văn đội tuyển gấp lắm roài

N

nucuoi_nhungnguoidocthan_810

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có bài văn đội tuyển hơi hóc búa! MOng mọi người xem dùm và có những câu trả lời có tác dụng:
Hãy nêu cảm nghĩ của e về đoạn thơ sau:
Mình nói mình hãy còn son.
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.
COn mình nhưũng đất cùng tro.
Ta đi lấy nước tắm cho con mình.​
Gợi ý: đây là lời of một chàng trai xưng ''ta'' vs người con gái chàng yêu quý ''mình'':)%%-​
 
S

seagirl_41119

Tình yêu vốn là đề tài muôn thưở.Thế nhưng ,thử xem đã mấy ai đồng nhất được định nghĩa tình yêu .Và lời tỏ tình xưa nay mấy ai đếm đủ?Tôi không dám mạo muội góp thêm lời ngỏ riêng vào cái chung của thiên hạ,chỉ mong mình cảm nhận được nét duyên trong lối tỏ tình ở bài ca dao Việt Nam:

Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ ,thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro

Ta đi gánh nước tắm cho con mình



Với những ai yêu mến ca dao ,nhất là ca dao về tình yêu đôi lứa ,thì mô típ “mình –ta”quá ư quen thuộc .Lối xưng hô này nghe nọt ngào ,tình cảm làm sao!

Tiếp cận bài ca dao,người đọc dường như không thấy sự gọt giũa cầu kì của ngôn từ.Bởi thế , câu đầu tiên rất gần với lời ăn tiếng nói dân dã,đời thường:

Mình nói với ta mình hãy còn son

Câu thơ hé mở cho người đọc một cách hiểu :chắc chắn giữa “mình –ta”đã có dạo tâm tình ,trò chuyện cùng nhau ;để đọng lại trong “ta” đôi chữ “còn son”.Chẳng lý gì “ta”không có quyền tin “mình”vẫn trẻ trung và rằng “vườn hồng”một lối đang bỏ ngỏ chờ ai?Vậy hỏi trước “mình”, “ta” không yêu sao được?

Rồi niềm tin của “ta”tưởng chừng bị tổn thương khi “ta đi qua ngõ, thấy con mình bò”.Đúng là “ta” nghe một đường nhưng “ ta” chứng kiến lại là một nẻo đối nghịch.Sự thật này trớ trêu quá chăng?Quay về câu thơ mở bài,người đọc cảm nhận đó vừa là lời tâm sự vừa là lời trách cứ của “ta” dành cho mình .Trách sao “mình nói với ta mình hãy còn son”,cớ sao “ta đi qua ngõ thấy con mình bò”.Nếu không yêu thương “mình” thì “ta” trách làm gì cho nhọc công vô ích?

Qua lời bộc bạch của chàng trai,thì ra ‘mình” đã dối ta rất ngọt.Liệu “mình”muốn đùa với tình yêu hay thực lòng “mình”đã có ý thươg “ta” ,chờ “ta”?Bỗng dưng ,tôi cảm thông cùng lời dối ấy .Đương nhiên ,có chút gì đó ngậm ngùi thay chàng trai.Có lẽ, không ai không xót xa khi người mình yêu đâu vẹn nguyên như niềm mong ước.Vấn đề là khi yêu ,người ta có biết tha thứ để sống tốt bên nhau hay không?Chàng trai trong bài ca dao thì sao?Tôi nhận ra tín hiệu tình yêu được khởi nguồn từ “mình” và “ta”.Vì thương “ta”, “mình” đành phải dối lời (chứ có dối lòng đâu mà ngại).Và vì yêu “mình”nên “ta đi qua ngõ” như thăm dò ý tứ.Ta lại tự nguyện “đi gánh nước tắm cho con mình”khi thấy “con mình những trấu cùng tro”.Lời thơ,ý thơ chợt bừng sáng lên bởi những gì “ta” đã làm được.Đáng khen thay chàng trai biết vượt lên hoàn cảnh trớ trêu ,để dành trọn tình yêu cho cô gái –dẫu có lần trái tim cô lỗi nhịp.Giờ nhớ lạilời cha ông từng bảo: “yêu nhau củ ấu cũng tròn”,tôi mới ngẫm thật chính xác.

Điểm qua những việc “ta” làm,người đọc dễ nhầm tưởng con mình.
 
Last edited by a moderator:
N

nucuoi_nhungnguoidocthan_810

Vậy thực chất seagirl_41119 hiểu ''mình'' có yêu chàng trai kia thực sự hok hay đó chỉ là mọt tình cảm lừa dối bởi vì ''mình'' đã có con và đứa con ấy côi cút ''Ta đi qua ngõ thấy con mình bò./COn mình những đất cùng tro.''> Đó phải chăng là một bà mẹ hok tôt?
 
S

seagirl_41119

Vậy thực chất seagirl_41119 hiểu ''mình'' có yêu chàng trai kia thực sự hok hay đó chỉ là mọt tình cảm lừa dối bởi vì ''mình'' đã có con và đứa con ấy côi cút ''Ta đi qua ngõ thấy con mình bò./COn mình những đất cùng tro.''> Đó phải chăng là một bà mẹ hok tôt?

Sẽ có nhiều điều tranh cãi ở chỗ này.
Có thể "mình" yêu "ta" thật đấy nhưng làm sao đây khi "mình" đã có "con" (ko còn son nữa), vì thế, để giữ tình yêu ấy, "mình" đã nối dối "ta" với hi vọng "ta" không bỏ "mình", với hi vọng mỏng manh tìm đc hạnh phúc
Cũng có thể "mình" là kẻ gian dối theo ý định "lừa gạt tình cảm"
Vậy có thể hiểu "mình" nói dối theo 2 cách:
1, đó là trêu chọc "ta", lừa dối ta, trtòng hợp này là "mình" ko yêu "ta"
2, đó là nói dối để níu giữ, sợ "ta" bỏ "mình" khi biết "mình" có con rồi, trường hợp này là "mình" có yêu ta

đó là 2 cách lí giải của chị. Nhưng em có hiểu tại sao bài phân tích trên lại ko nói rõ cái này ko? Vì nội dung ko tập trung ở đây, mà tập trung ở TY của"ta" dành cho "mình", rất cao thượng, vẫn còn " tắm cho con mình", đó mới là TY cần đc nhấn mạnh trong vẻ đẹp của ca dao
 
N

nhjm_kut3

Vậy nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn thơ trên là gì?
Đây là một bài ca dao ngắn nhưng có khá đầy đủ yếu tố của một truyện ngắn(nhân vật ,mâu thuẫn ,thắt nút ,đỉnh điểm ....).
Về mặt ngôn ngữ ,chữ ''ta" được lặp lại 3 lần ,chữ ''mih`'' được láy lại 5 lần đã làm cho giọng điệu ,âm điệu bài ca dao mượt mà nhg chất thơ mộng vốn có trong nhg~ mối tình đầu xưa nay chẳng có là bao bởi lẽ ''mih` nói dối ta mih` hãy còn son..."
 
Top Bottom