[Văn 9]: Phân tích nhân vật Vũ Nương

T

thongoc_97977

tham khảo bạn nhé

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kì, song được tôn vinh là " thiên cổ kì bút " thì cho đến này chỉ có một “Truyền Kì Mạn Lục” của Nguyễn Dữ . “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này. Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương - một người phụ nữ đức hạnh, hiếu thảo, thủy chung nhưng phải cam chịu một cuộc đời đầy ngang trái.
Vũ Nương (hay Vũ Thị Thiết) quê ở Nam Xương, là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Nàng cũng là người phụ nữ của đức hạnh và bổn phận, giàu đức hy sinh.
Nàng xinh đẹp, nết na nhưng lại không có dược may mắn về tình yêu. Như đại thi hào Nguyễn Du đã có lần phải thốt lên “Đau đớn thay thân phận đàn bà…” – đúng thế người con gái phong kiến không thể quyết phận mình, chỉ biết “trong nhờ đục chịu”. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một công tử nhà giàu nhưng ít học, tính lại hay đa nghi, ghen tuông, “với vợ thì phòng ngừa quá mức”. Vậy mà Vũ Nương rất khéo giữ gìn khuôn phép, biết cách làm cho cuộc sống gia đình luôn sum vầy, hạnh phúc, “không lúc nào để vợ chồng phải dẫn đến thất hòa”. Người vợ biết nhường nhịn, chiều chuộng chồng như Vũ Nương là người vợ biết xây tổ ấm.
Oái oăm thay, hạnh phúc vợ chồng chưa được bao lâu thì biên cương bị giặc ngoại xâm, Trương Sinh phải sung binh ra miền quan ải. Trong buổi tiễn chồng lên đường, sau khi nâng chén rượu biệt ly, nàng đã hành xử, nói năng rất đúng mực khiến cho ai nấy đều xúc động: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Câu nói ấy của Vũ Nương thật thấm thía, cho thấy nàng là người phụ nữ có cuộc sống an phận, thủ thường, không màng danh lợi, đặt sự bình yên của gia đình lên trên hết. Đức hạnh ấy thật đáng quý và không phải người phụ nữ tầm thường nào cũng có được.
Trương Sinh đi rồi, nàng rơi vào cảnh đơn chiếc, nén nỗi nhớ thương chồng vào việc sinh nở và nuôi dạy đứa con khôn lớn. Ta thật xúc động khi Vũ Nương cứ tối tối lại trỏ cái bóng của mình trên vách mà nói đùa với con: “Cha Đản lại đến rồi kìa!”. Câu nói ấy thể hiện sự đơn độc, tình cảnh đáng thương của một gia đình trong thời buổi chiến tranh loạn lạc. Trong suốt ba năm Trương Sinh đi lính, Vũ Nương luôn “giữ gìn một tiết”, hết lòng thủy chung chờ chổng về. Đó là tấm lòng son sắt, đáng quý của một người vợ, một người mẹ chu toàn.

Với mẹ chồng Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo. Khi mẹ chồng tuổi già sức yếu, như “ngọn đèn trước gió”, nàng hết lòng chăm sóc, “thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, Vũ Nương thương tiếc, lo ma chay, cúng giỗ chu tất như mẹ ruột mình vậy.

Tấm lòng của người con dâu hiếu thảo đã được người mẹ chồng già ghi nhận trước khi bà qua đời “…Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được . Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ…”. Câu nói ấy có giá trị rất lớn vì nó xuât phát từ tấm lòng người mẹ chồng đối với con dâu. Bà đã ghi nhận công đức của Vũ Nương trong quan hệ với chồng con và đặc biệt là quan hệ “mẹ chồng nàng dâu”, vốn hết sức phức tạp, khó khăn nhất là trong xã hội phong kiến.

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ”, một người phụ nữ như Vũ Nương xứng đáng có được một cuộc sống sung sướng, thế nhưng nàng chẳng những không được hưởng hạnh phúc mà còn phải hứng chịu những nỗi oan khuất hiếm thấy. Cứ tưởng khi giặc tan, chồng trở về bình yên, gia đình được sum vầy, nàng được thỏa lòng mong mỏi thì không ngờ giông bão đã ập đến, cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe những lời nói vô tình của đứa con ba tuổi mà đã vội vàng nghi oan vợ mình thất tiết, hư hỏng. Trương Sinh đánh đập vợ một cách phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi. Mặc cho Vũ Nương ba lần giãi bày tâm sự, thề thốt; mặc cho những lời can ngăn, bênh vực của hàng xóm láng giềng, Trương Sinh không vẫn chịu nghe. Bị dồn vào bước đường cùng, chẳng thể bảo vệ, níu kéo hạnh phúc gia đình được nữa, Vũ Nương đành phải tìm đến cái chết để minh oan cho tấm lòng thủy chung và cũng là để giải thoát cho số phận của mình.

Tấn bi kịch cái chết của Vũ Nương là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo chiến tranh gây loạn li, cách biệt; phê phán thói ghen tuông ích kỉ, tư tưởng nam quyền độc đoán khiến người đàn ông trở nên hồ đồ vũ phu, và những luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại, tối tăm,… Hậu quả là nó đã cướp đi sinh mạng của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, đẩy trẻ thơ vào cảnh mồ côi.

Cái chết oan khốc, số phận bi thảm của Vũ Nương khiến cho người đời thương tiếc:
"Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi lo luỵ đến nàng.
Chứng quả đã dôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng mấy lọ đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng."
(Lê Thánh Tông)
Tuy nhiên trong tấn bi kịch này dường như cũng có phần của Vũ Nương. Nàng vừa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thực. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.
Với ngòi bút nhân đạo, Nguyễn Dữ không muốn người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương chết nên tác giả đã đưa vào truyện mô típ kì ảo, huyền điệu để cho kết cục có hậu, hợp với lòng người. Ông đã cho Vũ Nương sống nơi động tiên, quay trở về dương thế: nàng ngồi trên kiệu hoa nói vọng vào với Trương Sinh“…Đa tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa…”. Nàng đã tha thứ cho Trương Sinh cho thấy tấm lòng cao cả, vị tha của một Vũ Nương đức hạnh. Dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện còn là để khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái đẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái đẹp.
Nói tóm lại, viết “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ đã cho thấy hiện thực khổ đau của người dân trong thời đại mình, đồng thời đóng góp tiếng nói của vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công trong nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình, đã tạo dựng nên tính bi kịch của truyện.
Vũ Nương là tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, nàng là hiện thân cho nỗi khổ của người dân trong thời đại loạn lạc. Nguyễn Dữ luôn đứng về phía những số phận éo le trong cuộc đời để bênh vực họ, đề cao những giá trị tinh thần của người phụ nữ, lên tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa, thói nam quyền đã đem đến biết bao bi thương cho con người. Thái độ của nhà văn biểu hiện một cách nhìn tiến bộ, một tấm lòng ưu ái và nhân đạo cao cả.
(*)(*)(*)(*)
chúc bạn học tốt!
--------------------------------------------------
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
Nguồn:internet :D
LĐ 1 : Vũ Nương là một người vợ thủy chung
LC 1: Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ .
LC 2 : Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy rặn rò những lời tình nghĩa ...
LC 3 : Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh , cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú .
-> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng . Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương , vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung , son sắc mong ngóng chồng của nàng .
LĐ 2 : Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
LC 1 : thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ
LC 2 : Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗ nhớ thương con .
LC 3 : Đến lúc bà mất , nàng đã hết lời thương sót , lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình .
-> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo , khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ.
Lđ 3 : Với con nàng là người mẹ mẫu mực
LC 1 : Khi chồng đi lính được đầy tuần , nàng sinh bé Đản . Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. .
Lc 2 : Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ . Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .
-> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ .
------------>>> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng .

Hoặc đây https://diendan.hocmai.vn/threads/van-9-phan-tich-nhan-vat-vu-nuong.165583/#post-2374476

Chúc bạn học tốt :D
 
Top Bottom