otran0123456789@gmail.com

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2015
18
5
21
21
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,Suy nghĩ của em về câu chuyện Thiên đường và địa ngục :Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.
Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào mi
2,Cảm nhận về đoạn thơ sau (trích:Con Cò-Chế Lan Viên):
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
1,Suy nghĩ của em về câu chuyện Thiên đường và địa ngục :Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.
Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào mi
.
Đề thiếu.Em bổ sung vào nhé.Có một số ngôn từ quan trọng giúp ta có thể giải quyết nút thắt nhanh gon em chú ý ;)
2,Cảm nhận về đoạn thơ sau (trích:Con Cò-Chế Lan Viên):
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
.
Việc cảm nhận đoạn thơ, em dựa vào dàn ý đại cương là được rồi nhỉ
- Mở bài: giới thiệu nhà thơ Chế Lan Viên ( Có thể là phong cách nghệ thuật/ vị trí nhà thơ) và bài thơ con cò.Sau đó rút ra vấn đề cần bàn tới
- Thân bài:
+ Nêu vị trí đoạn trích
+ Phân tích cảm nhận bình chen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật: Sự hóa thân của hình ảnh con cò , triết lí về tình mẫu tử thiêng liêng, tấm lòng tỏ tường biết ơn người mẹ.Hình ảnh cò và người mẹ tuy hai mà một bày tỏ triết lí đầy chất trí tuệ trên nền không gian thời gian rộng mở
+ Đánh giá chung về đoạn thơ
- Kết bài: Khẳng định vấn đề, nêu ý nghĩa , vị thế của bài thơ cũng như tác giả đối với nền văn học nước nhà
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
2,Cảm nhận về đoạn thơ sau (trích:Con Cò-Chế Lan Viên):
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Mk gợi ý dàn bài nhé
MB: giới thiệu tác giả , tác phẩm và đoạn trích
Con cò từ lâu đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với làng quê Việt Nam. Cũng vì thế mà qua bao đời nay , hình ảnh con cò đã xuất hiện rất nhiều trong thơ , văn hay những câu ca dao , tục ngữ. Hình ảnh con cò chẳng những là hình tượng của làng quê Việt mà còn là hình ảnh của tình mẫu tử thiêng liêng , về hình tượng của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó.Tiêu biểu trong số đó có bài thơ con cò của nhà thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ đã khắc họa rõ nét về tình mẫu tử thiêng liêng cao quý cùng với sự chăm sóc con quý giá của người mẹ. Đoạn thơ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất ( trích thơ vào )
TB :
- Tình mẹ thiêng liêng trong 5 câu thơ đầu
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
+ Con cò đã hóa thân vào hình ảnh người mẹ
+ Dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng mẹ vẫn tìm con, yêu thương con mãi mãi.
=> Tình mẫu tử là thiêng liêng , là không thể cách rời . Nó là một thứ tình cảm quý giá nhất trên thế gian này.
- Khẳng định chân lí to lớn , trời bể qua 2 câu thơ cuối
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Con dù nhỏ hay đã lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời gian khó này lòng mẹ vẫn theo con, đó là chân lí không thể cách rời
=> Mẹ là tất cả đối với con , là quê hương, là bờ vai ấm, là bến đỗ khi con gặp khó khăn, trắc trở trên đường đời. Mẹ cho ta hình hài và chăm bẵm ta từ nhỏ đến lớn - > Khẳng định lại một lần nữa công lao của mẹ.
+ Tình cảm mà con dành cho mẹ
Thấu hiểu được tấm lòng của mẹ, luôn hướng về mẹ, trân trọng, biết ơn, dù có đi hết cuộc đời này cũng không thể đền đáp hết công ơn to lớn đó của mẹ.
KB: - Khẳng định lại sự khéo léo của tác giả trong việc ẩn hóa hình ảnh người mẹ qua con cò
- Sức hấp dẫn mà bài thơ đã để lại trong lòng người đọc
- Sự thành công trong lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên :):):)
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Mk gợi ý dàn bài nhé
MB: giới thiệu tác giả , tác phẩm và đoạn trích
Con cò từ lâu đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với làng quê Việt Nam. Cũng vì thế mà qua bao đời nay , hình ảnh con cò đã xuất hiện rất nhiều trong thơ , văn hay những câu ca dao , tục ngữ. Hình ảnh con cò chẳng những là hình tượng của làng quê Việt mà còn là hình ảnh của tình mẫu tử thiêng liêng , về hình tượng của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó.Tiêu biểu trong số đó có bài thơ con cò của nhà thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ đã khắc họa rõ nét về tình mẫu tử thiêng liêng cao quý cùng với sự chăm sóc con quý giá của người mẹ. Đoạn thơ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất ( trích thơ vào )
TB :
- Tình mẹ thiêng liêng trong 5 câu thơ đầu
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
+ Con cò đã hóa thân vào hình ảnh người mẹ
+ Dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng mẹ vẫn tìm con, yêu thương con mãi mãi.
=> Tình mẫu tử là thiêng liêng , là không thể cách rời . Nó là một thứ tình cảm quý giá nhất trên thế gian này.
- Khẳng định chân lí to lớn , trời bể qua 2 câu thơ cuối
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Con dù nhỏ hay đã lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời gian khó này lòng mẹ vẫn theo con, đó là chân lí không thể cách rời
=> Mẹ là tất cả đối với con , là quê hương, là bờ vai ấm, là bến đỗ khi con gặp khó khăn, trắc trở trên đường đời. Mẹ cho ta hình hài và chăm bẵm ta từ nhỏ đến lớn - > Khẳng định lại một lần nữa công lao của mẹ.
+ Tình cảm mà con dành cho mẹ
Thấu hiểu được tấm lòng của mẹ, luôn hướng về mẹ, trân trọng, biết ơn, dù có đi hết cuộc đời này cũng không thể đền đáp hết công ơn to lớn đó của mẹ.
KB: - Khẳng định lại sự khéo léo của tác giả trong việc ẩn hóa hình ảnh người mẹ qua con cò
- Sức hấp dẫn mà bài thơ đã để lại trong lòng người đọc
- Sự thành công trong lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên :):):)
Bài của e cần chú ý phân tích thêm nghệ thuật nữa nhé
 
  • Like
Reactions: anh thảo

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
1,Suy nghĩ của em về câu chuyện Thiên đường và địa ngục :Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.
Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào mi
2,Cảm nhận về đoạn thơ sau (trích:Con Cò-Chế Lan Viên):
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Gợi ý:

- Vấn đề cần nghị luận: Dù sống ở đâu, noi cuộc sống giàu có hay nơi thiếu thốn về vật chất nhưng tình người mới là quan trọng để con người sống có tính cộng đồng, sống cho nhau và vì nhau.
- Nội dung cần nghị luận:
* Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong truyện: Trong truyện là hai cảnh tượng trái ngược nhau mà anh kí giả nhận thấy:
- Địa ngục là nơi giàu có về vật chất nên mọi người có những bữa ăn ngon, sơn hào hải vị. Nhưng ai cũng gày còm, ốm yếu, da bọc xương vì sống ích kỉ, thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau . Điều đó thể hiện qua những bữa ăn: muỗng, thìa dài không thể cho thức ăn vào miệng, thức ăn rơi vãi . Rồi thậm chí tệ hại hơn, họ còn xem nhau như là kẻ thù để tranh giành nhau, đâm chém nhau. Kết cục là ai cũng đói, buồn bã và thất vọng vì không đạt được mục đích.
- Ở thiên đàng thiếu thốn về vật chất với những bữa ăn đơn sơ giản dị trái với ở địa ngục nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh , hạnh phúc. Vì họ đã biết sống cho nhau, vì nhau bằng tình yêu thương, săn sóc nên trong bữa ăn cũng những đôi tay ấy, cũng muỗng, dĩa, thìa ấy nhưng họ lại đưa thức ăn vào miệng nhau.
=> Ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết đặt tình người và tính cộng đồng lên trên vật chất, cá nhân để cuộc đời này con người được sống vui vẻ , hòa thuận,hạnh phúc, đầm ấm bên nhau.
* Phân tích, bình luận:
- Trong cuộc sống dù ở nơi nào, cương vị nào, dù giàu hay nghèo con người ta cũng nên sống có tính cộng đồng. Đó chính là tình người cao đẹp khi chúng ta biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau, biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau. Có được tình cảm đó con người ta sẽ có cách làm cho cuộc sống của nhau tốt đẹp hơn nhất là trong lúc hoạn nạn khó khăn. Như trong câu chuyện cư dân không thể đưa thức ăn vào miệng mình nhưng biết lấy muỗng, dĩa, thìa để đưa thức ăn vào miệng nhau. Đó là hành động, nghĩa cử cao đẹp.
- Nếu con người sống thiếu tính cộng đồng có nghĩa tham lam, ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ có một cuộc sống buồn tẻ, thất vọng. Bởi vì họ luôn sống trong sự sợ sệt, lo lắng người khác sẽ ăn hết phần của mình, làm hết phần của mình, giàu có hết phần của mình vì thế họ đã có những hành động thô lỗ thậm chí là bạo lực để giành giật, thậm chí là xem nhau như kẻ thù. Những người có lối sống như vậy sẽ phải nhận về hậu quả thật tệ hại.
-Bài học cuộc sống: Phải biết sống đẹp, sống có tinh thần cộng đồng, sống cho nhau và vì nhau đó mới là giá trị đích thực của cuộc sống. Làm được điều đó cá nhân mỗ người sẽ thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Hơn thế nữa chúng ta sẽ góp phần làm cho cuộc đời này người gần người và yêu thương người hơn.
 
  • Like
Reactions: Moon Crush

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Gợi ý:

- Vấn đề cần nghị luận: Dù sống ở đâu, noi cuộc sống giàu có hay nơi thiếu thốn về vật chất nhưng tình người mới là quan trọng để con người sống có tính cộng đồng, sống cho nhau và vì nhau.
- Nội dung cần nghị luận:
* Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong truyện: Trong truyện là hai cảnh tượng trái ngược nhau mà anh kí giả nhận thấy:
- Địa ngục là nơi giàu có về vật chất nên mọi người có những bữa ăn ngon, sơn hào hải vị. Nhưng ai cũng gày còm, ốm yếu, da bọc xương vì sống ích kỉ, thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau . Điều đó thể hiện qua những bữa ăn: muỗng, thìa dài không thể cho thức ăn vào miệng, thức ăn rơi vãi . Rồi thậm chí tệ hại hơn, họ còn xem nhau như là kẻ thù để tranh giành nhau, đâm chém nhau. Kết cục là ai cũng đói, buồn bã và thất vọng vì không đạt được mục đích.
- Ở thiên đàng thiếu thốn về vật chất với những bữa ăn đơn sơ giản dị trái với ở địa ngục nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh , hạnh phúc. Vì họ đã biết sống cho nhau, vì nhau bằng tình yêu thương, săn sóc nên trong bữa ăn cũng những đôi tay ấy, cũng muỗng, dĩa, thìa ấy nhưng họ lại đưa thức ăn vào miệng nhau.
=> Ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết đặt tình người và tính cộng đồng lên trên vật chất, cá nhân để cuộc đời này con người được sống vui vẻ , hòa thuận,hạnh phúc, đầm ấm bên nhau.
* Phân tích, bình luận:
- Trong cuộc sống dù ở nơi nào, cương vị nào, dù giàu hay nghèo con người ta cũng nên sống có tính cộng đồng. Đó chính là tình người cao đẹp khi chúng ta biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau, biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau. Có được tình cảm đó con người ta sẽ có cách làm cho cuộc sống của nhau tốt đẹp hơn nhất là trong lúc hoạn nạn khó khăn. Như trong câu chuyện cư dân không thể đưa thức ăn vào miệng mình nhưng biết lấy muỗng, dĩa, thìa để đưa thức ăn vào miệng nhau. Đó là hành động, nghĩa cử cao đẹp.
- Nếu con người sống thiếu tính cộng đồng có nghĩa tham lam, ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ có một cuộc sống buồn tẻ, thất vọng. Bởi vì họ luôn sống trong sự sợ sệt, lo lắng người khác sẽ ăn hết phần của mình, làm hết phần của mình, giàu có hết phần của mình vì thế họ đã có những hành động thô lỗ thậm chí là bạo lực để giành giật, thậm chí là xem nhau như kẻ thù. Những người có lối sống như vậy sẽ phải nhận về hậu quả thật tệ hại.
-Bài học cuộc sống: Phải biết sống đẹp, sống có tinh thần cộng đồng, sống cho nhau và vì nhau đó mới là giá trị đích thực của cuộc sống. Làm được điều đó cá nhân mỗ người sẽ thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Hơn thế nữa chúng ta sẽ góp phần làm cho cuộc đời này người gần người và yêu thương người hơn.
- Không nên sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, tranh chấp giành giật và cái giá của nó
- Cùng trong một hoàn cảnh nhưng lại có những cách ứng xử khác nhau, nơi u tối lạnh lẽo và nơi tràn ngập ánh sáng nằm ngay trong chính tâm hồn mỗi người.Cũng giống như thiên đường và địa ngục vậy
- Chỉ có những trái tim đến với trái tim, sự chân thật mới có thể khiến thế giới này tốt đẹp hơn được. Tình yêu thương lan tỏa muôn nơi, mỗi một tế bào xã hội chính là nơi xây dựng một cơ thể xã hội tràn ngập ánh sáng của hạnh phúc, của tình yêu giống nơi thiên đường tuy đơn sơ nhưng tràn ngập tiếng cười vui


-
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt
Top Bottom