Văn [VĂN 9] Văn nghị luận

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
Mk cho bạn cái ý để làm bài nhé ^^
- Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Hích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ
- Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “chiều hôm” - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa.
- Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ với thanh không càng tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp với tâm thế hiện thời của Kiều - gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh
=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình điêu luyện diễn tả nỗi đau một cách sâu sắc nhất
 

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
24
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
... Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc,

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương...

(Đọc Kiều - Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thúy Kiều, và ta cảm động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc.

"Buồn trông cửa bê chiều hôm... "đoạn thơ 8 chữ như thấm đầy lệ làm vương vấn tâm hồn ta "Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” .

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người "bạc mệnh "ngày xưa...

Sau khi bị lừa, bị "thất thân" với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.

Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu, bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đấy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng "bẽ bàng, chán ngán". Biết lấy ai, biết cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa "quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?". Nàng nhớ chàng Kim "Bên trời góc bể bơ vơ...


Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên... Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ờ vườn Thúy? Tất cả đều trở nên xa lạ và hoang sơ: "cửa bể chiều hôm", con thuyền và "thấp thoáng cánh buồm", "ngọn nước mới sa", một cánh "hoa trôi man mác", "nội cỏ rầu rầu", màu xanh xanh của mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm... Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp "bạc mệnh" của người con gái đầu lòng Vương viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi

lo âu và sợ hãi của Kiều. "Cánh buồm xa xa "thấp thoáng trên "cửa bể chiều hôm" như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:


Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Cánh "hoa trôi man mác" dồi lên dồi xuống giữa "ngọn nước mới sa" bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

"Nội cỏ rầu rầu" vàng úa hiện lên giữa màu xanh "chân mây mặt đất" nơi mờ mịt xa xăm hay là cuộc đời tàn úa của nàng:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Và biển trời dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" đang vỗ, đang "kêu", đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ "buồn trông" bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thúy Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:

... Buồn trông cửa bể chiều hôm,

... Buồn trông ngọn nước mới sa,

…Buồn trồng nội cỏ rầu rầu,

... Buồn trông gió cuốn mặt duềnh..

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ kì lạ về nỗi "đoạn trường". Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần có lửa nóng, có đắng cay, cười ra tiếng khóc, khóc nên tiếng cười.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Cảnh mang hồn người. Cảnh và tình hòa hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cảnh ngụ tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!". Mỗi một cảnh vật là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái của người con gái lưu lạc..

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó dấy lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỉ nay:

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều.

( Tố Hữu )

Trích: loigiaihay



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/binh-giang-doan-tho-8-cau-buon-trongghe-ngoi-c36a894.html#ixzz4e3YSKuNY
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
--> nỗi buồn tuổi, trăn trở của Kiều khi nhớ về quê nhà, gia đình chốn xa. Đồng thời cho thấy khát vọng theo bến trở lại chốn cũ, nhưng cánh buồm cứ thấp thoáng phía xa xa, như sự thật là niềm ao ước không thành được hiện thực của Kiều, cũng như những người con gái xa quê khác
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu
--> Tiếp đó, nỗi nhớ người yêu lại mạnh liệt như triều cường nỗi dạy, nàng nhớ người yêu, nàng thấy xót xa cho kiếp người, cho số phận của chính mình. Trôi dạt và không biết tấp vào phương nào để nương thân
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
--> nỗi buồn của Kiều như thấm đẫm vào thiên nhiên, từ ánh mắt nàng, nội có xanh, chân mây mặt đất như nhuốm màu buồn, thể hiện nỗi buồn vô hạn của kiều qua cảnh sắc thiên nhiên
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
--> thể hiện nỗi buồn trước cơn tai biến dữ dội, cho sự việc không may sắp xảy ra sau này. Lộ rõ được sự tàn khóc của dòng đời, đã vùi dập đi cuộc đời 1 người còn gái yếu ớt ấy

--> khung cảnh tứ bình hiện lên chân thực và diễm lệ, thể hiện mạnh mẽ nỗi buồn xa nhà của Kiều, qua đó, cho thấy sự thương cảm của tác giả trước 1 kiếp người lận đận, lênh đênh. Bức tranh gây cho chính người đọc những cảm xúc chân thực, rõ ràng và mạnh mẹ vô hạn

p/s: đúng thì like nhé, chúc bạn học tốt, thi đạt kết quả cao, mong bạn ủng hộ diễn đàn
- Thân -
 
Top Bottom