Văn kể chuyện lớp 8

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
22
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
bạn có thể kể rất nhiều,ví dụ như thầy nguyễn ngọc ký


Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
nguồn internet
 

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
22
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
Ngay từ khi chào đời, em Nguyễn Thị Thu Thương ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã mắc một căn bệnh quái ác và hiếm gặp. Đó là bệnh xương thủy tinh. Năm nay Thủy 27 tuổi và cũng là ngần ấy năm cô chỉ biết nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ người thân giúp đỡ. Thế nhưng với nghị lực phi thường, người phụ nữ này đã làm nên những điều kỳ diệu. Nếu chỉ nghe Nguyễn Thị Thu Thương hát thì chẳng ai có thể tưởng tượng ra cảnh cô phải nằm liệt gường 27 năm qua vì mắc bệnh xương thủy tinh. Chỉ cần một sự va chạm bình thường thôi là cô bị gẫy xương, vài tháng sau vết thương mới lành. Vật nặng nhất cô có thể tự cầm được là một chén nước nhỏ.

Căn bệnh quái ác làm cho Thu Thương chỉ cao bằng đứa trẻ hơn 1 tuổi. Tay và chân của cô nhô lên nhiều cục thịt, là dấu tích của những lần bị gẫy xương. Chỉ có khuôn mặt là của Thương là giống một người bình thường; nhưng mắt cô sẽ không nhìn thấy gì nếu thiếu cặp kính cận 14 đi-ốp. Gặp chúng tôi, Nguyễn Thị Thu Thương tâm sự:“Em thường ở trên tầng 2. Một lần, em bảo em gái bế xuống tầng 1, nơi mẹ đang ngồi đạp máy may. Lúc ấy mẹ em cặm cụi làm không để ý đến xung quanh, em biết rằng mẹ đã vì em mà làm việc quên mệt nhọc.

Em đã òa khóc nức nở khóc như lần đầu tiên trong đời biết khóc vậy... Hình ảnh đó đã thôi thúc em cần làm một điều gì có ích, cần biết tự nuôi sống bản thân và đỡ đần mẹ”. Từ những suy nghĩ như thế, Thu Thương quyết định tìm hiểu những thông tin trên báo, đài về những trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật. Sau đó, cô xin bố mẹ cho đến học tại Trung tâm “Vì ngày mai” ở quận Tây Hồ, Hà Nội với hy vọng kiếm được một nghề nuôi sống bản thân, bớt đi gánh nặng cho gia đình. Từ trước đến nay chưa một yêu cầu nào của Thu Thương bị cha mẹ từ chối. Và lần này cả bố và mẹ cô thay nhau bế con đi học nghề vì chỉ lo Thương bị gẫy xương một lần nữa. Với quyết tâm và nghị lực vượt khó, chỉ sau gần 4 tháng học ở Trung tâm “Vì ngày mai”, Thu Thương đã làm được nhiều sản phẩm lưu niệm mà những người bình thường còn cảm giác khó khăn. Đó là những lọ hoa, đèn bàn được làm bằng cúc áo và đan được những chiếc khăn, tấm áo, túi đựng điện thoại bằng len. Cô còn sáng tạo biến chiếc đèn bàn được làm bằng những chiếc cúc áo trở thành đồ vật có thể sử dụng được, chứ không phải để trưng bày cho đẹp. Không dừng lại ở đó, năm 2008, Nguyễn Thị Thu Thương lập ra website thuongthuong.net để quảng bá và bán sản phẩm do những người khuyết tật làm ra. Doanh thu mỗi tháng cũng được vài triệu đồng. Sinh viên Trần Tiến Quân, Đại học Dược Hà Nội- một khách hàng của Thu Thương cho biết: “Em lên trang Enbac.com tìm những sản phẩm lưu niệm và quà tặng thì thấy hoa đất của Nhật Bản. Đầu tiên em không biết đó là sản phẩm do chị Thương Thương làm ra, sau đó em lên mạng tìm hiểu em mới biết và tìm đến mua. Sản phẩm làm bằng tay nên rất đẹp. Em thấy rất khâm phục chị. Người bình thường, khỏe mạnh còn khó có thể làm được những sản phẩm như vậy. Vậy mà chị Thương đã làm được và còn giúp đỡ cho những người khuyết tật khác”.
Còn đây là những nhận xét của sinh viên Phạm Thị Hiền, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ-một người bạn của Thu Thương: “Chị ấy có nghị lực rất lớn, người bình thường còn khó có được. Chị ấy không thể đi lại được nhưng vẫn làm được nhiều công việc. Chị Thương là người có nhiều tình thương và ước mơ”. Căn nhà số 13, ngõ 11 phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội, nơi Thương đang sống cùng gia đình, luôn chất đầy những mặt hàng do cô làm ra và của những người bạn khuyết tật ký gửi. Trong số này có nhiều sản phẩm kiểu dáng độc đáo do cô miệt mài sáng tạo ra, thuyết phục được nhiều khách hàng khó tính. Tương lai của việc kinh doanh đang mở ra trước mắt Thu Thương với bao dự định: “Em muốn mở một cửa hàng ở mặt đường để bất cứ ai cũng có thể mua được sản phẩm của em và việc bán hàng được tốt hơn, từ đó sẽ có điều kiện mở một xưởng dạy thủ công cho người khuyết tật”.

Nhiều người còn cảm phục Thu Thương ở một điểm khác. Đó là dù khuyết tật và còn nhiều khó khăn nhưng cô vẫn tổ chức và tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Giờ đây, hình ảnh một người phụ nữ bị bệnh xương thủy tinh chỉ cao gần 1 mét, nằm lọt thỏm trong chiếc xe đẩy là tấm gương sáng cho nhiều người và truyền thêm sức mạnh cho những ai cùng cảnh ngộ, nhất là về niềm tin, khát vọng sống và lòng nhân ái… Mỗi dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cô lại hát tặng mẹ bài hát mừng tuổi mẹ của nhạc sỹ Trần Long Ẩn để Thank người đã sinh thành và dày công nuôi dưỡng. Nhờ những nỗ lực phi thường và đóng góp cho những người khuyết tật, Nguyễn Thị Thu Thương được nhiều Bộ, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khen thưởng, công nhận “Người tốt, việc tốt” và tôn vinh “Anh hùng thầm lặng”.
-Nguồn: sưu tầm-
 
Top Bottom