Có ý kiến cho rằng: Người nghệ sĩ chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: Tình yêu thương con người.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các trích đoạn “Truyện Kiều” đã học trong chương trình Ngữ văn 9, anh/chị hãy làm sáng tỏ .
MN GIÚP MÌNH LÀM BÀI CHI TIẾT PHẦN THÂN BÀI VỚI Ạ!!!
a) Giải thích nhận định
+Người nghệ sĩ là cách gọi chung cho các nhà văn, nhà thơ…những người có đóng góp lớn lao cho nghệ thuật.
+ Người nghệ sĩ chân chính: Những người mang lý tưởng tiến bộ của thời đại, đại diện cho lương tri của loài người, sẵn sàng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí, lẽ phải, giàu tình yêu thương nhân ái, sẵn sàng xả thân cho cuộc đời và cho nghệ thuật.
+ Sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là khám phá cái đẹp của cuộc sống và chuyển tải đến người đọc thông qua tác phẩm văn học. Con người với tất cả niềm vui hạnh phúc, khát khao và nỗi buồn đau luôn trở thành nguồn cảm hứng dồi dào của văn học và là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn.
+Tác phẩm văn học chân chính là sản phẩm của nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Qua những cảnh ngộ, nhà văn muốn người đọc cùng chia sẻ và đồng cảm, bênh vực và ca tụng con người, ca ngợi tình người. Những tác phẩm như thế sẽ trường tồn và độc giả yêu thích.
=> Ý kiến bàn về sứ mệnh của người nghệ sỹ, giá trị và chức năng của văn học nghệ thuật.
b) Bàn luận: Vì sao nhà văn chân chính lại lấy việc làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn làm mục đích sáng tác?
+ Vì Người nghệ sĩ chân chính rất giàu tình yêu thương đối với cuộc đời. Họ luôn day dứt, trăn trở trước cuộc sống và con người. (họ là “
người cho máu”, là “
nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”…)
+ Vì họ hiểu rõ khả năng, sức mạnh to lớn của văn chương. Họ đã dùng văn chương như một công cụ đắc lực để thực hiện lí tưởng nghệ thuật của mình! Tác phẩm của họ dù viết theo đề tài nào cũng vẫn để bày tỏ “lòng thương và tình bác ái, để người gần người hơn”.
+ Họ thực hiện chức năng giáo dục (truyền bá tình yêu thương con người) bằng cách nào?
– Ca ngợi, khẳng định những cái tốt đẹp của cuộc sống (những yêu thương, nhân ái, vị tha).
– Cảm thương, bênh vực những kiếp người đau khổ, bất hạnh.
– Đồng tình với những khát vọng chính đáng của con người.
-Lên án, tố cáo những cái xấu, cái ác…để bảo vệ con người khỏi những áp bức, bất công!
Phân tích biểu hiện của tình yêu thương trong các trích đoạn “Truyện Kiều”.
Khái quát :
– Văn học trung đại Việt nam từ cuối thế kỷ XIII- đầu thế kỷ XIX phát triển trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố “kinh thiên động địa” và những phen “thay đổi sơn hà”. Những biến cố xã hội đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, và vấn đề con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tác gia văn học
.
Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm.
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều” của ông là đỉnh cao chói lọi và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Dù đã sống hơn 200 trăm năm, nhưng tác phẩm vẫn luôn mới mẻ trong lòng người đọc bởi tính nhân loại phổ quát. Đọc “Truyện Kiều” Ta thấy cái tâm thể hiện rất rõ trên từng nét bút của tác giả – Một tình yêu thương con người vô tận theo cách của Nguyễn Du
.
Tình yêu thương con người thể hiện trong các trích đoạn “Truyện Kiều”:
- “Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người: Ca ngợi tài sắc, hiếu nghĩa, bao dung của Thuý Kiều (Trao duyên); Sáng trong, thanh khiết (Nỗi thương mình). Ca ngợi lòng nhân hậu, đức hy sinh của Thúy Vân. Ca ngợi chí khí anh hùng của Từ Hải (Chí khí anh hùng)…
- Qua “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cất tiếng khóc thương cho những cho những kiếp người đau khổ – Đặc biệt là những người tài hoa, bạc mệnh: Khóc cho tình yêu trong sáng, chân thành bị tan vỡ, khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan (Trao duyên), khóc cho thân xác bị đày dọa hắt hủi (Nỗi thương mình)… Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh”.
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lý.
Nhà thơ đã vượt lên những quy tắc lễ giáo phong kiến để đồng cảm,nâng niu những biểu hiện tình yêu trong trong sáng, chân thành giữa Thúy Kiều với Kim Trọng. (
Thề nguyền,Trao duyên, ).
Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán công bằng (
Chí khí anh hùng).
- “Truyện Kiều” là bản cáo trạng đanh thép tố cáo hiện thực đen tối của xã hội phong kiến đã vùi dập, đói xử bất công với con người.
=>Nguyễn Du, nhà thơ thiên tài của dân tộc , người có“có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến muôn đời”thông qua số phận, và tính cách của nhân vật trung tâm – Thúy Kiều đã biểu hiện trong áng thơ tuyệt tác “Đoạn trường tân thanh” cảm hứng nhân đạo sâu sắc, cao cả.
Nguồn :internet