Theo em lúc đó là cái cảnh tượng huy hoàng lúc em bé được gặp bà. Nhưng tác giả đã sử dụng nghê thuật tương phản ở đây để càng tăng thêm tình cảm thương xót cảm thông của tác giả với em bé.
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp, nhà văn đã miêu tả em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười