt hiền từ, phúc hậu và để lộ ra hàm răng khấp khểnh đã rụng mất vài cái. Thế nhưng bà vẫn luôn bỏm bẻm nhai trầu. Bù lại hàm răng khấp khểnh, bà lại có đôi mắt tinh tường. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn luôn tay, luôn chân dọn dẹp nhà cửa. Những lúc rảnh rỗi, bà thường sang nhà hàng xóm để trò chuyện và thăm hỏi. Bởi vậy, cả xóm ai ai cũng quý bà. Bà luôn khuyên bảo em làm điều hay lẽ phải.
Tối tối, bà thường nhắc nhở em học bài và làm bài. Thỉnh thoảng bà lại kể cho em nghe một cậu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ. Em có cảm tưởng như bà là một kho chuyện cổ tích không bao giờ cạn.
Em rất kính yêu bà. Mỗi khi nhớ đến bà, em thầm hứa : cố gắng chăm ngoan, học giỏi để bà vui lòng
 
C

camvanlhp

“ Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm”. Em rất thích câu này trong bài hát “cháu yêu bà”
Cả nhà em ai cũng quý bà. Bà đã chăm sóc em từ lúc lọt lòng và đã ru em bằng những lời ca êm dịu.
bà em là một người phụ nữ tần tảo, đầy nghị lực. Bà luôn phải chống chọi với căn bệnh cao huyết áp. TÓc bà bạc phơ, búi cao sau đầu. bà mặc bộ quần áo vải thô, tộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi nhô. Trên khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn nhưng bà vẫn có những nét đẹp của bà thời con gái. Đó là khuôn mặt hình trái xoan, chiếc mũi cao và hàm răng đều. Bà thích ăn trầu. Lúc nhia trầu, môi bà đỏ tươi như được thoa son vậy. Tuy lưng bà hơi còng, chân đi chậm nhưng bà vẫn tham việc, chẳng mấy khi ngồi không. Từ sáng sớm, bà đã dậy cho lơn ăn, thổi cơm, đun nước, đi chợ, quét nhà quét sân... Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, tưới cây, bón phân cho cây....bà thuộc rất nhièu truyện cổ tích và ca dao. Mỗi khi con cháu về là lại quây quần bên bà để được nghe bà kể chuyện.
Nhưng rồi, điều em khôngm ong muốn đa xảy ra, bà em đã mất. Hôm ấy, ông nội gọi điện về, báo tin cho mẹ em. Chiều hôm ấy, cả gia đình em vội vã sửa soạn để về quê. Lúc ấy, bà em đang nằm trên giường, đôi mắt nhắm nghiền và gầy đi nhiều. Em khóc thương bà, đối mắt đỏ hoe rơm rớm nước mắt. Nếu lúc này có một điều ước, em sẽ ước bà sống lại để em có thể nhìn bà lần cuối.
Giờ bà em đã mất, nhưng khi bà còn sống, em rất yêu bà. Em luôn kính trọng và mong bà sống lâu bởi em luôn hiểu rằng: tình thương yêu bà dành cho em là vô tận!
 
C

camvanlhp

Đã bao năm nay, tôi được lớn lên trong vòng tay âu yếm, trong tình thương và sự dạy bảo ân cần của bà nội.
Bà tôi năm nay đã bảy mươi tuổi rồi đấy. Tuy tuổi đã cao nhưng trông bà còn khỏe mạnh lắm. Người bà dong dỏng cao, dáng đi thật khoan thai. Bà tôi ăn mặc rất giản dị nhưng vẫn đẹp. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ ở thành phố. Ai tiếp xúc với bà đều có cảm giác thân mật, gần giũ. Dặc biệt là giọng nói ấm với khuôn mặt phúc hậu và ánh nhìn từ đôi mắt rất hiền. Bà tôi sinh hoạt rất điều độ lại chăm tập thể dục nữa nên vẫn giữ được vẻ đẹp của thời con gái. Nước da trắng hồng và ít nếp nhăn khiến bà trẻ hơn tuổi 70. Mái tóc bà đã điểm hoa râm. Đôi mắt không còn sáng như trước nữa nên mỗi khi đọc sách bà tôi thường đeo kính. Đôi môi đã nhạt màu luôn hé nở những nụ cười đầy sức sống, truyền cho tôi một niềm tin vô tận. Nhưng tôi vẫn thích nhất là ánh mắt hiền từ của bà.
Từ ánh mắt ấy tỏa ra một tình yêu thương và một sự thân quen, gần gũi đến khó tả. ở cái tuổi bảy mươi, cai tuổi phải được sung sướng, an nhàn mới phải nhưng bà tôi lại tham công tiếc việc lắm. Hình như bản tính siêng năng thời trẻ của bà vẫn còn nguyên vẹn.
Hằng ngày, bà vẫn lau chùi nhà cửa sạch sẽ và chăm sóc tôi trong từng bữa cơm. Những lúc thong thả, tôi thường cùng bà vào vườn hoa chơi và được nghe bà ngâm thơ. Giọng bà thật tuyệt, bà nói ngâm thơ là sở trường của bà đấy. Ngoài những công việc nhà, bà còn tham gia các câu lạc bộ hội người cao tuổi. Mỗi buổi chiều đi học về, bà lại ôm tôi vào lòng rồi hỏi han về tình hình học tập hôm ấy, đôi mắt bà lại ánh lên niềm vui khi tôi được điểm mười.
Từ sự yêu thương chăm sóc của bà đã tạo nên trong tôi một người con ngoan, trò giỏi – cháu thảo. Tôi sẽ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho xã hội và không phụ lòng mong mỏi của bà.
 
H

hhooaann

Con mới viết bài văn tả Ông ngoại, các thầy cô xem và đánh giá giúp con. Con xin cám ơn.


Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
ong em nam nay da 80 tuoi roi nhung van minh man lam .toc ong nhieu soi trang tinh
 
C

camtumk27

.


Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
 
P

phananhbong

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
 
Top Bottom