văn học trung đại???

Y

yeubohan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều @-)
2.Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu)
3.Phân tích hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
4. Phân tích hình tượng vua Quang Trung trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống chí
:):):):)
 
B

bec0n95

minh chj? giup dc 1 chut thụ nha'!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

1.vân xem trang trọng khác vời
khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
hoa cười ngọc thốt đoan trang
mây thua nước tóc tuyêt nhưng màu da.
2.
 
P

pyano

kt văn học trung đạ

-Thuý Vân hiện lên với khuôn mặt đẹp tươi ,rạng rỡ như ánh trăng rằm;nụ cười tươi tắn như bông hoa bung nở;nét mày nở nang,thanh tú;tiếng nói trong trẻo dịu dàng;mái tóc mềm mượt như áng mây trời;làn da trắng mịn như tuyết...Lấy hinh ảnh ước lệ vừa đẹp đẻ ,vừa quý giá của thiên nhiên để so sánh với nhan sắc TV,mục đích của Nguyễn Du là nhấn mạnh vẻ đẹp đoan trang,quý phái ,phúc hậu của nàng.Vẻ đẹp ấy hài hoà với thiên nhiên và được thiên nhiên "xin thua","chịu nhường"lối viết ấy đã ngầm dự báo trước cuộc sống bình yên hạnh phúc sẽ đến với nàng.
-:):p;)
 
P

pyano

kt văn học trung đại

-Bức hoạ đẹp nhất về cảnh sắc mùa xuân tập trung ở hai câu thơ:"Cỏ non...bông hoa"
Hai câu thơ giống như 1 bức tranh với phơng nền là màu xanh non của cỏtrari rộng tới tận chân trời.Trên đó điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân:vừa mới mẻ tinh khôi,trong sáng ,vừa khoáng đạt,mênh mông ,giàu sức sống.Chữ "điểm " trong câu thơ của Nguyễn Du khiến bức tranh mùa xuân trở nên sống động có hồn.Cành lê khoe sắc trắng hay chính là khoe sức sống trẻ trung,thanh khiết.Wa 4 câu thơ đầu,mùa xuân hiện lên thật tươi đẹp ,thơ mộng và nồng nàn,say đắm biết bao!:);)
-Một vài nét cơ bản nhé:
+Là chàng trai dũng cảm ,kiên cường trong trận chiến với cái xấu cái ác:giafu lòng nhân nghĩa,thương dân sâu sắc:giàu tình cảm(những lời nói sẻ chia ân cần và sự động lòng trắc ẩn trước tình cảnh éo le của người gặp nạn):là người đàng hoàng đứng đắn:trọng nghĩa khinh tài:sống có lí tưởng.
-
:)|bùn ngủ wa
 
S

shadkozi

1.Viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều @-)
2.Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu)
3.Phân tích hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
4. Phân tích hình tượng vua Quang Trung trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống chí
:):):):)
1 Viết đoạn văn nè:
Mở đầu đoạn thơ miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của nàng bằng câu" Vân xem trang trọng khác vời", Vân hiện lên là một người phụ nữ cao sang, đoan trang và quý phái. Tác giả tiếp đó đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng khéo léo cùng với những hình ảnh liệt kê để miêu tả cụ thể từng chi tiết, từng nét đẹp của nàng. Khuôn mặt Vân đầy đặn, sáng sủa, phúc hậu như mặt trăng. Đôi lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi như hoa; tiếng nói trong như ngọc. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Du còn sử dụng biện pháp ẩn dụ và so sánh một cách tài tình. Mái tóc của nàng óng ả, mềm mại hơn mây; làn da trắng trẻo, mịn màng hơn tuyết. Tất cả đã cho ta thấy Thúy Vân mang một vẻ đẹp thùy mị, phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên khiến mây phải thua, tuyết phải nhường. Hai từ này dường như dự báo cuộc đời nàng sẽ êm đềm, thanh thản và hạnh phúc.
 
T

trungatl

2.Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu).
4. Phân tích hình tượng vua Quang Trung trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống chí.

1.-Viết đoạn văn miêu tả cảnh ngày xuân dựa trên đoạn trích "..."
Mùa xuân đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh. Tháng ba, khi mùa xuân đã đi qua hơn một nửa thời gian của nó, thì tiết Thanh minh đến. Nó mang một vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết. Bầu trời cao trong xanh, những con én - loài chim của mùa xuân bay lượn như thoi đưa. Thiều quang - ánh sáng đẹp chan hoà khắp đất trời. Ánh nắng đẹp ấy đã đi qua sáu mươi ngày, nghĩa là mùa xuân cũng sắp trôi qua, để lại bao nuối tiếc cho lòng người. Trong khung cảnh tuyệt đẹp ấy, màu xanh của cỏ non đã nổi bật lên, làm nền cho bức tranh xuân. Nền cỏ ấy liền với chân trời, trở nên bất tận. Trên cái nền dịu mát đó, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Thiên nhiên thật tuyệt vời khi đã chọn màu xanh và sắc trắng để làm nền cho mùa xuân. /.
2.-Gợi ý dàn bài phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung:
- Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện giai đoạn lịch sử biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, cảm động về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.

- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.

- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...
- Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ chân thực, sinh động qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, qua một giọng văn đầy phân chấn xen lẫn tự hào. Đó là một người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của chiến công vĩ đại. Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô gia văn phái.
 
C

camtu1509

Phân tích hình ảnh của Lục Vân Tiên:
Hàng loạt các động từ đc đưa ra: ghé,bẻ,xông vô==>LVT là người anh hùng,nghĩa hiệp,ra tay cứu giùp người gặp nạn. trừ gian diệt bạo
Ngôn phong:dũng cảm,gan dạ.dàm vạch trần tội ác của bọn cướp Phong Lai
So sánh trận chiến đấu giữa LVT và PL
+về lực lượng, vũ khí,kết quả
Đối với người gặp nạn,LVT ân cần thăm hỏi
LVT biết giữ gìn lễ giáo(dù đó chỉ là lễ giáo phong kiến)
Khi KNN đòi đền ơn thì LVT đã từ chối ví cho rằng thấy việc nghĩa thì làm là chiện bình thường
"Nhớ cau kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

________________________
____________________________
 
Top Bottom