Văn Văn bản trung đại 9

namphuong_2k3

Cựu Mod Anh|Quán quân TE S1
Thành viên
1 Tháng tư 2017
566
1,215
254
21
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Chuyện người con gái Nam Xương:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược tác phẩm 'Truyền kì mạn lục'?
2. Em có cảm nhận gì về nhân vật Vũ Nương? (qua các tình thế mà Vũ Nương đối mặt)
3. Có một số bạn học sinh cho rằng tác giả nên để Vũ Nương trở về trần gian sum họp thì câu chuyện sẽ trọn vẹn hơn. Ý kiến của em như thế nào?
* Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:
1.
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm 'Vũ trung từ bút'?
2. Em có cảm nhận gì về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh trong ngòi bút kể và tả của Phạm Đình Hổ?
* Hoàng Lê nhất thống chí:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược về tác phẩm?
2. Em có cảm nhận gì về Quang Trung trong hồi thứ 14?
3. Hình ảnh quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê được tác giả miêu tả như thế nào?
* Truyện Kiều:
1.
Nêu những nét chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
2. Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện Kiều?
3. Hãy nêu những giá trị cơ bản của tác phẩm truyện Kiều?
* Những đoạn trích trong truyện Kiều đã học:
1. Chị em Thúy Kiều:
a)
Hãy nêu vị trí đoạn trích?
b) Hãy nêu kết cấu của đoạn thơ?
c) Em có cảm nhận gì về chân dung chị em Thúy Kiều qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du?

Anh/chị/bạn biết câu nào trả lời giúp mình với, mình sắp kiểm tra 1 tiết rồi. Cảm ơn.
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
3. Có một số bạn học sinh cho rằng tác giả nên để Vũ Nương trở về trần gian sum họp thì câu chuyện sẽ trọn vẹn hơn. Ý kiến của em như thế nào?
Nếu để cho Vũ Nương về trần gian sum họp thì câu chuyện sẽ không để lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bởi lẽ cái chết của Vũ Nương cùng sự việc Vũ Nương không thể quay lại để lại các ý nghĩa sau:
- Là một sự trừng phạt thích đáng cho Trương Sinh, người như Trương Sinh không xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
- Hạnh phúc chỉ đến khi ta biết nắm bắt, một khi đã buông bỏ thì không thể nào hàn gắn lại được nữa.
- Không quay lại trần gian đã phê phán xã hội phong kiến xưa cùng chế độ nam quyền bất công, xấu xa, đẩy người phụ nữ vào con đường cùng. Cái xã hội ấy không có chỗ đứng cho người phụ nữ đức hạnh.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,063
474
18
Vĩnh Phúc
THPTXH
c) Em có cảm nhận gì về chân dung chị em Thúy Kiều qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du?

Anh/chị/bạn biết câu nào trả lời giúp mình với, mình sắp kiểm tra 1 tiết rồi. Cảm ơn.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam – danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều”
là kiệt tác số 1 của Nguyễn Du, kết tinh những thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Trong
“Truyện Kiều”, dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, mỗi nhân vật đều hiện lên
một chân dung hết sức sinh động, gợi cả m. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân và
Thúy Kiều qua bút pháp ước lệ tượng trưng.
Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu và gợi tả vẻ đẹp của hai chị em:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Trong những câu thơ trên, vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều được xếp vào hàng tuyệt thế giai
nhân, cả hai chị em đều là những “ả tố nga” tức là những cô gái đẹp.Bằng bút pháp ước lệ
(lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người), ta thấy chị em Kiều đều có vẻ
đẹp duyên dáng, thanh cao như “mai”, có tâm hồn trong trắng như “ tuyết”. Cả hai chị em
đều đẹp “ mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại có một vẻ đẹp riêng, không hề lẫn lộn.
Vẻ đẹp của Thúy Vân được gợi tả ở 4 câu thơ tiếp theo. Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái
quát đặc điễm nhân vật: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “ trang trọng” nói lên vẻ
đẹp cao sang, quí phái của Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so
sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời:
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ với những hình tượng quen thuộc nhưng khi tả Vân, ngòi
bút của Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều. THứ nhất là cụ thể trong thủ
pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Thứ hai là cụ thể trong
việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang”,
“đoan trang”. Mỗi phép so sánh, ẩn dụ đều nhằm thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà
quí phái của người thiếu nữ. Hình ảnh “khuôn trăng đầy đặn” gợi tả khuôn mặt tròn trịa, đầy
đặn như mặt trăng. Hình ảnh “nét ngài nở nang” gợi tả đôi lông mày sắc nét, đậm như con
ngài. Hình ảnh “hoa cười”, “ngọc thốt” góp phần gợi tả miệng cười của Thúy Vân tươi thắm
như hoa,giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc. Hình ảnh “ Mây thua nước tóc,
tuyết nhường màu da” gợi tả mái tóc đen mượt mà, óng ả hơn mây; làn da trắng, mịn màng
hơn tuyết. Như vậy, chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của
Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh “ mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ
có cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
Thúy Vân đã đẹp, Thúy Kiều còn đẹp hơn. Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả trước để làm
nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Nếu như Thúy
Vân được miêu tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì vẻ đẹp của Thúy Kiều còn vượt lên trên cái hoàn
hảo ấy. Qua vẻ đẹp của Thúy Vân mà người đọc hình dung ra vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Cũng như lúc tả Thúy Vân, câu thoe đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo,
mặn mà”. Náng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, tình cảm. Gợi ta vẻ đẹp của Thúy
Kiều, tác giả vẫn dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt
thế. Đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Thúy Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt,
bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái
mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước
mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên
gương mặt trẻ trung. Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái
tài, cái tình của nàng. Thế nhưng, khi tả Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai
phần để tả tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng, theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến
gồm đủ cả: cầ m, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đánh đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu,
vượt lên trên mọi người: “ Cung thương làu bậc ngũ âm. NGhề riêng ăn đứt hồ cầm một
trương”. Nhấn mạnh cái tài của Thúy Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng.
Cung đàn bạc mệnh mà Thúy Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim
đa sầu đa cảm. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự hội tụ của cả sắc – tài – tình. Tác giả
đã dùng câu thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” để đặc tả giai nhân. Sắc đẹp của
Thúy Kiều có thể làm cho người ta say mê đễn nỗi mất thành mất nước. Chân dung Thúy
Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho taoh hóa phải
ghen ghét, đố kỵ “hoa ghen”, “liễu hờn”, báo hiệu số phận của nàng gặp nhều gian truân,
đau khổ.
Vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn của chị e m Thúy Kiều được khẳng định ở 4 câu thơ cuối của
đoạn trích:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Chị em Thúy Kiều được sống trong cảnh “trướng rủ màn che”, chưa từng hò hẹn với một ai.
Điều đó thể hiện phẩm hạnh cao đẹp của hai nàng thật đáng trân trọng, đáng ngợi
ca.
Tóm lại, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã gợi tả rất sinh động bức chân dung của hai chị em
Thúy Kiều. Băng bút pháp ước lệ, tượng trưng gợi tả tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du
đã trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người, mang đậm cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca, thể
hiện tính nhân văn cao cả.​
 
  • Like
Reactions: Phương Chí Hy

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
21
Đắk Lắk
* Chuyện người con gái Nam Xương:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược tác phẩm 'Truyền kì mạn lục'?
2. Em có cảm nhận gì về nhân vật Vũ Nương? (qua các tình thế mà Vũ Nương đối mặt)
3. Có một số bạn học sinh cho rằng tác giả nên để Vũ Nương trở về trần gian sum họp thì câu chuyện sẽ trọn vẹn hơn. Ý kiến của em như thế nào?
* Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:
1.
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm 'Vũ trung từ bút'?
2. Em có cảm nhận gì về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh trong ngòi bút kể và tả của Phạm Đình Hổ?
* Hoàng Lê nhất thống chí:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược về tác phẩm?
2. Em có cảm nhận gì về Quang Trung trong hồi thứ 14?
3. Hình ảnh quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê được tác giả miêu tả như thế nào?
* Truyện Kiều:
1.
Nêu những nét chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
2. Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện Kiều?
3. Hãy nêu những giá trị cơ bản của tác phẩm truyện Kiều?
* Những đoạn trích trong truyện Kiều đã học:
1. Chị em Thúy Kiều:
a)
Hãy nêu vị trí đoạn trích?
b) Hãy nêu kết cấu của đoạn thơ?
c) Em có cảm nhận gì về chân dung chị em Thúy Kiều qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du?

.................................................................................................................................................................................................................................
1. Truyền kì mạn lục là tản mạn những truyện được tản mạn, lưu truyền trong dân gian. Truyện gồm 20 truyện, sau mỗi truyện đều có thêm lời bình hoặc ý kiến của người đồng quan điểm.
2 Vũ Nương là một người người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Trong cuộc sống vợ chồng nàng là người hiểu tính chồng, khéo léo trong cách cư xử đúng mực. Khi chồng đi ính chỉ xin 2 chữ ''bình yên'', khi xa chồng nàng nhớ chồng tha thiết, luôn thấy hình bóng chồng bên mình. Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, làm tròn bổn phận, ma chay tế lễ như đối với mẹ ruột của mình khi mẹ chồng mất. Nàng còn là một người mẹ thương con; vừa làm cha, vừa làm mẹ; lựa chọn cái chết để bảo vệ con mình khỏi định kiến. Nàng còn là một người trọng nhân phẩm và tình nghĩa với chồng và Linh Phi.
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
* Chuyện người con gái Nam Xương:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược tác phẩm 'Truyền kì mạn lục'?
2. Em có cảm nhận gì về nhân vật Vũ Nương? (qua các tình thế mà Vũ Nương đối mặt)
3. Có một số bạn học sinh cho rằng tác giả nên để Vũ Nương trở về trần gian sum họp thì câu chuyện sẽ trọn vẹn hơn. Ý kiến của em như thế nào?
* Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:
1.
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm 'Vũ trung từ bút'?
2. Em có cảm nhận gì về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh trong ngòi bút kể và tả của Phạm Đình Hổ?
* Hoàng Lê nhất thống chí:
1.
Hãy nêu những nét sơ lược về tác phẩm?
2. Em có cảm nhận gì về Quang Trung trong hồi thứ 14?
3. Hình ảnh quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê được tác giả miêu tả như thế nào?
* Truyện Kiều:
1.
Nêu những nét chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
2. Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện Kiều?
3. Hãy nêu những giá trị cơ bản của tác phẩm truyện Kiều?
* Những đoạn trích trong truyện Kiều đã học:
1. Chị em Thúy Kiều:
a)
Hãy nêu vị trí đoạn trích?
b) Hãy nêu kết cấu của đoạn thơ?
c) Em có cảm nhận gì về chân dung chị em Thúy Kiều qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du?

Anh/chị/bạn biết câu nào trả lời giúp mình với, mình sắp kiểm tra 1 tiết rồi. Cảm ơn.
Câu 2 trong văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí:
Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã khắc hoạ hình ảnh vị vua tài giỏi, có tầm nhìn xa trông rộng, thấu tình dạt lí trong mọi việc, khôn ngoan trong cách dùng người và phủ dụ quân lính, thông minh và sáng tạo trong việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho lính và cách đánh giắc, quyết đoán trong cônh việc.
-> Hình tượng người anh hùng tài ba.
 
Top Bottom