Sinh 10 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Móm's Mochi

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng chín 2018
3
1
6
20
Quảng Ninh
THPT Cẩm Phả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất (nguyên nhân, nguyên lí vận chuyển, nhu cầu năng lượng, khái niệm).
Câu 2: Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta cho một tế bào động vật và tế bào thực vật vào trong một cốc nước lọc.
Câu 3: Tách tế bào lá cây đặt vào phiến kính, nhỏ dung dịch muối loãng vào tế bào. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích?
Câu 4: So sánh nhập bào và xuất bào? (Giống nhau, khác nhau: khái niệm, cơ chế)
Câu 5: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của một phân tử ATP? Tại sao nói ATP là hợp chất cao năng?
Câu 6: Enzim là gì? Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?
Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người?
Câu 8: Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao lên so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó giảm thậm chí là mất hoàn toàn?
Câu 9: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
Câu 10: Tại sao enzim có tính chuyên hóa cao?
 

que6789

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2014
321
166
76
Thanh Hóa
THPT Dương Đình Nghệ
Câu 1: Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất (nguyên nhân, nguyên lí vận chuyển, nhu cầu năng lượng, khái niệm).
Van chuyển thụ độngVận chuyển chủ động

- Vận chuyển ko cần cung cấp năng lượng
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Phụ thuộc vào bậc thang nồng độ
- Theo cơ chế khuyếch tán

- Vận chuyển chất cần có năng lượng cung cấp
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
- Phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể
- Do một chất hoạt tải đặc biệt
[TBODY] [/TBODY]

Câu 3: Tách tế bào lá cây đặt vào phiến kính, nhỏ dung dịch muối loãng vào tế bào. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích?
- Hiện tượng: sau vài phút, tế bào chất dần dần tách khỏi màng tế bào từ các góc khác nhau, ở các chỗ khác rồi cuối cùng làm thành hình như 1 cái túi → co nguyên sinh

- Hiện tượng trên xảy ra là do muối đậm đặc hơn dịch tế bào nên nước sẽ theo nguyên lý đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, sẽ đi qua màng tế bào. Tế bào mất nước co lại => co nguyên sinh
Câu 4: So sánh nhập bào và xuất bào? (Giống nhau, khác nhau: khái niệm, cơ chế)
Giống nhau:
Nhập bào và xuất bào đều là hình thức vận chuyển chất ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất.
Khác nhau
- Nhập bào: tùy thuộc vào bản chất của các phân tử được vận chuyển và trạng thái biến đổi của màng người ta phân biệt 3 dạng nhập bào sau:
+ Thực bào: là trường hợp phần tử được vận chuyển vào tế bào ở dạng các phân tử rắn, và màng sinh chất biến đổi hình thành chân giả bao lấy phần tử chất rắn tạo thành bóng nhập bào.
+ Ẩm bào: là trường hợp phân tử được nhập vào tế bào là giọt lỏng. Màng tế bào biến đổi bao lấy giọt lỏng và tạo thành bóng ẩm bào.
+ Nhập bào thông qua thụ quan: chất vận chuyển là chất gắn ( vì nó phải gắn với thụ quan màng là glicoprotein đặc trưng có trong màng. chất vận chuyển gắn với thụ quan thành phức hợp, màng biến đổi lõm vào và bao lấy phức hợp tạo thành bóng nhập bào. Bóng nhập bào được bao thêm lớp áo bằng protein sợi. Chất vận chuyển sẽ được giải phóng ra tế bào chất còn thụ quan sẽ được màng tái sử dụng.
- Xuất bào:
Hiện tượng xuất bào là hiện tượng tế bào bài xuất, chế tiết ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào ( chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ thay đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài.
Câu 5: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của một phân tử ATP? Tại sao nói ATP là hợp chất cao năng?
ATP (adenozin triphotphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
Một phân tử ATP gồm:
Bazo nito adenin
Đường ribozo
3 nhóm photphat
Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng của ATP rất dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng
Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào:
Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
Vận chuyển các chất qua màng
Sinh công cơ học
Câu 6: Enzim là gì? Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?
Enzim: Là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.
Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng.
QUOTE="Móm's Mochi, post: 3657634, member: 2615040"]Câu 8: Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao lên so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó giảm thậm chí là mất hoàn toàn?[/QUOTE]
Do enzim có bản chất là protein, mà protein có cấu trúc không gian ba chiều được liên kết bởi các liên kết kém bền. Khi ở nhiệt độ cao các liên kết bị phá vỡ dẫn đến thay đổi cấu trúc không gian ba chiều=> thay đổi cấu trúc enzim=> không liên kết được với cơ chất=> enzim mất hoạt tính
 
Top Bottom