Văn Văn 9 ôn tiếng việt kì I

lucky1201

Học sinh
Thành viên
19 Tháng sáu 2017
49
7
21
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển:

- Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu (1) đội nón dấu, vai mang súng dài. (ca dao)

- Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu (2) nghênh nghênh. (Lượm - Tố Hữu)

- Đầu (3) tường lửa lựu lập lòe đơm bông. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Đầu (4) súng trăng treo. (Đồng Chí - Chính Hữu)
Câu 2: Cho các ví dụ sau.
a) Em hãy chỉ ra nghĩa của từ "xanh" trong từng lần sử dụng.
b) Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

1. Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu. (Ca Dao)
2. Đoái trông theo đã cách xa
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh. (Chinh Phụ Ngâm Khúc)
3. Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này. (Chinh Phụ Ngâm Khúc)
Câu 3: Từ "chân" trong các trường hợp sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa ?
a) Đuề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
b) Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Câu 1: Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển:

- Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu (1) đội nón dấu, vai mang súng dài. (ca dao)
=> Nghĩa gốc

- Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu (2) nghênh nghênh. (Lượm - Tố Hữu)
=> Nghĩa gốc

- Đầu (3) tường lửa lựu lập lòe đơm bông. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
=> Nghĩa chuyển.

- Đầu (4) súng trăng treo. (Đồng Chí - Chính Hữu)
=> Nghĩa chuyển.
Câu 2: Cho các ví dụ sau.
a) Em hãy chỉ ra nghĩa của từ "xanh" trong từng lần sử dụng.
b) Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

1. Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu. (Ca Dao)
-> Từ "xanh" chỉ màu sắc của quả cau.
=> Nghĩa gốc

2. Đoái trông theo đã cách xa
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh. (Chinh Phụ Ngâm Khúc)
-> Từ "xanh" chỉ màu sắc của núi.
=> Nghĩa gốc.

3. Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này. (Chinh Phụ Ngâm Khúc)
-> Từ "xanh" chỉ sự sâu thẳm.
=> Nghĩa chuyển.

Câu 3: Từ "chân" trong các trường hợp sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa ?
a) Đuề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
=> Nghĩa gốc
b) Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
=> nghĩa chuyển: Hoán dụ
c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
=> Nghĩa chuyển: Ẩn dụ
 
Top Bottom