Văn bản (ngữ văn 7) Sông núi nước nam

M

mjnhyun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mình với :D:D

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt để nhận dạng thể thơ của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần
2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó
4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)
5.Qua cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ
 
N

nguvan.thcs

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt để nhận dạng thể thơ của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần
Bài này thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vì :
-Gồm 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ
-Vần ở các câu 1,2,4

2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
Tuyên ngôn độc lập dùng để khẳng định độc lập chủ quyền của một quốc gia..
Sở dĩ Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì Bài thơ đã khẳng định những cơ sở thiết yếu về chủ quyền của đất nước.Phạm vi lãnh thổ không ai có thể xâm phạm được.

3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó
Bố cục :
Câu đầu : khẳng định phạm vi chủ quyền lãnh thổ
Câu 2 : cơ sở của sự khẳng định chủ quyền
Câu 3 và 4 : tuyên bố sự thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng dám xâm phạm bờ cõi nước ta

4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)
Thái độ cương quyết

5.Qua cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ
Giọng điệu chắc nịch, cương quyết, mạnh mẽ
 
Q

quangrandy

I. VỀ THỂ LOẠI
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần "ư" được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận dạng thể thơ của bài Namquốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?
2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Namthể hiện ở các khía cạnh:
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.
Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.
4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.


Bạn nào thấy hay thì cảm ơn mình nhé
 
K

khanhlythcshn

Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:
- Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)
- Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn)
- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.
Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
- Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ:
+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
+ Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ:
- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.
+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời.
+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.
- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.
+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.
+ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.
- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở:
- Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước.
- Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.
câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt.

Ai thấy đúng thì nhớ cảm ơn mình đấy nhé:khi (105)::khi (10)::khi (12):
 
B

buithituuyen1998@gmail.com

hay thật đấy, được xem nó mà mình đạt điểm cao trong bài kiểm
tra
 
Top Bottom