Văn lập luận giải thích đề thi HK II

B

baby_boy195

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải thích câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn:M064:
- Đói cho sạch rách cho thơm:M032:
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người:M013:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn:M034:

Các bạn giúp mình đi mình thank nhiều nha !!!:M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16:
 
C

cucumber52

đây là một số dàn bài, bài văn mình tìm được :D
Đi một ngày đàng học một sàng khôn:
Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
2.Thân bài:
- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn.
- Nghĩa bóng:
+ Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều.
- Nghĩa sâu:
+ Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết
+ Thể hiện khát vọng hiểu biết
3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Bài làm:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.



Đói cho sạch, rách cho thơm:
+ Những từ (đói, sạch, rách, thơm) tự nó là 1 nghĩa đen:
- Ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.
- Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch. Quần áo dù rách cũng phải giặt cho thơm, ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề.
- Có đói thì ăn cái gì thì phải cho sạch sẽ, tuy mặc cái gì rách nhưng cũng phải thơm.
- Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói..
+ Còn 1 nghĩa bóng nữa là nói rằng cho dù có phải lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt (thêm nữa, câu này chỉ khuyên được những người nào vẫn còn lương tâm để cắn rứt, còn những người không có lương tâm thì không thể cắn rứt được cho nên khỏi cần bàn).
Điển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
----> Cụ thể là các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại,
----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết trong hơn sống đục
Cây ngay không sợ chết đứng
Có đức mặc sức mà ăn



sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=42688
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon2395

"đói cho sạch rách cho thơm"
Trong kho tàng Văn Học Dân Gian V.N, Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm sống lưu truyền lại các thế hệ sau cho chúng ta. Khuyên bảo, răn dạy chúng ta điều hay lẽ phải. Một trong những kinh nghiệm quý báu đó là:" Đói cho sạch rách cho thơm"
Thân bài
Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói...
Tóm ý: Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
Nêu dẩn chứng các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại, thà chết vinh còn hơn sống nhục...
Kết bài:
Lập lại quan điểm, tóm các ý lại, rút ra bài học
tự hứa với lòng...
Vậy nha, tự kết bài xem sao...

"đi 1 ngày đang học 1 sàng khôn"
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
Thân bài:
- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn.
- Nghĩa bóng:
+ Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều.
- Nghĩa sâu:
+ Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết
+ Thể hiện khát vọng hiểu biết
3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
 
Top Bottom