[Văn 9]Tổng hợp các bài tlv sô1

L

leo345

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để hạn chế các topic bị trùng nên mình lập topic này nhằm tổng hợp các bài tập làm văn số 1 lớp 9
Đề 1:

Cây lúa Việt Nam.
DÀN Ý
I. Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
+ Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nênNếu nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
III. Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
nguồn:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=114935
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: frozen2k3
L

leo345


ĐỀ 2:
cây lúa
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=153669
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=114551
cây tre
Clik
Clik
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65952
đây là dàn ý tham khảo
Mình giúp dc cái sườn thôi nhé! :D
MỞ BÀI:
- Giới thiệu đội tượng tm - cây tre ( truyền thống gắn bó lâu dài )
THÂN BÀI:
- Tm cụ thể
+ Nguồn gốc
+ Đặc điểm
( thân, lá, rễ,...)
+ Công dụng
( chống giặc, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ,....)
+ Sự gắn bó lâu đời của tre trong đời sống nd Việt Nam.
=> ng` bạn thân thiết, hình ảnh wen thuộc ở làng quê Việt.
.......
KẾT BÀI:
- Tầm wan trọng của cậy tre.
- Cảm nghĩ về cây tre
nguồn:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65952
cây dừa
Clik
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=190677
 
Last edited by a moderator:
L

leo345

Đề 3:
con trâu
Clik
Clik
đây là dàn ý
* Ngoại hình:[/B]


Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.


* Các bộ phận:


Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.


- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.


- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.


- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước

- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.


- Da trâu mỏng và bóng láng.


- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.


* Khả năng làm việc:


- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.


* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:


- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành.


- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).


- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.


- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống.


- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.


- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …


KB:


Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.
[/QUOTE]
nguồn:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=279812
con chó
Clik
Dàn ý của bài văn này:

Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..
nguồn yahoo
con mèo
Clik
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=64983
con gà
Clik
 
Last edited by a moderator:

Zo0oZ

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng tám 2017
1
0
1
21
TP Hồ Chí Minh
Mọi người giúp em với, đề bài: Thuyết minh tự sự về muỗi vằn và bệnh HIV (chung 1 bài)
 
Last edited by a moderator:

kimminah

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng chín 2017
20
11
6
22
Gia Lai
trường trung học cơ sở Võ Thị Sáu
Thuyết minh về cây cao nè Trong đời sống của người dân VN, ko ai mà ko biết chúng tôi -họ nhà trầu cau. Họ nhà cau chúng tôi đã gắn liền với đất nước VN, bản sắc văn hóa Việt Nam và cả truyền thống của VN
Cây cau chúng tôi đã có từ thời xa xưa, từ các đời vua hung của Việt Nam nên ko ai biết rõ về tổ tiên của chúng tôi. Chúng tôi đã có từ rất lâu nên đã được dân gian đưa vào truyện cổ tích "sự tích trầu cau " và đã truyền từ đời này sang đời khác.
Ai cũng nói Cây cau chúng tôi thuộc họ nhà dừa nhưng ko phải. Cau chúng tôi giống Cây dừa nên rất nhiều người đã nhầm. Cả cau và dừa chúng tôi đều thuộc họ nhà cọ. Thân chúng tôi từ khi sinh ra và lớn lên đã có những đốt nhỏ và xếp chồng lên nhau. Chúng tôi lớn lên cao từ 2->7m,có nhiều đốt hơn. Từ thấp đến cao, các đốt thân Cây chúng tôi từ to rồi thu hẹp lại dần. Trên ngọn cau là những tán lá xoè rộng như chiếc lược phất phơ trước gió. Hoa cau chúng tôi có màu trắng, moc và nở từng chùm chỏ xuống như những tiên nhỏ đang xoè chiếc váy múa trên cây chúng tôi. Quả cau chúng tôi có màu xanh, bên trong có một lớp màu vàng da,nhân quả cau có màu nâu vàng. Khi quả cau chúng tôi già đi thì có màu vàng và rất cứng.
Trong mọi lễ cưới hỏi, làm sao thiếu được chúng tôi. Chúng tôi được tượng trưng cho tình duyên, sự hạnh phúc cho các cặp đôi mới cưới. Trong các ngày lễ tết, chúng tôi cũng là 1 loại quả không thể thiếu vì mọi người đều mong muốn gia đình mình hạnh phúc, sung vầy với một mái ấm gia đình. Thời xưa, đi đâu mọi người đều thấy những người phụ nữ đều dắt bên mình một ít trầu cau để khi ngồi cùng với nhau có thể vừa ăn trầu cau vừa có thể nói chuyện với nhau.
Cây cau chúng tôi đã ngấm vào da thịt người VN nên người dân có Đi đâu về đâu thì vẫn nhớ tới quê hương, nhớ tới vườn cau trầu mà ông bà vẫn trồng trước sân
( bài này mk đc 9đ đấy.
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
I. Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa với nền văn minh nước ta.
– Cây lúa nước là cây nông nghiệp gắn bó với nhiều thế hệ người nông dân từ hàng ngàn năm.
– Cây lúa là cây lương thực đại diện cho nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung

– Cây lúa ra đời từ rất lâu, sử sách ghi chép lại Lang Liêu đã sử dụng gạo nếp làm bánh chưng bánh giầy.
– Đây là cây lương thực rất quan trọng với người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.
2. Giới thiệu chi tiết
– Từ hạt thóc ngâm trong nước sẽ phát triển thành mạ non và trở thành cây lúa.
– Cây lúa là cây có một lá mầm.
– Thân mềm, có nhiều lá mỏng, bề mặt lá rát.
– Rễ của cây lúa mọc theo chùm rất vững chắc.
– Bông lúa có nhiều nhánh, khi bông rụng sẽ tạo ra hạt.
– Hạt lúa có màu xanh non, khi già thì chuyển sang màu xanh đậm, khi chín màu vàng.
3. Giai đoạn phát triển cây lúa
– Hạt thóc ngâm tạo độ ẩm để nẩy mầm.
– Khi hạt gieo tạo thành mạ non.
– Mạ non sau thời gian chăm sóc sẽ phát triển thành cây lúa.
– Sau quá trình chăm sóc, phân bón, phòng bệnh cây lúa sẽ nở bông, bông rụng tạo thành hạt lúa.
– Hạt còn non thì màu xanh, sau đó chuyển sang xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng.
– Thu hoạch lúa vàng và xay xát sẽ thu được hạt gạo.
4. Vai trò cây lúa với con người
– Trong bề dày lịch sử cây lúa và hạt gạo là nguồn lương thực chính nuôi sống con người Việt Nam.
– Từ hạt gạo làm ra những loại bánh ngon ví dụ bánh chưng, bánh giầy, bánh đúc.
– Hạt gạo còn dùng làm thức ăn cho gia cầm như gà, vịt, ngỗng.
– Thân lúa dùng làm thức ăn, giữ ấm cho gia súc.
– Vỏ trấu dùng đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày.
– Gạo cũng được xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới và mang lại nguồn ngoại tệ cho nước ta.
III. Kết bài
– Cây lúa gắn bó với đất nước đó, cây lương thực chính dùng để xuất khẩu.
– Các bộ phận khác của cây lúa đều có những công dụng quan trọng trong đời sống của người nông dân.
– Hình ảnh cây lúa như là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
 

amsterdamIMO

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng bảy 2018
355
61
51
Hải Phòng
THCS Chu Văn An
Bạn nào giúp mình thuyết minh về cây hoa sen theo cách kể chuyện được không ?
 

dangthehoat@gmail.com

Học sinh
Thành viên
22 Tháng tám 2018
31
11
21
20
Thanh Hóa
trung học cơ sở Hoằng Hà
các pạn giúp mk vs . mai mk có bài kiểm tra rồi
.
.
lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn cho đề bài sau :
thuyết minh về chiếc áo dài VN . trong đó có sử dụng yếu tố nghệ thuật ( tự sự , kể chuyện ......)
 
Top Bottom