Văn 9 Văn 9

nancyngocnhi

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười 2021
13
9
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ra đến tận ngoài chợ rồi mà người vẫn đông như nêm, nên tôi dắt xe thêm một đoạn nữa và cẩn thận hơn, tôi đi sát vào phía bên phải đường. Bỗng tôi thấy chân mình như bị một bánh xe lăn qua và ngay lúc ấy bên tai tôi vẳng câu: "Xin lỗi".
Theo phản xạ, tôi ngoái nhìn thì thấy một cô bé xinh xẻo, mắt nhìn thẳng về phía trước, mặt lạnh tanh như không có chuyện gì xảy ra, rồi cô cùng chiếc xe của mình lao thẳng.
Được một đoạn, tôi lại thấy cô gái phanh kít xe kèm theo câu: "Xin lỗi". Giọng vẫn vô cảm như lúc cô xin lỗi tôi (chắc lúc này mắt cô cũng vẫn nhìn thẳng và mặt vẫn lạnh tanh như không có chuyện gì xảy ra). Nhưng tiếp ngay sau đó là giọng một bà cụ đầy vẻ khó chịu: "Cô đứng lại đã, cô tưởng cứ xin lỗi xong là thôi hẳn?". Vừa nói bà cụ vừa níu xe cô gái lại... Tiếng cô gái đầy vẻ tự tin: "Thế bà còn muốn gì?".
Và đấy không phải là lần đầu tiên tôi "được" nghe những câu "xin lỗi" kiểu như vậy.
Trước đây, bạn bè tôi thường than thở với nhau rằng nhiều lần họ bị đổ nước vào người (lúc thì từ trên gác xuống, lúc thì từ trong nhà ai đó hắt ra...) mà không hề có câu xin lỗi nào và rằng hình như càng ngày càng có nhiều người làm mất đi những khái niệm như: Sự xấu hổ, lòng tự trọng, nỗi băn khoăn...
Còn bây giờ, không biết các bạn tôi sẽ nói gì khi nghe tôi kể câu chuyện "xin lỗi" này? Hay cô gái xinh đẹp kia cho rằng khi nói câu "xin lỗi", cô đã nghiễm nhiên là người lịch sự, để rồi sau đó cô có quyền bình thản, nhẹ nhõm tiếp tục làm những việc lại phải đi kèm với một câu "xin lỗi" khác ("còn muốn gì nữa"?).
Thế mới biết để có được cái vỏ không khó, nhưng thành người tử tế thật, hình như chưa bao giờ là dễ...
1/ Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
2/ Theo đoạn trích, sự khác nhau giữa “bây giờ” và “trước đây” là gì?
3/ Xác định và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn cuối đoạn trích.
4/ Nhận xét về cách xin lỗi của cô gái? (VẬN DỤNG THẤP)
5/ Em có đồng tình với quan niệm của tác giả “Để có được cái vỏ không khó, nhưng thành người tử tế thật, hình như chưa bao giờ là dễ” không? Tại sao? (VẬN DỤNG THẤP)
Dạ mọi người giúp mình vs ạ, mình đang cần gấp. Mình cảm ơn nhiều nhé.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
20
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Ra đến tận ngoài chợ rồi mà người vẫn đông như nêm, nên tôi dắt xe thêm một đoạn nữa và cẩn thận hơn, tôi đi sát vào phía bên phải đường. Bỗng tôi thấy chân mình như bị một bánh xe lăn qua và ngay lúc ấy bên tai tôi vẳng câu: "Xin lỗi".
Theo phản xạ, tôi ngoái nhìn thì thấy một cô bé xinh xẻo, mắt nhìn thẳng về phía trước, mặt lạnh tanh như không có chuyện gì xảy ra, rồi cô cùng chiếc xe của mình lao thẳng.
Được một đoạn, tôi lại thấy cô gái phanh kít xe kèm theo câu: "Xin lỗi". Giọng vẫn vô cảm như lúc cô xin lỗi tôi (chắc lúc này mắt cô cũng vẫn nhìn thẳng và mặt vẫn lạnh tanh như không có chuyện gì xảy ra). Nhưng tiếp ngay sau đó là giọng một bà cụ đầy vẻ khó chịu: "Cô đứng lại đã, cô tưởng cứ xin lỗi xong là thôi hẳn?". Vừa nói bà cụ vừa níu xe cô gái lại... Tiếng cô gái đầy vẻ tự tin: "Thế bà còn muốn gì?".
Và đấy không phải là lần đầu tiên tôi "được" nghe những câu "xin lỗi" kiểu như vậy.
Trước đây, bạn bè tôi thường than thở với nhau rằng nhiều lần họ bị đổ nước vào người (lúc thì từ trên gác xuống, lúc thì từ trong nhà ai đó hắt ra...) mà không hề có câu xin lỗi nào và rằng hình như càng ngày càng có nhiều người làm mất đi những khái niệm như: Sự xấu hổ, lòng tự trọng, nỗi băn khoăn...
Còn bây giờ, không biết các bạn tôi sẽ nói gì khi nghe tôi kể câu chuyện "xin lỗi" này? Hay cô gái xinh đẹp kia cho rằng khi nói câu "xin lỗi", cô đã nghiễm nhiên là người lịch sự, để rồi sau đó cô có quyền bình thản, nhẹ nhõm tiếp tục làm những việc lại phải đi kèm với một câu "xin lỗi" khác ("còn muốn gì nữa"?).
Thế mới biết để có được cái vỏ không khó, nhưng thành người tử tế thật, hình như chưa bao giờ là dễ...
1/ Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
2/ Theo đoạn trích, sự khác nhau giữa “bây giờ” và “trước đây” là gì?
3/ Xác định và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn cuối đoạn trích.
4/ Nhận xét về cách xin lỗi của cô gái? (VẬN DỤNG THẤP)
5/ Em có đồng tình với quan niệm của tác giả “Để có được cái vỏ không khó, nhưng thành người tử tế thật, hình như chưa bao giờ là dễ” không? Tại sao? (VẬN DỤNG THẤP)
Dạ mọi người giúp mình vs ạ, mình đang cần gấp. Mình cảm ơn nhiều nhé.
1. Tự sự, miêu tả, nghị luận
2. Theo đoạn trích ''Trước đây, bạn bè tôi thường than thở với nhau rằng nhiều lần họ bị đổ nước vào người (lúc thì từ trên gác xuống, lúc thì từ trong nhà ai đó hắt ra...) mà không hề có câu xin lỗi nào và rằng hình như càng ngày càng có nhiều người làm mất đi những khái niệm như: Sự xấu hổ, lòng tự trọng, nỗi băn khoăn...'' và ''Còn bây giờ, không biết các bạn tôi sẽ nói gì khi nghe tôi kể câu chuyện "xin lỗi" này? Hay cô gái xinh đẹp kia cho rằng khi nói câu "xin lỗi", cô đã nghiễm nhiên là người lịch sự, để rồi sau đó cô có quyền bình thản, nhẹ nhõm tiếp tục làm những việc lại phải đi kèm với một câu "xin lỗi" khác ("còn muốn gì nữa"?).''
3. Phép đối ''cái vỏ không khó'' và ''người tử tế .. chưa bao giờ là dễ''. Câu nói làm hài hòa, cân đối trong diễn đạt và giúp nhấn mạnh ý chính trong văn bản: Về lời xin lỗi và lối sống biết hổ thẹn, tự trọng và ý thức tôn trọng người khác, sống tử tế
4. Cách xin lỗi của cô gái là lời xin lỗi vô cảm, thờ ơ, lời xin lỗi được thốt ra với thái độ coi thường người khác, xem nhẹ lòng tự trọng của bản thân, đánh mất giá trị của lời xin lỗi
5. Vừa đồng tình vừa phản đối
  • Cái vỏ là lớp bọc vô hình mờ nhạt được hình thành từ những hành động trái với lí trí cá nhân, hành động một cách vô cảm, lâu ngày sẽ lòi ra bản chất con người
  • Sự che đậy theo thời gian sẽ bị phát giác, không thể cứ tự gói mình vào lớp bọc mãi. Chỉ có sự thay đổi tích cực mới giúp chúng ta thành ''người tử tế''. Khó khi chúng ta ngại thay đổi, ù lì, bảo thủ, dễ khi chúng ta năng động, ham học hỏi và khiêm tốn,...

Chúc bạn học tốt
 
  • Like
Reactions: lemon075
Top Bottom