Văn Văn bản một thứ quà của lúa non: Cốm

Bùi Hoàng Lân

Học sinh
Thành viên
21 Tháng năm 2017
12
3
21
18
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Văn bản được trình bày chủ yếu bằng phương thức biểu đạt nào ? Vì sao?
Câu 2:Ngoài phương thức biểu đạt biểu cảm,tác giả có sử dụng kết hợp các yếu tố nào khác không? Hãy chỉ rõ trong bài
Câu3:Cảm xúc của tác giả về sự hình thành của cốm được khơi nguồn từ đâu?
Câu4: Nhà văn đã cảm nhận thế nào về sự hình thành của cốm?
Câu5:Nhờ vào biện pháp nghệ thuật nào mà ta thấy được sự tinh tế của nhà văn khi cảm nhận được sự hình thành của Cốm?
Câu6:Chi tiết " Đến mùa cốm ,các người Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm có ý nghĩa gì
Câu7:Nhà văn đã bày tỏ tình cảm gì khi viết về sự hình thành của Cốm?
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Câu 1: Văn bản được trình bày chủ yếu bằng phương thức biểu đạt nào ? Vì sao?
Câu 2:Ngoài phương thức biểu đạt biểu cảm,tác giả có sử dụng kết hợp các yếu tố nào khác không? Hãy chỉ rõ trong bài
Câu3:Cảm xúc của tác giả về sự hình thành của cốm được khơi nguồn từ đâu?
Câu4: Nhà văn đã cảm nhận thế nào về sự hình thành của cốm?
Câu5:Nhờ vào biện pháp nghệ thuật nào mà ta thấy được sự tinh tế của nhà văn khi cảm nhận được sự hình thành của Cốm?
Câu6:Chi tiết " Đến mùa cốm ,các người Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm có ý nghĩa gì
Câu7:Nhà văn đã bày tỏ tình cảm gì khi viết về sự hình thành của Cốm?
Câu 1:

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng" : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

+ Đoạn 2: Từ "Cốm là thức quà" đến "kín đáo và nhũ nhặn": giá trị của cốm.

+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

Câu 2:

- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

+ Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè.

+ Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.

- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

+ Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.

+ Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".

+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

Câu 3:

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

Câu 4: Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm.

+ Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.

+ Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.

+ Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

=> Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.

Câu 5: Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

Câu 6: Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy
#net mong là em tìm được câu trả lời ưng ý chúc em học tốt Hay hì like
 
Top Bottom