- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời người viết: bài viết này trích một số đoạn liên quan đến văn hóa của các dân tộc phương Đông cổ đại qua tác phẩm (đã dịch sang tiếng Việt) của Herodotus. Xin được trích lược để giới thiệu:
1. Người Lydia:
- Phần lớn người Lydia cho con gái đi làm kỹ nữ để con gái tích cóp của hồi môn cho việc lấy chồng. Họ cũng là tộc người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồng tiền vàng hay bạc; họ cũng là những nhà buôn bán lẻ đầu tiên. Chuyện kể lại rằng, để quên đi nạn đói đang đe dọa, người Lydia phát minh ra trò chơi xúc xắc, chơi xương đốt và chơi bóng
2. Người Ba Tư cổ đại (tiền thân của người Iran ngày nay):
- Họ không coi trọng việc dựng tượng và đền đài. Theo Herodotus, người Ba Tư cho rằng đó là điều điên rồ, không coi thần linh có hình dáng giống con người hiện đại
- Họ hiến sinh cho thần Zeus, thần Mặt Trời, thần Gió, thần Lửa... Trước khi làm lễ hiến sinh, người Ba Tư cổ đại không lập bàn thờ, không rưới rượu lễ hay cử quân nhạc; họ chỉ cần dắt con vật hiến sinh tới một nơi thanh tịnh rồi khẩn cầu thần linh - họ khẩn cầu mong sao mọi thứ đều tốt đẹp với toàn thể dân tộc Ba Tư chứ không phải riêng cá nhân mình. Họ chặt từng khúc của vật tế rồi luộc thịt, bày thịt lên những lớp cỏ ba lá rồi mời một Magos khấn một bài tụng. Xong lễ, họ mang thịt về để dùng riêng
- Trong tiệc sinh nhật, người Ba Tư bày ra thịt của con bò đực (hay con lạc đà, con ngựa) còn nướng trong lò đem ra. Họ ăn rất nhanh và rất ít ăn thịt, chỉ ăn chủ yếu là đồ tráng miệng. Người Ba Tư uống nhiều rượu vang, không được đi vệ sinh hay nôn trước mặt người khác
- Khi người Ba Tư gặp nhau trên đường, người có địa vị ngang hàng thì họ sẽ hôn lên miệng nhau, người có địa vị thấp hơn người kia thì sẽ hôn lên má nhau, người có dòng dõi thấp hơn thì sẽ phải quỳ lạy người kia
- Họ cho rằng sinh nhiều con trai là một dấu hiệu về nam tính, người sinh nhiều con trai nhất sẽ được vua gửi nhiều quà tặng. Trước khi bé trai lên năm tuổi, đứa trẻ sẽ ở với nhiều phụ nữ với lý do: nếu trẻ con qua đời khi đang nuôi thì cha sẽ không đau buồn. Từ năm tuổi trở đi, bé trai được cha dạy cho ba kỹ năng: nói thật, cưỡi ngựa và bắn cung
- Về luật pháp, người Ba Tư chỉ kết án khi người bị kết án phạm nhiều lỗi; không ai được quyền sát hại song thân của mình
- Về bệnh tật, người Ba Tư tránh ra những người bị bệnh hủi (bệnh bạch tạng) vì họ cho rằng những người bệnh này đã xúc phạm thần Mặt Trời. Trong thành phố có người bị bệnh này thì toàn dân phải ra hết, cả con chim bồ câu cũng không được bén mảng tới đây
- Người Ba Tư tôn kính dòng sông đến nỗi: không đi vệ sinh hay khạc nhổ xuống sông, không rửa tay dưới sông
- Về mai táng người chết, người Ba Tư để thi thể ngoài trời một thời gian cho tới khi bị chim, chó xâu xé; sau đó họ dùng sáp phủ kín thi thể rồi chôn xuống đất
3. Người Babylon (Lưỡng Hà cổ đại):
- Về nguồn tài nguyên, người Babylon nuôi rất nhiều ngựa (con trai của vua Artabarzos sở hữu tới 800 con ngựa). Cây lương thực ở đây (có cả nho và ô-liu) ra sản lượng nhiều gấp 300 lần số hạt giống đem gieo khi bội thu nhất. Lá của các cây lúa mì, lúa mạch to đến tận 4 datyloi. Người dân dùng dầu ép từ hạt vừng, có quả của chà là dùng làm thực phẩm, rượu và mật
- Thuyền của người Babylon có hình tròn và được làm bằng da; khung làm bằng cây liễu và không làm đuôi thuyền để chất hàng hóa. Kích thước mỗi thuyền khác nhau, thuyền lớn nhất là trọng lượng tới 5.000 talant (1 talant = 26 kg)
- Người dân mặt thứ áo tunic bằng vải lanh dài tới bàn chân, ngoài cùng là áo choàng, đi dép kiểu Boiotia. Đàn ông có khắc triện, đi gây được làm thủ công rất cầu kỳ, trên gậy khắc hình hoặc quả táo, bông hồng...
- Người Babylon có phong tục sau: khi các cô gái đến tuổi thành hôn, người ta tập hợp họ vào một nơi và cho các chàng trai tập trung xung quanh họ. Người chủ phong tục xướng tên các cô gái để bán cho các chàng trai, thường là cô gái đẹp nhất sẽ được bán đầu tiên... và các cô kế tiếp cũng được bán như vậy. Chàng trai sau khi mua cô gái sẽ không được đem về ngay, khi anh ta hứa là phải kết hôn với cô ấy trước khi đưa cô gái đi. Nếu hai người sống không hòa thuận, chàng trai buộc phải trả lại tiền
- Người Babylon không có thầy thuốc. Người ta sẽ đưa người ốm đến chợ, sau đó những người khác sẽ đến gần và đưa ra lời khuyên cho người bệnh; họ cũng cấm ngặt người khác đi vào chỗ người ốm mà không hỏi thăm gì
- Người Babylon chôn người chết trong mật ong
- Một số phong tục lạ trong hôn nhân: chồng giao hoan với vợ xong, cả hai đến trước bàn hương được đốt lên để tắm rửa. Trong một số vùng, phụ nữ còn phải đến đền thờ thần Aphrodit (Lưỡng Hà gọi là Mylitta) để giao hoan với người đàn ông lạ; theo đó người phụ nữ sẽ phải tới đền và ngồi theo một hàng, rồi đàn ông lạ đi qua. Nếu họ chọn ai thì sẽ ném một đồng xu vào người đó, cô gái phải miễn cưỡng đi theo người đàn ông đó.
4. Người Massagetai:
- Họ sống theo du mục, chủ yếu là kỵ sĩ và chiến binh, cung thủ (dùng rìu, mũi giáo) để chiến đấu; dùng vàng và bạc rất nhiều, nhưng tuyệt nhiên không dùng sắt và đồng
- Họ sống theo tục đa phu (phụ nữ được lấy nhiều người chồng)
- Khi người già nhất sắp qua đời; họ chủ động giết luôn rồi luộc thịt, mở tiệc mừng. Người chết vì bệnh thì họ chôn dưới đất
- Họ ăn chủ yếu là gia súc và cá
- Hiến sinh ngựa để tế thần Mặt Trời
5. Người Ai Cập cổ đại
- Phụ nữ thường đi chợ và buôn bán, trong khi đàn ông ở nhà dệt vải. Đàn ông đội hàng trên đầu trong khi phụ nữ vác trên vai. Họ đi vệ sinh ở trong nhà, ăn ở ngoài đường. Con trai không bắt buộc phải phụng dưỡng song thân, nhưng con gái là bắt buộc. Dân Ai cập cổ sống cùng vật nuôi
- Các tư tế Ai Cập đều là nam giới (để phụng thờ cả nam lẫn nữ thần), cạo trọc đầu. Khi có người qua đời thì họ để râu và tóc dài
- Người Ai cập cổ không ăn lúa mì và đại mạch, vì họ coi là điều ô nhục ghê gớm. Họ chỉ ăn bánh làm từ lúa mì spelta (nhào bột spelta, nhào đất sét bằng tay). Họ có tục buộc dây chão vào trong thuyền
- Về viết chữ, người Ai Cập viết từ phải sang trái và dùng hai loại chữ viết: chữ thiên liêng, chữ thông thường
- Người Ai cập rất sùng tín. Họ uống nước bằng cốc thanh đồng và rửa sạch hằng ngày; mặt trang phục bằng vải lanh đã giặt sạch. Các tư tế cùng mặt đồ bằng vải lanh, tắm ngày hai lần và tối hai lần, đi dép bằng cói. Họ được hưởng khá nhiều, chủ yếu là bánh nướng, lượng lớn thịt bò và ngỗng, rượu vang và không bao giờ ăn cá. Họ không bao giờ trồng hay ăn đậu, vì cây đậu không trong sạch
- Người Ai cập cổ thờ bò đực. Trước khi hiến sinh, người tư tế kiểm tra rất kỹ thân thể con bò và nhổ hết sợi lông đen, kiểm tra chất lượng của lông bò. Kiểm tra xong, họ đánh dấu bằng giấy cói treo ở sừng bò, trát đất sét làm niêm lên trên. Sau đó, người ta dắt con bò được đóng dấu đến ban thờ, rồi đốt lửa lên, rưới rượu vang lên tế vật, cầu khẩn thần linh. Kế đó, họ cắt cổ và cắt đầu con bò, lột da để trút hết những lời nguyền vào trong đó. Cuối cùng, đầu con bò sẽ được đem đi mà không được ăn nó. Riêng phần còn lại của con bò, họ cắt chân, phần lưng rồi nhét vào phần còn lại là bánh mì được ban phép, mật ong, nho khô, nhũ hương.... Sau đó, rưới nhiều dầu trước khi mang lên tế nữ thần. Họ làm lễ hiến sinh sau khi nhịn ăn, trong khi thiêu vật tế thì mọi người đều đấm ngực và khóc lóc; xong lễ thì họ mở tiệc mừng.
Người Ai Cập không hiến sinh bò cái, vì chúng thiên liêng với nữ thần Isis. Khi bò cái chết, họ ném các con cái xuống sông, chôn các con đực ở vùng ngoại ô
- Người Ai Cập cổ cũng hiến sinh cừu (không phải là dê như Hy Lạp cổ, vì người Hy Lạp cho rằng dê là con vật thiên liêng) lên thần Ammon (Hy Lạp gọi là Zeus). Họ cắt đầu và lột da, trùm bộ da lên tượng Ammon. Sau đó, họ đấm ngực than khóc rồi chôn lại con vật vào ngôi mộ thiêng
- Lợn bị người Ai Cập coi là một con vật đáng ghê tởm. Nếu ai đó chạm phải con lợn thì họ buộc phải xuống sông và mặt nguyên trang phục luôn. Ngay cả người chăn lợn không được bước vào các ngôi đền, thậm chí người chăn lợn không được kết hôn với người dân thường. Người Ai Cập hiến sinh lợn dâng lên nữ thần Mặt Trăng: Vào ngày trăng tròn, họ hiến sinh lợn bằng cách giết con vật, sau đó tư tế cắt phần chót đuôi, lá lách và màng nối rồi phủ lên mỡ của con vật; còn phần thịt lợn thì họ ăn dần. Người Ai Cập cổ chi ăn thịt lợn trong lễ hiến sinh, chứ những ngày khác là họ khộng ăn. Với người nghèo, họ nặn bột thành hình lợn, nướng lên rồi dâng lễ
- Người Ai Cập tổ chức nhiều lễ hội lớn. Ở thành Boubastis, họ tổ chức linh đình các lễ hội thờ thần Artemis, Isis (Demeter), Athena, Helios và Leto, Ares. Lúc đầu, họ cho đàn ông và phụ nữ đi cùng thuyền; phụ nữ mang trống lắc và nam giới thổi sáo; số còn lại thì hát và vỗ tay. Đến một thành phố, họ kéo xuống và reo hò thật to, chế giễu phụ nữ, nhảy múa. Tới Boubastis, họ thực hiện nhiều lễ hiến sinh lớn, uống rượu vang rất nhiều. Người bản địa kể lại, số người dự hội cao nhất là 700.000 người, không kể trẻ con. Ở lễ hội Athena, người dân thắp rất nhiều đèn ngoài trời, dâng lễ. Lễ hội Helios và Leto chỉ là hiến sinh, riêng lễ hội Ares còn náo nhiệt hơn nhiều. Hơn 1.000 người tham dự, cùng các tư tế, bắt đầu lễ hội Ares vào chập tối. Người tham dự tập trung xếp hàng, chống gậy gỗ. Khi một nhóm tư tế đẩy một chiếc xe chở miếu và tượng thần vào thánh điện, các tư tế xếp hàng và người tham gia tập trung ngăn lại, dẫn đến cuộc chạm trán quyết liệt
- Người Ai Cập cổ tôn thờ các vật nuôi của mình. Họ chỉ định người được cung cấp thức ăn cho vật nuôi (có kế thừa); khi họ tuyên thệ với thần tương ứng với 1 loài vật, họ sẽ phải cạo đầu các con, rồi mang tóc ra cân, lấy tiền đưa cho người chăm sóc con vật. Nếu ai đó giết một con vật, các tư tế sẽ đưa ra hình phạt; nếu giết một con cò quăm hay một con chìm ưng thì thủ phạm nhất định phải chết.
Khi mèo đực chết, cả nhà chỉ cạo lông mày; khi chó chết thì cả nhà phải cạo sạch lông trên toàn cơ thể. Xác mèo chết được đưa đến các thánh điện ở Boubastis, xác chó được đưa đến ngôi mộ thiêng, xác chuột chù và chim ưng được đưa đến Bouto, xác cò quăm đến Hermoupolis, xác gấu và cáo được chôn tại nơi chúng nằm chết
- Người Ai Cập cổ coi trọng cá sấu (ở Elephantine và hồ Moiris), đeo đồ trang sức lên đầu và đeo vòng lên chân của nó. Khi chúng chết, người dân ướp xác và chôn nó trong mộ thiêng
- Về cách sống của cư dân Ai Cập, họ áp dụng một chế độ như sau: trong ba ngày liên tục mỗi tháng thì họ thanh tẩy, dùng các loại thuốc gây nôn và thụt rửa, nên họ là cư dân khỏe mạnh. Họ ăn bánh mì bằng lúa spelta, uống rượu làm từ đại mạch. Họ ăn cá phơi khô mà không nấu, một số khác thì ướp muối
- Cư dân có tục khắc tượng gỗ tạc theo xác chết đặt trong quan tài, vừa uống rượu vừa đem nó ra trước mặt mọi người
- Trong chào hỏi, người Ai Cập hành lễ bằng cách đưa bàn tay xuống đầu gối
- Họ mặt áo tunic bằng vải lanh, ngoài cùng khoác áo len trắng. Tuy nhiên, họ không mặt áo len khi vào đền, không mặc chúng khi đang chôn cất
6. Người Ấn Độ cổ đại
- Người Ấn độ gồm nhiều bộ lạc, một số chủ yếu chăn nuôi, số khác là đánh cá. Thuyền làm bằng cây sậy. Cư dân mặc trang phục làm từ cây bấc
- Những tộc người ở phía đông Ấn Độ thì họ có tục giết những ai ốm bệnh trước khi người đó kịp già, rồi ăn thịt; riêng một số bộ lạc khác thì có người ốm thì người đó tự động tìm đến nơi đã chọn rối nằm xuống. Các bộ lạc khác của Ấn Độ không trồng lương thực mà họ chỉ thu hoạch một loại hạt to như hạt kê, luộc lên để làm lương thực
7. Người Arabia cổ đại
- Ở vùng đất họ sống có nhũ hương, một dược, quế quan, quế bì và gôm (còn gọi là ledanon). Họ thu hoạch nhũ hương bằng cách đốt an tức hương, cho rắn canh giữ nhũ hương. Cư dân thu hoạch nhũ quan bằng cách trùm lớp da bò lên toàn thân, lặn xuống hồ để lấy. Với quế bì, người dân cho chặt xác con bò, lừa bị chết thành những miếng thịt để cho lũ chim tới tha, một số miếng thịt để ở ngay tổ chim
(còn tiếp)
1. Người Lydia:
- Phần lớn người Lydia cho con gái đi làm kỹ nữ để con gái tích cóp của hồi môn cho việc lấy chồng. Họ cũng là tộc người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồng tiền vàng hay bạc; họ cũng là những nhà buôn bán lẻ đầu tiên. Chuyện kể lại rằng, để quên đi nạn đói đang đe dọa, người Lydia phát minh ra trò chơi xúc xắc, chơi xương đốt và chơi bóng
2. Người Ba Tư cổ đại (tiền thân của người Iran ngày nay):
- Họ không coi trọng việc dựng tượng và đền đài. Theo Herodotus, người Ba Tư cho rằng đó là điều điên rồ, không coi thần linh có hình dáng giống con người hiện đại
- Họ hiến sinh cho thần Zeus, thần Mặt Trời, thần Gió, thần Lửa... Trước khi làm lễ hiến sinh, người Ba Tư cổ đại không lập bàn thờ, không rưới rượu lễ hay cử quân nhạc; họ chỉ cần dắt con vật hiến sinh tới một nơi thanh tịnh rồi khẩn cầu thần linh - họ khẩn cầu mong sao mọi thứ đều tốt đẹp với toàn thể dân tộc Ba Tư chứ không phải riêng cá nhân mình. Họ chặt từng khúc của vật tế rồi luộc thịt, bày thịt lên những lớp cỏ ba lá rồi mời một Magos khấn một bài tụng. Xong lễ, họ mang thịt về để dùng riêng
- Trong tiệc sinh nhật, người Ba Tư bày ra thịt của con bò đực (hay con lạc đà, con ngựa) còn nướng trong lò đem ra. Họ ăn rất nhanh và rất ít ăn thịt, chỉ ăn chủ yếu là đồ tráng miệng. Người Ba Tư uống nhiều rượu vang, không được đi vệ sinh hay nôn trước mặt người khác
- Khi người Ba Tư gặp nhau trên đường, người có địa vị ngang hàng thì họ sẽ hôn lên miệng nhau, người có địa vị thấp hơn người kia thì sẽ hôn lên má nhau, người có dòng dõi thấp hơn thì sẽ phải quỳ lạy người kia
- Họ cho rằng sinh nhiều con trai là một dấu hiệu về nam tính, người sinh nhiều con trai nhất sẽ được vua gửi nhiều quà tặng. Trước khi bé trai lên năm tuổi, đứa trẻ sẽ ở với nhiều phụ nữ với lý do: nếu trẻ con qua đời khi đang nuôi thì cha sẽ không đau buồn. Từ năm tuổi trở đi, bé trai được cha dạy cho ba kỹ năng: nói thật, cưỡi ngựa và bắn cung
- Về luật pháp, người Ba Tư chỉ kết án khi người bị kết án phạm nhiều lỗi; không ai được quyền sát hại song thân của mình
- Về bệnh tật, người Ba Tư tránh ra những người bị bệnh hủi (bệnh bạch tạng) vì họ cho rằng những người bệnh này đã xúc phạm thần Mặt Trời. Trong thành phố có người bị bệnh này thì toàn dân phải ra hết, cả con chim bồ câu cũng không được bén mảng tới đây
- Người Ba Tư tôn kính dòng sông đến nỗi: không đi vệ sinh hay khạc nhổ xuống sông, không rửa tay dưới sông
- Về mai táng người chết, người Ba Tư để thi thể ngoài trời một thời gian cho tới khi bị chim, chó xâu xé; sau đó họ dùng sáp phủ kín thi thể rồi chôn xuống đất
3. Người Babylon (Lưỡng Hà cổ đại):
- Về nguồn tài nguyên, người Babylon nuôi rất nhiều ngựa (con trai của vua Artabarzos sở hữu tới 800 con ngựa). Cây lương thực ở đây (có cả nho và ô-liu) ra sản lượng nhiều gấp 300 lần số hạt giống đem gieo khi bội thu nhất. Lá của các cây lúa mì, lúa mạch to đến tận 4 datyloi. Người dân dùng dầu ép từ hạt vừng, có quả của chà là dùng làm thực phẩm, rượu và mật
- Thuyền của người Babylon có hình tròn và được làm bằng da; khung làm bằng cây liễu và không làm đuôi thuyền để chất hàng hóa. Kích thước mỗi thuyền khác nhau, thuyền lớn nhất là trọng lượng tới 5.000 talant (1 talant = 26 kg)
- Người dân mặt thứ áo tunic bằng vải lanh dài tới bàn chân, ngoài cùng là áo choàng, đi dép kiểu Boiotia. Đàn ông có khắc triện, đi gây được làm thủ công rất cầu kỳ, trên gậy khắc hình hoặc quả táo, bông hồng...
- Người Babylon có phong tục sau: khi các cô gái đến tuổi thành hôn, người ta tập hợp họ vào một nơi và cho các chàng trai tập trung xung quanh họ. Người chủ phong tục xướng tên các cô gái để bán cho các chàng trai, thường là cô gái đẹp nhất sẽ được bán đầu tiên... và các cô kế tiếp cũng được bán như vậy. Chàng trai sau khi mua cô gái sẽ không được đem về ngay, khi anh ta hứa là phải kết hôn với cô ấy trước khi đưa cô gái đi. Nếu hai người sống không hòa thuận, chàng trai buộc phải trả lại tiền
- Người Babylon không có thầy thuốc. Người ta sẽ đưa người ốm đến chợ, sau đó những người khác sẽ đến gần và đưa ra lời khuyên cho người bệnh; họ cũng cấm ngặt người khác đi vào chỗ người ốm mà không hỏi thăm gì
- Người Babylon chôn người chết trong mật ong
- Một số phong tục lạ trong hôn nhân: chồng giao hoan với vợ xong, cả hai đến trước bàn hương được đốt lên để tắm rửa. Trong một số vùng, phụ nữ còn phải đến đền thờ thần Aphrodit (Lưỡng Hà gọi là Mylitta) để giao hoan với người đàn ông lạ; theo đó người phụ nữ sẽ phải tới đền và ngồi theo một hàng, rồi đàn ông lạ đi qua. Nếu họ chọn ai thì sẽ ném một đồng xu vào người đó, cô gái phải miễn cưỡng đi theo người đàn ông đó.
4. Người Massagetai:
- Họ sống theo du mục, chủ yếu là kỵ sĩ và chiến binh, cung thủ (dùng rìu, mũi giáo) để chiến đấu; dùng vàng và bạc rất nhiều, nhưng tuyệt nhiên không dùng sắt và đồng
- Họ sống theo tục đa phu (phụ nữ được lấy nhiều người chồng)
- Khi người già nhất sắp qua đời; họ chủ động giết luôn rồi luộc thịt, mở tiệc mừng. Người chết vì bệnh thì họ chôn dưới đất
- Họ ăn chủ yếu là gia súc và cá
- Hiến sinh ngựa để tế thần Mặt Trời
5. Người Ai Cập cổ đại
- Phụ nữ thường đi chợ và buôn bán, trong khi đàn ông ở nhà dệt vải. Đàn ông đội hàng trên đầu trong khi phụ nữ vác trên vai. Họ đi vệ sinh ở trong nhà, ăn ở ngoài đường. Con trai không bắt buộc phải phụng dưỡng song thân, nhưng con gái là bắt buộc. Dân Ai cập cổ sống cùng vật nuôi
- Các tư tế Ai Cập đều là nam giới (để phụng thờ cả nam lẫn nữ thần), cạo trọc đầu. Khi có người qua đời thì họ để râu và tóc dài
- Người Ai cập cổ không ăn lúa mì và đại mạch, vì họ coi là điều ô nhục ghê gớm. Họ chỉ ăn bánh làm từ lúa mì spelta (nhào bột spelta, nhào đất sét bằng tay). Họ có tục buộc dây chão vào trong thuyền
- Về viết chữ, người Ai Cập viết từ phải sang trái và dùng hai loại chữ viết: chữ thiên liêng, chữ thông thường
- Người Ai cập rất sùng tín. Họ uống nước bằng cốc thanh đồng và rửa sạch hằng ngày; mặt trang phục bằng vải lanh đã giặt sạch. Các tư tế cùng mặt đồ bằng vải lanh, tắm ngày hai lần và tối hai lần, đi dép bằng cói. Họ được hưởng khá nhiều, chủ yếu là bánh nướng, lượng lớn thịt bò và ngỗng, rượu vang và không bao giờ ăn cá. Họ không bao giờ trồng hay ăn đậu, vì cây đậu không trong sạch
- Người Ai cập cổ thờ bò đực. Trước khi hiến sinh, người tư tế kiểm tra rất kỹ thân thể con bò và nhổ hết sợi lông đen, kiểm tra chất lượng của lông bò. Kiểm tra xong, họ đánh dấu bằng giấy cói treo ở sừng bò, trát đất sét làm niêm lên trên. Sau đó, người ta dắt con bò được đóng dấu đến ban thờ, rồi đốt lửa lên, rưới rượu vang lên tế vật, cầu khẩn thần linh. Kế đó, họ cắt cổ và cắt đầu con bò, lột da để trút hết những lời nguyền vào trong đó. Cuối cùng, đầu con bò sẽ được đem đi mà không được ăn nó. Riêng phần còn lại của con bò, họ cắt chân, phần lưng rồi nhét vào phần còn lại là bánh mì được ban phép, mật ong, nho khô, nhũ hương.... Sau đó, rưới nhiều dầu trước khi mang lên tế nữ thần. Họ làm lễ hiến sinh sau khi nhịn ăn, trong khi thiêu vật tế thì mọi người đều đấm ngực và khóc lóc; xong lễ thì họ mở tiệc mừng.
Người Ai Cập không hiến sinh bò cái, vì chúng thiên liêng với nữ thần Isis. Khi bò cái chết, họ ném các con cái xuống sông, chôn các con đực ở vùng ngoại ô
- Người Ai Cập cổ cũng hiến sinh cừu (không phải là dê như Hy Lạp cổ, vì người Hy Lạp cho rằng dê là con vật thiên liêng) lên thần Ammon (Hy Lạp gọi là Zeus). Họ cắt đầu và lột da, trùm bộ da lên tượng Ammon. Sau đó, họ đấm ngực than khóc rồi chôn lại con vật vào ngôi mộ thiêng
- Lợn bị người Ai Cập coi là một con vật đáng ghê tởm. Nếu ai đó chạm phải con lợn thì họ buộc phải xuống sông và mặt nguyên trang phục luôn. Ngay cả người chăn lợn không được bước vào các ngôi đền, thậm chí người chăn lợn không được kết hôn với người dân thường. Người Ai Cập hiến sinh lợn dâng lên nữ thần Mặt Trăng: Vào ngày trăng tròn, họ hiến sinh lợn bằng cách giết con vật, sau đó tư tế cắt phần chót đuôi, lá lách và màng nối rồi phủ lên mỡ của con vật; còn phần thịt lợn thì họ ăn dần. Người Ai Cập cổ chi ăn thịt lợn trong lễ hiến sinh, chứ những ngày khác là họ khộng ăn. Với người nghèo, họ nặn bột thành hình lợn, nướng lên rồi dâng lễ
- Người Ai Cập tổ chức nhiều lễ hội lớn. Ở thành Boubastis, họ tổ chức linh đình các lễ hội thờ thần Artemis, Isis (Demeter), Athena, Helios và Leto, Ares. Lúc đầu, họ cho đàn ông và phụ nữ đi cùng thuyền; phụ nữ mang trống lắc và nam giới thổi sáo; số còn lại thì hát và vỗ tay. Đến một thành phố, họ kéo xuống và reo hò thật to, chế giễu phụ nữ, nhảy múa. Tới Boubastis, họ thực hiện nhiều lễ hiến sinh lớn, uống rượu vang rất nhiều. Người bản địa kể lại, số người dự hội cao nhất là 700.000 người, không kể trẻ con. Ở lễ hội Athena, người dân thắp rất nhiều đèn ngoài trời, dâng lễ. Lễ hội Helios và Leto chỉ là hiến sinh, riêng lễ hội Ares còn náo nhiệt hơn nhiều. Hơn 1.000 người tham dự, cùng các tư tế, bắt đầu lễ hội Ares vào chập tối. Người tham dự tập trung xếp hàng, chống gậy gỗ. Khi một nhóm tư tế đẩy một chiếc xe chở miếu và tượng thần vào thánh điện, các tư tế xếp hàng và người tham gia tập trung ngăn lại, dẫn đến cuộc chạm trán quyết liệt
- Người Ai Cập cổ tôn thờ các vật nuôi của mình. Họ chỉ định người được cung cấp thức ăn cho vật nuôi (có kế thừa); khi họ tuyên thệ với thần tương ứng với 1 loài vật, họ sẽ phải cạo đầu các con, rồi mang tóc ra cân, lấy tiền đưa cho người chăm sóc con vật. Nếu ai đó giết một con vật, các tư tế sẽ đưa ra hình phạt; nếu giết một con cò quăm hay một con chìm ưng thì thủ phạm nhất định phải chết.
Khi mèo đực chết, cả nhà chỉ cạo lông mày; khi chó chết thì cả nhà phải cạo sạch lông trên toàn cơ thể. Xác mèo chết được đưa đến các thánh điện ở Boubastis, xác chó được đưa đến ngôi mộ thiêng, xác chuột chù và chim ưng được đưa đến Bouto, xác cò quăm đến Hermoupolis, xác gấu và cáo được chôn tại nơi chúng nằm chết
- Người Ai Cập cổ coi trọng cá sấu (ở Elephantine và hồ Moiris), đeo đồ trang sức lên đầu và đeo vòng lên chân của nó. Khi chúng chết, người dân ướp xác và chôn nó trong mộ thiêng
- Về cách sống của cư dân Ai Cập, họ áp dụng một chế độ như sau: trong ba ngày liên tục mỗi tháng thì họ thanh tẩy, dùng các loại thuốc gây nôn và thụt rửa, nên họ là cư dân khỏe mạnh. Họ ăn bánh mì bằng lúa spelta, uống rượu làm từ đại mạch. Họ ăn cá phơi khô mà không nấu, một số khác thì ướp muối
- Cư dân có tục khắc tượng gỗ tạc theo xác chết đặt trong quan tài, vừa uống rượu vừa đem nó ra trước mặt mọi người
- Trong chào hỏi, người Ai Cập hành lễ bằng cách đưa bàn tay xuống đầu gối
- Họ mặt áo tunic bằng vải lanh, ngoài cùng khoác áo len trắng. Tuy nhiên, họ không mặt áo len khi vào đền, không mặc chúng khi đang chôn cất
6. Người Ấn Độ cổ đại
- Người Ấn độ gồm nhiều bộ lạc, một số chủ yếu chăn nuôi, số khác là đánh cá. Thuyền làm bằng cây sậy. Cư dân mặc trang phục làm từ cây bấc
- Những tộc người ở phía đông Ấn Độ thì họ có tục giết những ai ốm bệnh trước khi người đó kịp già, rồi ăn thịt; riêng một số bộ lạc khác thì có người ốm thì người đó tự động tìm đến nơi đã chọn rối nằm xuống. Các bộ lạc khác của Ấn Độ không trồng lương thực mà họ chỉ thu hoạch một loại hạt to như hạt kê, luộc lên để làm lương thực
7. Người Arabia cổ đại
- Ở vùng đất họ sống có nhũ hương, một dược, quế quan, quế bì và gôm (còn gọi là ledanon). Họ thu hoạch nhũ hương bằng cách đốt an tức hương, cho rắn canh giữ nhũ hương. Cư dân thu hoạch nhũ quan bằng cách trùm lớp da bò lên toàn thân, lặn xuống hồ để lấy. Với quế bì, người dân cho chặt xác con bò, lừa bị chết thành những miếng thịt để cho lũ chim tới tha, một số miếng thịt để ở ngay tổ chim
(còn tiếp)
Last edited: