[Văn 9] Nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa".

K

khocnuadi29

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả nhà giúp e thêm 1 bài nữa nha. Thứ 7 là e phải nộp bài òi.

Đề:
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Thanks nhiều ạ

p/s: hạn chế viết tắt bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

** Nhân vật anh thanh niên:

- Là 1 thanh niên trẻ, có nhiệt huyết, làm công tác khí tượng ở đỉnh Yên Sơn - Sa pa. Là người "Cô đọc nhất thế gian".

- Công việc của anh: <cái này em nghiên cứu lại trong sách nhé ^^>
=> Là công việc đòi hỏi độ tỉ mỉ cao và có nhiều lúc là rất vất vả.
Nhưng anh luôn làm việc một cách chu đáo (thể hiện thông qua việc kể về công viẹc của anh thanh niên).
Công việc được lặp đi lặp lại, ngày nào cũng thế và trên vùng núi cao trơ trọi này.
Với những thanh niên đầy nhiệt huyết, trẻ trung thì có thể đây là 1 công việc nhàm chán, đơn điệu, nhưng với anh, anh luôn làm viẹc với 1 thái độ nghiêm túc, và những thành quả mà anh làm được đều xuất phát từ tấm lòng của anh đối với công viẹc của mình.
--> Những khẳng định đầu tiên về con người anh.

- Những phẩm chất của anh thanh niên được phát hiện ra thông qua diễn biến cuộc gặp gỡ : chỉ một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đủ để ta hiểu được những phẩm chất tốt đpẹ của anh.
+ Say mê, tâm huyết với nghề, luôn mong muốn đóng góp 1 phần nhỏ của mình vào công cuộc chống giặc của dân tộc, cống hiến cho đất nước.
+ Có quan niệm đúng đắn về công việc và về cuộc đời.
+ Là 1 người rất khiêm tốn.
+ Lạc quan, yêu đời, tự tạo cho mình nhưũng thú vui nơi vắng vẻ này.
+ Là một người chân thành, hiếu khách và luôn quan tâm đến ngừoi khác.

- Nhân vật anh thanh niên thông qua cảm nhận của nhưũng ngừoi khác:
+ ông họa sĩ: là 1 ngừoi từng trải, ông biết cách nhìn đời và nhìn người. Phát hiện ra ở anh thanh niên những phẩm chất đáng quý mà khiến ông phải nhọc nhiều trong việc vẽ chân dung anh.
+ Cô kĩ sư: thông qua những hành động thẹn thùng của cô gái, khiến chúng ta liên tưởng đến một mối tình đẹp nhưng vì anh thanh niên quá đối hiền lành mà ko beiét được tình cảm đó.
+ Bác lái xe: thông qua những lời kể của bác về anh.
+ Và những con ngừoi đnag ngày đêm cống hiến thầm lặng ở vùng đất Sa pa này: anh kĩ sư vườn rau.... --> làm nổi bật tính cách nhân vật anh thanh niên.
- Có 1 điều đặc biệt là chúng ta ko hề beiét đến tên thật của anh cũng như những nhân vật khác, từ đầu đến cuối anh gắn với cái tên anh thanh niên, và chính "anh thanh niên" ấy đã đi vào lòng ngừoi : một con ngừoi lặng lẽ sống, lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc, tất cả chỉ thầm lặng mà thôi.

** Ngoài ra em cũng có thể liên tưởng đến 1 vài vần thơ trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải để thấy được sự âm thầm lặng lẽ cống hiến của anh thanh niên.
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời..."
 
H

hongtuan96

Nhân vật anh thanh niên :
Là người say mê công việc , có tinh thần trách nhiệm cao
+Sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m - cái anh đối mặt kg phải là khó khăn hay vất vả , mà là sự cô đơn - sự cô đơn của chàng trai 27tuổi(bạn nên phân tích xoáy vào cái này , đặc biệt là " sự cô đơn của chàng trai 27t " )
+Với niềm say mê nghề nghiệp mãnh liệt , anh mới có thể sống một mình trên đỉnh núi cao suốt bốn năm trời , trở thành " người cô độc nhất thế gian "
-Công việc của anh " đo nắng , đo mưa , đo chấn động mặt đất " , một ngày phải ốp 4 lần nhưng anh vẫn rất nghiêm túc , đúng giờ
+Là người có nếp sống khoa học , ngăn nắp : căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy , đặc biệt là một giá sách và một quyển sách đang đọc dở ở trên bàn chứng tỏ tinh thân học hỏi kg ngừng của anh
+Là người có tâm hồn cao đẹp : ở một mình song anh vẫn trồng hoa , nuôi gà , vườn hoa tươi đẹp như tâm hồn anh vậy .
+Là người cởi mở , chu đáo với mọi người : anh tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ , tặng trứng cho ông họa sĩ , tặng củ tam thất cho bác lái xe , hết sức cở mở và chân thành vs mọi người
+Là người khiêm tốn , giản dị : anh nói rất ít về mình , để dành thời gian nói chuyện với mọi người , từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh , anh cho rằng có người khác còn xứng đánh hơn anh
 
H

hungzeio

Mình nghĩ cần thêm vào đó ý nghĩa nhan đề bài thơ vài đoạn cuối bài thì bài văn sẽ hay và chất lượng hơn nhìu, nhớ là trên phần đánh giá đó , dưới đây là một đoạn phân tích trong bài của mình ban xem có sử dụng được không ...
"Lặng lẽ Sa Pa" nói lên sự hi sinh âm thầm làm việc trong thầm lặng , cũng như bao nhiêu thanh niên khác tuổi của anh là tuổi để làm việc, tận hưởng cuộc sung61 nhưng anh lại từ bỏ tất cả để lên một đỉnh núi xa xôi không bóng người để làm việc, không phải đây là một sự hi sinh đon thuần mà nó còn là lý tưởng sống của anh đối với anh sống là phải cống hiến cho đời. Anh và ba anh đã cùng nhau ra chiến trường nhưng anh phải ở nhà trong thời buổi chiến tranh nấu ở quê nhà sống thanh bình mặc cho người cha mình ngoài chiến trường thì anh không thể làm được tuy ở hậu phương nhưng anh vẫn góp sức mình vào chiến tranh , công việc của anh chỉ là đo khí tượng nhưng đối với anh chỉ có cách đó anh mới cảm thấy thoải mái vì mình cũng có thể góp một phần sức lực.Khi nghe được tin mình đã giúp các anh bộ đội thì anh vui sướng vô cùng, từ lý tưởng sống, niềm tin, sự hi sinh anh hình thành lên sự yêu nghề tha thiết .Anh biết công việc của anh giúp cho mọi người nên anh không hề giám ngơi nghỉ cho dù điều kiện ngoại cảnh như thế nào.Đó chỉ là một trong những tính chất cao đẹp của anh thanh niên, bác kĩ sư vườn rau hay anh bộ đội vẽ bản đồ sét,... tô đậm lên những đức tính cao đẹp của anh thanh niên.
Tử đầu đến cuối tác giả chỉ sử dụng những cái tên chung chung không có tên họ rõ ràng vì có đó cũng là mục đích của tác giả muốn ca ngợi những con người biết hi sinh sống có lý tưởng giúp ích cho đời ...




À nè thiên sứ bình minh ơi cho mình yahoo đi nha...

Thank cho đời thêm đẹp..............
 
Last edited by a moderator:
B

bibo.com

iả

fgftitchvhcbofepggsswvgjbrjjdbjdvsjjndbo xknkdblsbinkkwkosbjibsijdijdnikndopowiqjksknkzksnk.iziwkondjilbikdkondkssksnjdbjssdjisjdkennidndks.dkdonwndnskozndniskqpioskokznziskkxbdingkxpjdjwiibhubdjikndknnjidnjkdmdkkndjnskjks
 
Last edited by a moderator:
A

atdeptrai

em hay suy nghi ve ti nh cam va le song cua nhan vat anh thanh nien trong " Lang le Sa Pa " cua Nguyen Thanh Long
 
S

sonhuyttn1

pt nhan vat anh thanh nien

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

( Đất nước_ Nguyễn Khoa Điềm)

Cuộc kháng chiến chống Pháp vừa khép lại, lịch sử mở ra những trang mới, những cô gái, chàng trai ngày ngày lặng thầm góp công xây đựng đất nước không chỉ bằng những trang sử chống Mỹ mà còn bằng những thành tích lao động quên mình.

“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long viết trong chuyến công tác tại Lào Cai giữa mùa hè 1970 trích “ Giữa trong xanh” là một trong những tác phẩm viết về những con người như thế . Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” mang thông điệp:“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” từ đó ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính.

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Truyện tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên sơn ở Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe qua đó hình ảnh anh thanh niên trẻ và những đức tính cao đẹp của anh khiến ta cảm phục.

Là một chàng trai trẻ, anh thanh niên đã rời bỏ thị thành xa hoa, lộng lẫy để xin đi bộ đội nhưng không được, anh về làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm lạnh giá, sống một mình giữa “bốn bề cây cỏ, mây mù lạnh lẽo” của Sa Pa. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ và có tính tự giác cao. Công việc ấy có rất nhiều gian khổ, nhất là cái lạnh lẽo của hoàn cảnh cô đơn, vắng vẻ. Bác lái xe đã nói anh là “người cô độc nhất thế gian” và “ thèm người” vì quanh năm ở một mình trên đỉnh núi cao không bóng người, anh cô đơn đến mức phải kiếm cách dừng xe qua để gặp người và trò chuyện với họ.

Với lòng yêu đời, yêu nghề và tinh thầm trách nhiệm cao, anh đã tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc “đo mưa, đo gió” thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Dẫu một mình ở nơi vắng bóng, thiếu âm thanh của con người và chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng anh luôn hoàn thành thật tốt công việc của mình, không chậm trễ dẫu ngày hay đêm vì anh hiểu rằng công việc của mình là mắc xích quan trọng trong chuỗi công việc chung của nhiều người. Anh lạc quan khẳng định: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” với ông họa sĩ già. Chất chứa lời nói ấy là bao nhiêu tình yêu, niềm mê say với công việc. Đồng thời câu nói ấy cũng thể hiện anh còn có những suy nghĩ thật đúng đắn, sâu sắc rằng con người thật sự không cô đơn vì con người và công việc là một. Anh không tô đậm cái gian khổ nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết mình đã góp phần bắn rơi phản lực Mĩ và đã thể hiện lòng yêu nghề của mình với ông họa sĩ già: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Thế mới biết công việc đối với anh là quan trọng nhất, nó là nguồn vui, là đích đến mà anh vươn tới bao lâu nay.

Ở anh toát lên lối sống giản dị yêu đời, trái tim giàu tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao với chính bản thân mình. Tuy sống một mình trong điều kiện thiếu thốn cả tinh thần và vật chất nhưng anh không hề buông thả bản thân. Cuộc sống của anh giản dị, ngăn nắp và sạch sẽ. Anh không hề buồn bã, chán nản ở nơi núi cao lạnh lẽo, trái lại anh vẫn ham học tập, trồng hoa, nuôi gà và anh còn có niềm vui đọc sách mà anh thấy như có bạn tâm giao.

Trong sự cô độc ở nơi ấy, anh luôn khao khát được gặp gỡ mọi người. Khi có khách đến thăm, ta còn thấy được lòng hiếu khách nồng nhiệt, sự quan tâm đến người khác nơi anh. Khi nghe vợ bác tài xế bị bệnh, anh đã đào củ tam thất để biếu vợ bác. Anh đã tiếp đón ông họa sĩ già và cô kĩ sư một cách rất thân thiện và tự nhiên. Ngay từ lúc gặp mặt, ông họa sĩ đã đánh giá anh là người cởi mở, chân thành và có lòng hiếu khách. Anh bộc lộ niềm vui khi cắt hoa tặng cho cô kĩ sư. Anh chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người khác. Anh qúy trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu kín trong lòng. Khi tiễn ông họa sĩ già và cô kĩ sư, anh đã biếu họ một làn đầy trứng thể hiện quan tâm chu đáo đến người khác của anh.

Tuy làm việc có ích cho đất nước nhưng anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé, nhỏ bé so với những người khác. Anh chỉ dành 5 phút ngắn ngủi để cho ta thấy hết cả con người anh, cả những khó khăn trong công việc của anh. Niềm vui, niềm hạnh phúc được đón khách đến thăm làm tỏa sáng khuôn mặt anh, làm ông họa sĩ muốn vẽ kí họa về anh. Anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư nông nghiệp ngày đêm vất vả tạo ra những củ su hào to hơn ở vườn rau Sa Pa hay anh cá bộ khí tượng nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét. Anh đã hiểu ra giá trị của sự hi sinh thầm lặng, cái nghĩa tình của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp, sống có ý nghĩa, luôn nghĩ và làm việc cho đất nước. Chính cuộc sống của anh đã gợi ra âm vang cho những thế hệ trẻ sau này. Anh là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước

Tác giả đã xây dựng tình huống truyện hợp lí, kể lại câu chuyện một cách tự nhiên bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đồng thời miêu tả tâm tư, dáng điệu, cử chỉ góp phần tô điểm vẻ đẹp tế nhị của anh thanh niên. Các nhân vật phụ như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư đã góp phần làm đẹp thêm cho nhân vật chính. Câu truyện giàu chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên hiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người.

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường như anh thanh niên và ý nghĩa của những công việc thầm lặng và cao quý. Không chỉ thế truyện còn khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được ý nghĩa và niềm vui của lao động vì những mục đích chân chính một cách tự giác. Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện cho ta thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước, thôi thúc ta rèn luyện bản thân để sống đẹp và làm gì đó có ích cho xã hội.
 
Top Bottom