Văn [Văn 9]Ôn luyện các tác phẩm trong văn 9

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mở đầu topic văn mk muốn ôn luyện cho các bạn một số lý thuyết và hướng dẫn làm văn nghị luận

sau đây mk xin mở đầu tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh"

đây là phần lý thuyết của tác phẩm

I Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ:
Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn vớicái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam",Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.

2. Tác phẩm:
Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinhhoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:
Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị. Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, vớinhững dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

II Đọc-hiểu văn bản

1.Nội dung:

a. Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

-Vốn tri thức văn hóa của CT HCM hết sức sâu rộng:

+Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.

+Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc, uyên thâm.

-Trong cuộc đời cách mạng đầy gian khổ, Bác đã:

+Đi nhiều nơi, làm nhiều việc

+Học hỏi, tìm hiểu

+Kết hợp giữa vốn văn hoá dân tộc Việt Nam với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới.

=>Nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

b.Lối sống của CT Hồ Chí Minh:

-Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị:

+Nơi ở, làm việc rất đơn sơ: “chiếc…ao”, “chiếc…ngủ”…

+Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

+Tư trang ít ỏi: “chiếc va li con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm…”

+ăn uống đạm bạc: “cá kho…cháo hoa”…





-Một lối sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao:

+So sánh Bác Hồ với các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm:

“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

+Là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

=>Nổi bật lối sống giản dị, thanh cao, trong sáng.



2. Nghệ thuật:

-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng


-Vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự, biểu cảm, nghị luận (Tôi dám…vậy).

-Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.


3.Ý nghĩa văn bản:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.


Sau đây là phần câu hỏi tự luyện nhé
1.Giải thích nhan đề " Phong cách Hồ Chí Minh"
2. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
3.Viết một đoạn văn cảm nhận về sự giản dị của Bác (khoảng 10-->15 câu)
4.Viết đoạn văn theo lối phân-tổng-hợp (khoảng 10 câu) Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại,giữa thanh cao và giản dị

ngoài ra nếu các bạn có thắc mắc gì thì cũng có thể đẳng ở đây,mọi người sẽ cùng giải quyết trong vòng 24h
bắt đầu nào
@Victoriquedeblois @kingsman(lht 2k2) @Lovemelikeyou2002 @KúnEllie @Sally Klein @Lưu Thị Thu Kiều @Nguyễn Ngân Miyang @Tú Linh
các bạn tag các bạn khác vào với nhé,mk ko bít nhiều
 
Last edited:

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH


I.Đọc-Chú thích:

1.Đọc-từ khó: (SGK)

2.Tác giả:

Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã đuợc nhận giải nô-ben về văn học 1982.

3. Xuất xứ:

Văn bản trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.

II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Nội dung:


a.Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:


-Nguy cơ của chiến tranh hoạt nhân:

+ 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí khắp hành tinh.

+ Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ.

+ Tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên… mọi dấu vết trên sự sống sẽ biến hết.

à đe doạ toàn nhân loại.



-Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:



+ Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (y tế, giáo dục, thực phẩm…) được so sánh với sự tốn kém của chi phí cho chiến tranh hạt nhân. (”Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.”…)

+Một việc làm điên rồ, vô nhân đạo, phi lí. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, đối với những nước nghèo, trẻ em.

àChiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí của con người.

+Trong tích tắc chiến tranh hạt nhân, có thể đưa quá trình vĩ đại và tốn kém của tự nhiên (“Cũng trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”…)

=>Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên.


b.Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh:

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp thiết, cấp bách của toàn thể loài người. “ Chúng ta đến đây… công bằng” là tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân trên thế giới.


2. Nghệ thuật:

-Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.

-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

3.Ý nghĩa văn bản:

Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối với hoà bình nhân loại.


PHẦN TỰ LUYỆN
1.Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2.Cho biết các luận điểm chính trong bài.
3.Trong văn bản, tảc giả cho biết để sở hữu vũ khí hạt nhân, các cường nhất nhất là Hoa Kì đã tiêu tốn nguồn tài chính lớn như thế nào? Nếu đem nguồn lực ấy đầu tư cho các chương trình nhằm cải thiện cuộc sống con người thì mang lại ý nghĩa như thế nào?
4.nghị luận về hòa bình và chiến tranh
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
trích Truyền kì mạn lục

I/TÌM HIỂU CHUNG
1.tác giả.

Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.

2. Tác phẩm:

-Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền

-Nguồn gốc của các truyện trong tác phẩm: Từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.

-Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn để kể là những người phụ nữ, trí thức.

-Hình thức nghệ thuật: viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian.

=>Vũ Khâm Lân “Truyền kỳ mạn lục là thiên cổ kỳ bút”

-Xuất xứ văn bản: Là một trong hai mươi truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục được tác giả sáng tạo từ truyện dân gian Vợ chàng Trương.

. Nhân vật Vũ Nương:

a. Vẻ đẹp phẩm chất:

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.

- Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.

* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:

- Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!

- Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đấtnước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xaxôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng nhữnglời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dámmong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo đượchai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi côngdanh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phảichịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩnlút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.Qua lời nói dịu dàng,nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâmtình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịudàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

- Khi xa chồng, VũNương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưahề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngàyphải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của VũNương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạcxưa nay:



-> Thể hiện tâmtrạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấmlòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

- Khi hạnh phúc giađình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trútcơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng củamình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn conkẻ khó được nương tựa nhà giàu.....cáchbiệt ba năm giữ gìn một tiết.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó chothấy thái độ trân trọng chồng, trântrọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của VũNương.

- Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sungsướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót thương. Mặc dù đã nặnglời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng controng giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim ngườiphụ nữ ấy, không bợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.

* Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo vớimẹ chồng, một người mẹ hiền đầy tình yêu thương con.

- Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéođể khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớthương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọnghệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất chonên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giốngdòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đãchẳng phụ mẹ".

- Với con thơ nànghết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, mộtmình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việccon cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuấtphát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tìnhcảm của người cha.

=> Nguyễn Dữ đãdành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đókhắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.


b. Số phận oannghiệt, bất hạnh:

* Là nạn nhân củachế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.

- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương làthua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần khôngbình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độkhi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bứcgiàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinhcó thể đối xử thô bạo, gia trưởng với nàng.

* Là nạn nhân củachiến tranh phi nghĩa:

- Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến , của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc,cuộc sống vợ chồng kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình, thay chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ, phải sống trong nỗi nhớ chồng triền miên theo năm tháng.

- Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đanghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của VũNương.

* Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.

- Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan vàđối xử bất công, tàn nhẫn.

- Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan chovợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.

- Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị,bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.

- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oanức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

* Cái kết thúc tưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phận Vũ Nương.

- Lược thuật lại kết thúc tác phẩm.

- Phân tích:

+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khaomột cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tínhchất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đó nàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôi ngả. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau nàykhông có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”



=> Tuy có nhữngphẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bấtcông phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.

=> Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Có lẽ chưa cần nhiều, chỉ cần khai thác chân dung Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Dữ.

III Ý nghĩa tác phẩm
Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật độc đáo; cốt truyện sáng tạo; sử dụng tốt các yếu tố trữ tình; đối thoại của nhân vật... mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc:

  • Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
  • Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
  • Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
  • Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
  • Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.

Đây là bài tập tự luyện

1.Chi tiết chiếc bóng có ý nghĩa gì trong chuyện
2.tóm tắt chuyện
3.làm sáng tỏ nhân vật "Vũ Nương" là một người vợ đảm đang,có một tấm lòng son sắt,chung thủy


 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Trích Vũ trung tuỳ bút

I.Đọc-Chú thích:

1.Đọc-từ khó: (SGK)

2.Tác giả:

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì khônggặp thời.

3. Tác phẩm:

-Vũ trung tuỳ bút là tập tuỳ bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội

-Xuất xứ văn bản: Là một trong những áng xuôi giàu chất hiện thực trong Vũ trung tuỳ bút

II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Nội dung:

a.Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:


-Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài… àcuộc sống nhà chúa thật xa hoa

-Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh…Để thoả mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ

b.Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:


-Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống

-Hành động: doạ dẫm, cướp, tống tiền…


c.Thái độ của tác giả:

Qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. từ ngữ, tác giả đã lột tả bản chất của bọn quan lại.

2.Nghệ thuật:

-Lựa chọn ngôi kể phù hợp

-Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.

-Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại

-Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.

3.Ý nghĩa văn bản:

Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của cuộc sống xã hội.


bài tập tự luyện
1.Em hãy cho biết tác giả đã miêu tả cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm như thế nào?

2.Qua văn bản, tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì?hãy làm sáng tỏ vấn đề ấy.
 

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
Mấy pn giải giúp mk ha mk cần gấp.thaks ạ
cho đoạn thơ sau : " Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới xa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. "
a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào. .Tác phẩm nào . Của ai
b) Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ
c) Viết một bài văn ngắn " khoảng 1 trang " phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn thơ trên.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Mấy pn giải giúp mk ha mk cần gấp.thaks ạ
cho đoạn thơ sau : " Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới xa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. "
a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào. .Tác phẩm nào . Của ai
b) Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ
c) Viết một bài văn ngắn " khoảng 1 trang " phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn thơ trên.
mk gợi ý nhé
a/được trích từ văn bản kiểu ở lầu ngưng bích của tác phẩm truyện kiều,của nguyễn du
b/
Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Buồn trông”: âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của tâm trạng=> tạo cảm xúc tăng tiến.
=>phản chiếu tâm trạng của Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thuý Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.

c/

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

=>Trông về “cửa bể' mà lại “cửa bể chiều hôm". Lúc ấy mặt trời sắp tắt, chỉ còn để lại những ánh sáng thoi thóp cuối cùng trên mặt nước. Nhìn về cửa bể tức là còn nhìn thấy cả một dải bể đang mất hút đi ở cuối chân trời

=> Thấp thoáng diễn tả hình ảnh cánh buồm mờ mờ tỏ tỏ, chợt hiện rồi chợt ẩn, nhấp nhô trên sóng biển, như mơ hồ, như ảo ảnh ở cuối biển xa xa.

-Tâm sự này đã buồn, trông vào cảnh ấy, sao có thể không thấm thìa nỗi buồn hơn.

"Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?"

=>Trước mắt là một ngọn nước từ trên thác cao đang đổ xuống. Mới từ lòng suối chảy trôi khỏi đầu ngọn thác,tan tác đời trong trẻo với êm đềm của nước.
=>bắt đầu của dâp vùi, cuộn xoáy, sôi trào, xô đập, ngầu đục cát bùn.

=>hoa rụng xuống dòng nước và bập bềnh trôi đi, bị đưa qua đẩy lại, rồi lại trôi đi, lặng lẽ, buồn bã, để đến một nơi nào không làm sao có thể biết được.
=> ko khác chi cuộc đời Kiều,cũng như một ngọn nước vừa mới đi qua lòng suối êm đềm và vừa mới sa xuống giữa ngọn xoáy dập vùi. Chính Kiều cũng là đóa hoa đang man mác trôi đi, đơn độc và mỏng manh trên một dòng nước vừa dài vừa rộng với bao nhiêu đe dọa chưa thể nào hình dung ra hết. Lòng đã buồn, cảnh lại buồn hơn

"Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh."

=> một cảnh mênh mông hoang vắng: một đồng cỏ phẳng lặng kéo mãi đến cuối tầm nhìn, không một bóng cây, không một dòng sông, không một gò núi, không một mái nhà để phá vỡ bớt cái đơn điệu chán nản
=> Từ “rầu rầu'” không chỉ gợi lên ý buồn bã, mà còn cho ta hình dung thấy những ngọn cỏ lưa thưa ủ ê như đang dần héo hắt đi, đang mất dần sức sống.

=> “xanh xanh" thì chưa hẳn là xanh, chỉ có vẻ xanh thôi, một màu xanh nhợt nhạt, xa xôi, làm gợi lên một niềm ngao ngán. Và có lẽ cái màu “xanh xanh" ấy là cái màu của tâm trạng được nhìn từ đôi mắt đẫm ướt khổ đau.

=>Đây không phải là đồng cỏ xuân đầy sức sống và niềm vui.


"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

=>Một vùng biển ăn sâu vào đất liền, ngoài kia là biển lớn. Gió biển hun hút chạy vào duềnh, gió cuốn ào ào khiến mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu.
=>Sóng vỗ “ầm ầm" , sóng gào thét cuồng nộ, đập vào bờ, xô đập nhau, lóp sóng này chưa tan đã ào lên lớp sóng khác, liên tục, bất tận. Tiếng sóng lớn lắm, không chỉ vang ầm trên biển mà vang đi rất xa, vang khắp bốn bể.
=> như ngồi đâu chính giữa duềnh biển mênh mông ấy, bốn bên nàng là sóng vỗ. Mấy từ “ầm ầm tiếng sóng” nghe đã dữ dội bên tai nàng, đang gào thét trong tâm hồn nàng, vây bủa lấy nàng.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

I.Đọc-Chú thích:

1.Đọc-từ khó: (SGK)

2.Tác giả:

Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì-dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ-ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Nội)

3. Tác phẩm:

-Thể loại: tiểu thuyết chương hồi

-Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX, gồm 17 hồi.

-Xuất xứ văn bản: Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.

II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Nội dung:

a.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:

-Ngày 24 tháng 11, Nguyễn Huệ đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Quang Trung.

-Ngày 25/12/1788 (Mậu Thân), xuất quân ra Bắc.

=>rất mạnh mẽ và quyết đoán

-Ngày 29/12, đến Nghệ An, vua Quang Trung gặp “người cống sĩ ở huyện La Sơn (Nguyễn Thiếp)”. Quang Trung cho tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.

=> rất sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Một vị tướng có tài mưu lược, nhìn xa trông rộng, dụng binh như thần.

-Diễn biến trận chiến Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh:

+ Ngày 3/1/1789 tiến sát vùng giáp Thăng Long.

+ Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên. Tạo thế bất ngời vây kín làng Hà Hồi. Quân lính trong đồn “rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”

+ Công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì quăng ván xuống đất, nhất tề xông tới mà đánh.

+Mồng 5 tết Kỷ Dậu QT đánh tan 20 vạn quân Thanh chiếm thành Thăng Long.

=>Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân cùng với tư thế oai phong lẫm liệt hào hùng của vua QT

b.Hình ảnh bọn giặc xâm lược:

-Bọn giặc kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.

-Thất bại thảm hại: “Tôn Sĩ Nghị…chạy”, quân giặc xô đẩy, dẫm đạp lên nhau mà chạy, mà chết.


c.Hình ảnh vua Lê Chiêu Thống:

Là một ông vua đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.

2.Nghệ thuật:

-Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.

-Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.

-Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả ngậm ngùi, chua xót đối với vương triều nhà Lê, tự hào, kính trọng đối với Tây Sơn- Nguyễn Huệ và chiến thắng của dân tộc, khinh bỉ bọn giặc cướp nước.

3.Ý nghĩa văn bản:

Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789.

bài tập tự luyện
1.Em có suy nghĩ gì về tinh thần đánh giặc của nghĩa quân và tư thế của vua Quang Trung.
2.tác giả có thái độ như thế nào đối với triều Lê và Tây Sơn-Nguyễn Huệ.
3.qua văn bản,ta rút ra bài học gì
 

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
gải hộ mình bài này nha mình cần gấp.thaks nhiều ạ.
Trong truyện người con gái nam xương có đoạn:
" Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha đảng lại đến đây kia kìa !
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này !
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc chót đã qua rồi ! "
a) Tìm phép lặp và phép thế trong đoạn trích trên
b) Lời của bé Đản trong đoạn văn trên có ý nghĩa như thế nào
c) Nghe nói tâm trạng Trương Sinh diễn biến ra sao ? Qua tác phẩm nêu nhận xét của mình về Trương Sinh
 

Lục Thanh Vi

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
1
0
1
21
Hà Nội
Giải hộ mình bài này nha mình cần gấp.thaks nhiều ạ.
Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm Truyện Người Con Gái Nam Xương có ý kiến cho rằng đó là 1 kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu trình bày ý kiến về vấn đề này.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
gải hộ mình bài này nha mình cần gấp.thaks nhiều ạ.
Trong truyện người con gái nam xương có đoạn:
" Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha đảng lại đến đây kia kìa !
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này !
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc chót đã qua rồi ! "
a) Tìm phép lặp và phép thế trong đoạn trích trên
b) Lời của bé Đản trong đoạn văn trên có ý nghĩa như thế nào
c) Nghe nói tâm trạng Trương Sinh diễn biến ra sao ? Qua tác phẩm nêu nhận xét của mình về Trương Sinh
a.cậu này bạn chắc làm đc
b/
lời của bé đản nói như một lời giải oan cho vũ nương,cho thấy tấm lòng son sắt của nàng.chính lời nói của bé đản là cái buộc tội và cũng là “giải oan” cho vũ nương bằng một câu nói trẻ thơ non dại của bé đản (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
c/
khi nghe bé đản nói,trương sinh đã bất ngờ,chàng đau khổ vì nghi ngờ oan cho vũ nương chỉ vì lời nói ngây thơ của con nhỏ
=> tỉnh ngộ và thấu hiểu nỗi oan của vũ nương

qua chuyện ta thấy rằng,trương sinh người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuỏng của Trương Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. từ đó cho thấy trương sinh là một người độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

Giải hộ mình bài này nha mình cần gấp.thaks nhiều ạ.
Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm Truyện Người Con Gái Nam Xương có ý kiến cho rằng đó là 1 kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu trình bày ý kiến về vấn đề này.
- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
 
  • Like
Reactions: Trà Linh

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
Giải hộ mik nha. thaks nhiều ạ
Trong truyện kiều ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình
a) Hãy cho biết nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào
b) CHép lại chính xác 1 đoạn thơ tả cảnh ngụ tình ( khoảng 6 - 8 dòng ) trong truyện Kiều
c) Một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tác phẩm truyện kiều là sử dụng biện pháp ước lệ để miêu tả các nhân vật. Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ ? Chép lại chính xác 2 dòng thơ tả Thúy Vân ,2 dòng tả Thúy Kiều và chỉ ra các hình ảnh ước lệ trong những câu thơ
 

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền vua Quang Trung với quân lính:
" Quân Thanh sang xâm lấn nước ta ,hiện ở Thăng Long ,các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống của nước ta ,bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay ,chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi .Đời Hán có trưng Nữ Vương ,đời Tống có Đinh Tiên Hoàng ,Lê Đại Hành ,đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời minh có Lê Thái Tổ, các ngài không lỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân ,đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi đc chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc ,Nam riêng phận ,bờ cõi lặng yên ,các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi hại đc mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước .Nay người Thanh lại sang , mưu đồ lấy nước nam ta đặt làm quận huyện ,không biết trong gương mấy đời tống ,Nguyên, Minh ngày xưa .Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng .các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng , hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực ,để dựng lên công lớn."
Từ đoạn trích hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiên minh về tổ quốc.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Giải hộ mik nha. thaks nhiều ạ
Trong truyện kiều ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình
a) Hãy cho biết nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào
b) CHép lại chính xác 1 đoạn thơ tả cảnh ngụ tình ( khoảng 6 - 8 dòng ) trong truyện Kiều
c) Một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tác phẩm truyện kiều là sử dụng biện pháp ước lệ để miêu tả các nhân vật. Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ ? Chép lại chính xác 2 dòng thơ tả Thúy Vân ,2 dòng tả Thúy Kiều và chỉ ra các hình ảnh ước lệ trong những câu thơ
a/Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
b/ "Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
c/
Ước lệ là những hình ảnh mang tính quy ước và có tiền lệ từ trước. Trong văn thơ cổ rất hay dùng những hình ảnh mang tính ước lệ, thay vì nói thẳng trực tiếp điều cần nói. Rất gần với ước lệ là việc dùng những điển cố, điển tích.
=>là một nghệ thuật so sánh trong Văn Học, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh cho vẻ đẹp của con người. Nguyễn Du đã rất thành công với nghệ thuật này trong việc miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều.


Thúy vân.
“Vân xen trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
=>Vẻ đẹp của Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, màu da, mái tóc đến tiếng nói, nụ cười và cốt cách.
=> hiện ra qua những hình ảnh, những tính chất ước lệ của văn học cổ trung đại.
=>cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng bức chân dung của Thuý Vân, qua nét vẻ thân tình của Nguyễn du bổng rở nên sống động là nhờ đã chứa đựng trong đó quan niệm về tài sá của chính nhà thơ. Gương mặt xinh đẹp đầy đặn, vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thuý Vân-một vẻ đẹp và thiên nhiên sẵn lòng nhường nhịn “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”-như dự báo trước một cuộc đời, một số phận êm đềm, tròn trịa, bình yên của nàng.
Quả thật, với những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh ước lệ tượng trưng vẻ đẹp và giàu sức gợi tả, được lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế:

"Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang"
"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Ng.Du đã khắc hoạ khá sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn, mơn mởn sức sống của Thuý Vân, biểu hiện một tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa, phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.


Thúy kiều
"Kiều càng sác sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành"

Khác với Thuý Vân, Th Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.
=>hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Ng Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.
"Kiều càng sác sảo mặn mà,
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh."

Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kị ghen ghét
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,…….Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền vua Quang Trung với quân lính:
" Quân Thanh sang xâm lấn nước ta ,hiện ở Thăng Long ,các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống của nước ta ,bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay ,chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi .Đời Hán có trưng Nữ Vương ,đời Tống có Đinh Tiên Hoàng ,Lê Đại Hành ,đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời minh có Lê Thái Tổ, các ngài không lỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân ,đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi đc chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc ,Nam riêng phận ,bờ cõi lặng yên ,các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi hại đc mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước .Nay người Thanh lại sang , mưu đồ lấy nước nam ta đặt làm quận huyện ,không biết trong gương mấy đời tống ,Nguyên, Minh ngày xưa .Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng .các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng , hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực ,để dựng lên công lớn."
Từ đoạn trích hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiên minh về tổ quốc.
Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
- Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.
 

vitconxauxi_vodoi

Cây bút Tản văn 2017
Thành viên
21 Tháng ba 2012
1,558
45
176
Giải hộ mik nha. thaks nhiều ạ
Trong truyện kiều ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình
a) Hãy cho biết nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào
b) CHép lại chính xác 1 đoạn thơ tả cảnh ngụ tình ( khoảng 6 - 8 dòng ) trong truyện Kiều
c) Một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tác phẩm truyện kiều là sử dụng biện pháp ước lệ để miêu tả các nhân vật. Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ ? Chép lại chính xác 2 dòng thơ tả Thúy Vân ,2 dòng tả Thúy Kiều và chỉ ra các hình ảnh ước lệ trong những câu thơ
1.
- Giống nhau: Đều lột tả cảnh sắc
- Khác nhau:
+ Tả cảnh : Miêu tả một cách đơn thuần trực tiếp
+ Tả cảnh ngụ tình: Mượn cách miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm tư tình cảm.Cảnh vật , thiên nhiên vén lên bức màn tâm trạng
2. Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều ( Trích 6 câu trong Cảnh ngày Xuân)
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
3. Bàn về bút pháp ước lệ tượng trưng
Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.
Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.
~> Ước lệ tượng trưng : là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý
Thúy Vân :
"Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
Thúy Kiều
"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. Nguyễn Du:

1.Cuộc đời:

-Nguyễn Du: (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

-Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.

-Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề về đời sống xã hội.

-Những thăng trầm trong cuộc đời riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.

2.Sáng tác

-Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (thơ chữ Hán có 3 tập gồm 243 bài thơ).

-Đóng góp to lớn nhất cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ. Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều.

II.Truyện Kiều:

-Truyện Kiều-Đoạn trường tân thanh(Tiếng than khóc mới về một nỗi đau lòng) được viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát. Tác giả có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (của Trung Quốc). Nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.

-Tác phẩm gồm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước- Gia biến và lưu lạc-Đoàn tụ

-Giá trị của Truyện Kiều:

+Về nội dung:

.Giá trị hiện thực: P/ánh sâu sắc hiện thực XH đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người PN.

.Giá trị nhân đạo sâu sắc: thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người. Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo. Trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hiện thực ®PC ®ước mơ ®những khát vọng chân chính.

+Về nghệ thuật: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật,…

=> Mộng Liên Đường chủ nhân, trong lơi tựa Truyện Kiều, có nhận xét: “Lời thơ tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọt bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
 

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
-Giải hộ mk nha.mk cần gấp ạ.thaks nhiều
Đây là câu mở đầu : 1 đoạn văn nghị luận trong bài làm của 1 h/s: " Với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng " Hãy cho biết:
a) Đoạn văn trước đó viết về đề tào gì? Đoạn văn chứa câu đó có đề tài gì
b) Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch ,chỉ ra 3 phép liên kết câu sử dụng trong đoạn văn
 

Lục Thiên Di

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
8
3
6
21
Hà Nội
_ Giải hộ nha thaks nhiều
Trong truyện kiều có 2 đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày hội thanh minh
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
" Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. "
- Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều ,Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt
" Bóng tà như dục cơn buồn
Khách tà lên ngựa người còn khé theo
Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha. "
a) So sánh và nêu nhân vật về bức tranh phong cảnh trong 2 đoạn thơ trên
b) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong 6 dòng thơ cuối đoạn trích Cảnh Ngày Xuân
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
-Giải hộ mk nha.mk cần gấp ạ.thaks nhiều
Đây là câu mở đầu : 1 đoạn văn nghị luận trong bài làm của 1 h/s: " Với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng " Hãy cho biết:
a) Đoạn văn trước đó viết về đề tào gì? Đoạn văn chứa câu đó có đề tài gì
b) Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch ,chỉ ra 3 phép liên kết câu sử dụng trong đoạn văn
a/đoạn văn này nhấn mạnh vẻ đẹp,tài năng của thúy kiều
b/
Với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng. Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.Đôi mắt của thúy kiều gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú mà khiến "Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh ".Ngoài ra,Kiều còn tài cầm - kì - thi - hoạ đến mức điêu luyện.tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng.Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa.Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn khiến tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh.

_ Giải hộ nha thaks nhiều
Trong truyện kiều có 2 đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày hội thanh minh
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
" Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. "
- Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều ,Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt
" Bóng tà như dục cơn buồn
Khách tà lên ngựa người còn khé theo
Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha. "
a) So sánh và nêu nhân vật về bức tranh phong cảnh trong 2 đoạn thơ trên
b) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong 6 dòng thơ cuối đoạn trích Cảnh Ngày Xuân
a/Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
-Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ dừng ở việc tả cảnh vật mà còn gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều gì sắp xảy ra.

=>Cảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến lúc chia tay: không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.


Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều ,Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt
- Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tác giả đã vẽ ra một không gian thật trong trẻo. Dường như tất cả mọi vật, từ chiếc cầu nhỏ xinh xinh, dòng nước trong veo lững lờ, cành liễu thướt tha trong bóng chiều nhạt… dường như cũng đang xao xuyến chứng kiến cho một mối tình đẹp vừa nảy nở.

=>Cả tâm cảnh và ngoại cảnh dường như hòa nhập với nhau tạo nên sự bâng khuâng, xao xuyến của Thúy Kiều và Kim Trọng.

b/
Cảnh chị em du xuân trở về:

Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp, rộn ràng mà nhạt dần, sâu lắng dần, cảnh nhuốm màu tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

Những từ láy (tà tà. thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.

Tất cả những chuyển động trở nên chậm hơn, không còn tưng bừng như ở phần trước. Cảnh vật ấy như diễn tả tâm trạng luyến tiếc một ngày vui sắp tàn của chị em Thúy Kiều. Đây cùng là tài năng của Nguyễn Du khi chuẩn bị để nhân vật Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHỊ EM THÚY KIỀU

II.Đọc-hiểu văn bản:

1.Nội dung:

a.Vẻ đẹp, tài năng của “hai ả tố nga”

*Vẻ đẹp:

-Hai ả tố nga: mai cốt cách, tuyết tinh thần à duyên dáng, thanh cao, trong trắng.

+Thuý Vân: trang trọng khác vời, được miêu tả cụ thể với: “Khuôn trăng…da” à so sánh với vẻ đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên, vẻ đẹp cao sang, quý phái “ trong trắng” đoan trang. Đó là những vẻ đẹp hoàn mỹ luôn tạo sự hòa hợp êm ấm với xung quanh.

+Thuý Kiều: sắc sảo, mặn mà : ”Làn thu thuỷ…xanh”à Kiều có vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân, là nét đẹp của nước non xa thẳm, trên đời không ai sánh bằng “ Sắc đành đòi 1”

*Tài năng của Kiều:

-“Thông minh…ca ngâm”: người con gái thông minh giỏi cầm, kì, thi, hoạ.


-“Cung….não nhân”: Cung đàn mà nàng sáng tác làm cho mọi người nghe buồn thương rơi lệ. Thể hiện tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

“Một hai…thành
Kiều: “Sắc đành …hai”


b.Dự cảm về cuộc đời của chị em Thuý Kiều?

-Thuý VânMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”: báo trước một cuộc đời bằng phẳng suôn sẻ.

-Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”: vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghét ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị, báo trước cho số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.

2.Nghệ thuật:

-Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ (lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người)

-Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy (tả… càng…hơn…, là, nền tôn lên vẻ đẹp Thuý Kiều)

-Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.

3.Ý nghĩa văn bản:

Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn, ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
I. Tìm hiểu chung:

1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.

2. Bố cục đoạn trích:

- Bốn câu đầu: Khung cảnh mùa xuân

- Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Khung cảnh mùa xuân:

- Hai câu thơ đầu vừa gợi tả thời gian, vừa gợi tả không gian mùa xuân:

+ Câu thơ thứ nhất “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả không gian: ngày xuân, chim én bay đi bay lại,chao liệng như thoi đưa; vừa gợi thời gian: ngày xuân trôi nhanh quá, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời.

+ Câu thơ thứ hai “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” vừa gợi thời gian: chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày (tức là đã qua tháng giêng, tháng hai và đã bước sang tháng ba); vừa gợi không gian: ngày xuân với ánh sáng đẹp, trong lành (thiều quang)

- Hai câu thơ sau là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với hai sắc màu xanh và trắng:

+ Chữ “tận” mở ra một không gian bát ngát, thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân.

+ Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng . Không gian như thoáng đạt hơn, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết hơn. Chỉ bằng một từ "điểm", nhà thơ đã tạo nên 1 bức tranh sinh động hơn, cảnh vật có hồn hơn, chứ không tĩnh tại, chết đứng.Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ làm cho màu trắng hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân.

=> Mùa xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non); khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa).

=> Bằng một vài nét chấm phá, Nguyễn Du đã phác họa nên 1 bức tranh xuân sinh động, tươi tắn và hấp dẫn lòng người.

2. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

- Trong tiết Thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: đi tảo mộ ( lễ) và đi chơi xuân ở chốn đồng quê (hội).

- Tác giả sử dụng một loạt các từ hai âm tiết ( cả từ ghép và từ láy) để gợi lên không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã:

+ Các danh từ: “yến anh”,”chị em”,”tài tử”,”giai nhân”,”ngựa xe”,”áo quần”… -> Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.

+ Các động từ: “sắm sửa”,”dập dìu”,… -> Gợi tả sự rộng ràng, náo nhiệt của ngày hội.

+ Các tính từ: “gần xa”,”nô nức”… -> Tâm trạng của người đi hội.

- Cách nói ẩn dụ: “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.

- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gợi lên một tập tục, một nét đẹp truyền thống của văn hóa lễ hội xa xưa. Cáctrang tài tử giai nhân vui xuân mở hộinhưng không quên những người đã mất:

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

- Cuộc vui rồi cũng đến hồi kết thúc. Sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều ra về khi trời đã xế chiều và hội đãn tan.

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt,khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp , rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.

- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,”nao nao”… không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. “Nao nao dòng nước uốn quanh” báo trước ngay sau lúc này, Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.

III. Tổng kết:

1.Nội dung:

- Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

2.Nghệ thuật:

- Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.
 
Top Bottom