[văn 9]Ngân hàng đề thi HSG lớp 9 môn Văn

T

terra

Đề thi HSG thành phố Hà Nội
Năm học 2008 – 2009

Câu 1 (6 điểm)
Có người cho rằng:
“Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta, người khen ta, mà khen phải tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy”
(Trích “Cổ học tinh hoa” – NXB Văn học 1999, tr24)​

Hãy tạo 1 văn bản (không quá 2 trang giấy thi) trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (14 điểm)

Sau khi ghi lại các cuộc đối thoại tưởng tượng với những người sống trên “mây và sóng”, R.Tagor đã kết thúc lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ:
“.... Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế giới gian này biét mẹ con ta ở chốn nào.”​

(Trích “Mây và sóng” – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.87)​

Trình bày những cảm nhận và suy ngẫm về đoạn thơ trên.

Câu 1 có 6/20 điểm mà đòi 2 trang giấy thi, hik
Câu 2 thì chịu hẳn luôn, cả đội tuyển ko ai đụng đến bài này, đồ VN ko chơi lại lấy thơ của cụ Tagor Ấn Độ =.=

 
Q

quinhmei

@terra: Em làm bài thế nào, bài 2 tận 14 đ mà không đụng đến là sao?
Nếu được, em post dàn ý bài 1 cho mọi người xem nhé. Thanks.
 
G

gaumissa

Đề thi HSG huyện của tụi mình nè !!!!

câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ở tận sông Hồng em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông, ơi Vàm Cỏ Đông.

Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.......

Câu2: Trình bày ngắn gọn ý nghĩa chi tiết kết thúc truyện ngắn " Cố hương" của Lỗ Tấn.

Câu3: Viết một bài văn nghị luận về các tác phẩm:Truyện Kiềucủa Nguyễn Du , truyện lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
 
G

gaumissa

minh cung có nè:
Đề mới thi xong:

A.TRẮC NGHIỆM
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giư thói quen dậy sớm
.........................................
Ôi kì lạ và thiêng liêng_bếp lửa"
1. Bài thơ Bếp Lửa được viết năm nào?
A. 1962 B.1963 C.1964 D.1965
2. Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
A.Tự sự và biểu cảm B. tự sự và nghị luận C. Tự sự và miêu tả D.Nghị luận và miêu tả
3. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Nỗi nhớ về bà B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ
C.Suy nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa D.Hồi tưởng về bà và hình ảnh bếp lửa
4. Hình ảnh bếp lưả trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị, vất vả của người bà
B.Biểu tượng cho mái ấm gia đình
C. Biểu tượng cho sự hi sinh của người phụ nữ trong gia đình
D. Biểu tượng cho sự tần tảo, chăm chút , tấm lòng yêu thương của người bà đối vối đứa cháu
5>Hình ảnh người bà được thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với hình ảnh bếp lửa ?
A. Người nhóm lửa B. Người truyền lửa C. Người giữ lửa D. Kết hợp cả ba ý trên.
6.Đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt trong đoạn thơ trên ?
A.Dùng các kiểu câu đảo trật tự
B.Dùng nhiều từ láy và điệp ngữ có giá trị biểu cảm
C.Dùng nhiều biện pháp tu từ so sánh, hoán dụ
D.Dùng hình ảnh liên tưởng giàu sức gợi tả
7.Từ nào sau đay không phải là từ láy ?
A. Lận đận B. ấp iu C.tâm tình D.thiêng liêng
8.Vì sao bếp lửa được coi là "kì lạ và thiêng liêng "?
A.Vì bếp lửa nồng đượm , ấm áp bao kỉ niệm bà cháu
B. Vì bếp lửa nhóm tình yêu thương , nhóm tâm tình tuổi nhỏ
C. Vì bếp lửa nhóm niềm tin tưởng bền bỉ
D.Vì cả 3
II TỰ LUẬN
Câu 1:
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh"hi vọng " với"con đường " trong các câu sau :
Tôi nghĩ bụng :Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư.Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường , người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu giới thiệu về tác phẩm "truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Câu 3: Những suy nghĩ của em về tình cảm của cha con ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyẽn Quang Sáng.

<het rùi. Bài này tui muốn gửi cho BÁch, Sơn ở Nghệ An vàgửi cho tất cả mọi người nữa. coi xem đề này khó hay dễ bà con nha!>
 
K

kunkon94

Thử đề này đi. đề thi tỉnh KHÁNH HOÀ nè:
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật sử dụng ngôn từ và thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Lũ chúng ta ngủ trong rừng chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
(Người đi tìm đường cứu nước_ Chế Lan Viên)
Câu 2: hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả thẫm mĩ của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
(Chợ tết_ Đoàn Văn Cừ)
Câu 3: hình ảnh người lính cách mạng trong 2 bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
XONG RỒI ĐÓ. LÀM THỬ ĐI. GOOD LUCK!
 
P

p3_c0_t33n_1996

Mình có biết vài đề thi HSG Văn lớp 9 nàh :
1 Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
2 Hình tượng người chiến sỹ cách mạng trong thơ ca hiện đại
3 Tình yêu thiên nhiên đất nước trong thơ mới
4 Tình yêu Tổ quốc
 
P

p3_c0_t33n_1996

sáng nay mình vừa thi, cái đề đỉnh khủng khiếp :
Câu 1: ko nhớ rõ nguyên văn nhưng đại loại là hai bạn trẻ trên đường đi thj tốt nghiệp gặp một phụ nữ nằm bất động trên đường và cứu giúp ko ngần ngại. Họ chính là những hotboy. Nhưng nếu đặt họ bên cạnh những hotboy hotgirl trong các thành phố lớn hiện nay thj` thật tội nghiệp. Ai là người đáng tội nghiệp? Trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện mình
Câu 2Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi có nhận định " Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống dậy tình cảm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" Nét đặc trưng của thơ được đề cập trong câu nói trên là j`? Bằng việc phân tích một bài thơ iu thik, em hãy làm nổi bật nét đặc trưng ấy.
 
N

nhungpro_196

Đề thi hsg lớp 9 Môn Ngũ văn
Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Năm học : 2010-1011.
Thời gian: 150p.​




Câu 1 ( 2 đ).
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!"

1.1
Hãy nêu những phép tu từ từ vựng ở đoạn văn trên. Nêu ngắn gọn các giá trị của các biện pháp ấy.

1.2
" Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín."
Cau văn trên xét về cấu trúc câu thuộc kiểu câu gì. Vì sao?

Câu 2 ( 8 đ)
Hãy nêu bài học cuộc sống rúi ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller :
" Tôi đã từng khóc vì không có giầy để đi, cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để đi giầy."

Câu 3( 10 đ).
Hãy nêu suy nghĩ về chiếc bóng trên tường trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và chiếc lá trên tường trong " Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri.


Đề thi hsg văn của mình đấy ạ, mình không chép lại được đề nhưng nhớ được, đây là một số ý chính trong bài làm của mình, không chắc là đúng nhưng cũng nêu ra để mọi người tham khảo:

Câu 1:
1.1 Phép tu từ từ vựng: Điệp ngữ và nhân hóa.
Giá trị: làm câu thêm sinh động,tạo chất nhạc, nhấn mạnh và nâng cao giá trị của tre.
1.2. Câu đơn có nhiều vế câu.

Câu 2:
Ý chính của bài văn nghị luận xã hội này là : Tình yêu thương, lòng nhân ái, vị tha và sự đồng cảm giữa con người với con người.

Câu 3: ( mình không chắc)
phần TB mình phân tích mỗi hình tượng, chi tiết một đoạn văn sau đó KB thì tổng kết lại. Đó đều là n~ chi tiết, hình tượng đậm tính nhân văn, nhân đạo cao cả, gửi thông điệp về tình người đến người đọc...

( Mình viết được gần 7 trang giấy thi, nhưng có vẻ vẫn chưa đủ ý lắm
).
 
Last edited by a moderator:
C

congchuatuyet_lc

Đề thi hsg Ngữ Văn

Đề thi chọn HSG Ngữ Văn 9
huyện Bảo Thắng - Lào Cai

Thời gian: 150' <không kể thời gian giao đề>

Câu 1: (8 điểm)
Trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) lúc vắng chồng Vũ Nương hay đùa con chỉ bóng mình trên vách và bảo là cha Đản. Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật này?
Câu 2: (12 điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca xuân,nhà thơ Tố Hữu viết:
"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Qua tác phẩm Đồng Chí của Chính HữuLặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long,hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
 
H

hungpt1996vp

Cho mình hỏi hình như đề thi vào 10 thường thường thì không có trắc nghiệm hay sao ý? Các bạn có thể trả lời cho mình được không
 
A

anhtrangthienthan_1997

Theo mình nghĩ là tùy từng nơi bạn ạ! Tuy nhiên thì cái khả năng ra không có trắc nghiệm là rất cao đấy.
 
X

xuka_lalala

Đề của bọn mình nek`(cấp trường thui)
1.Đọc đoạn văn sau:"mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra.Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít..."
a) Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau = phép liên kết nào là chủ yếu? biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn?
b)Tìm các trường từ vựng trong đoạn văn
2.Phân tích nét độc đáo của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
3.Phẩm chất và số phận người phụ nữ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong chuyện "Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ".
 
Y

yasakachikizio

mai mình cũng thi hsG văn ... cảm ơn mấy đề của các bạn :)
Thực sự rất hữu ích . Nếu có thể thì cho m tham khảo thêm mấy bài nữa ha
 
B

baomy_dn

Có bạn nào kiếm dùm mình dạng đề so sánh giữa hai cậu thơ được không. Mình cần gấp mà khó kiếm quá ! >.<
 
N

ngoksua

đồg pào ôj............cko mìh kaj' đề thj hsg môn văn jk........koa' nghị luận văn học o'...........năn ni moà
 
F

freakie_fuckie

Re.

Cho mình hỏi hình như đề thi vào 10 thường thường thì không có trắc nghiệm hay sao ý? Các bạn có thể trả lời cho mình được không

Không bao-giờ có trắc nghiệm đâ, xu hướng rồi =)) Đề có nhiều câu hỏi lặt vặt thôi, hỏi ý và viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ bất kỳ trong sách giáo khoa, ở trường chuyên thì thường cho cảm nhận về một đoạn thơ mới toanh ;;)

đồg pào ôj............cko mìh kaj' đề thj hsg môn văn jk........koa' nghị luận văn học o'...........năn ni moà

Nghị luận văn học là cái khỉ gì nhỉ :-? Giống lý luận văn học á ;;) QG chắc mấy có =)) Lẹt phẹt lớp 9 tp hay quận thì chẳng có đâu :p
Mà ôn làm gì cho tốn thì giờ với tiền bạc ra =))
Chỉ cần học các kỹ năng và dạng bài thôi
Dạng bài thì thường có :
Nêu cảm nhận về một câu danh ngôn hay truyện cực ngắn
Cho nhận định, dựa vào đó để phân tích một tác phẩm VH
Hoặc cho nhận định, dựa vào đó để rút ra chủ đề và phân tích một xâu-chuỗi các tác phẩm văn học , có khá nhiều dòng chủ đề : người lính, người phụ nữ , e tê xê .
 
G

ga_cha_pon9x

Mấy câu ôn tập HSG của mình;)
1,Cảm nhận về từ làn,nét trong "Chị em Thúy Kiều" để làm rõ nhận định của giáo sư Phan Ngọc:"Thiên tài Nguyễn Du phải múa một tay bởi tay kia bị cột chặt vào tính quy phạm của văn chương ước lệ"
2,Nghệ thuật tả ngươiì và khắc họa tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.
3,Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều
4,Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều,em thấy nàng có thủy chung,tình nghĩa không?(câu này hơi khó:-S)
5,Cảnh chia tay giữa người quốc sắc,kẻ thiên tà trong hội đạp thanh chiều xuân ấy được Nguyễn Du viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Phân tích và làm rõ nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều.
 
F

freakie_fuckie

Mấy câu ôn tập HSG của mình;)
1,Cảm nhận về từ làn,nét trong "Chị em Thúy Kiều" để làm rõ nhận định của giáo sư Phan Ngọc:"Thiên tài Nguyễn Du phải múa một tay bởi tay kia bị cột chặt vào tính quy phạm của văn chương ước lệ"
2,Nghệ thuật tả ngươiì và khắc họa tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.
3,Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều
4,Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều,em thấy nàng có thủy chung,tình nghĩa không?(câu này hơi khó:-S)
5,Cảnh chia tay giữa người quốc sắc,kẻ thiên tà trong hội đạp thanh chiều xuân ấy được Nguyễn Du viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Phân tích và làm rõ nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều.



Ồ =)) Văn chương nhà chị là văn chương giết người ấy nhỉ :(
Cho em trình chị vài chi tiết trong cái bài em dự định sẽ làm. Nho nhỏ thôi @.@


Câu 1:

Cảm nhận về từ làn,nét trong "Chị em Thúy Kiều" để làm rõ nhận định của giáo sư Phan Ngọc:"Thiên tài Nguyễn Du phải múa một tay bởi tay kia bị cột chặt vào tính quy phạm của văn chương ước lệ"


Giải thích : tính quy phạm của văn chương ước lệ (hay còn gọi là tính ước lệ ) ở đây là những điều, những quy định chặt chẽ đòi hỏi phải tuân theo, nói khác đi, nó là những quy ước biểu trưng (miêu tả, tự sự ) trong biểu hiện nghệ thuật, được cộng đồng văn chương thống nhất và công nhận.

Lời của GS PNgoc nói rõ rõ ra là thế này : Bút pháp của Nguyễn Du là bút pháp nửa nọ nửa kia. Thơ ông vừa ảnh hưởng bởi tính ước lệ của phần lớn thơ văn đương thời, vừa có cái mới, cái đột phá, cái nằm ngoài khuôn khổ thơ vốn bị ước lệ hóa và công thức hóa.
Từ đấy thì chứng minh qua 2 chữ "làn" và chữ "nét", xem nó ước lệ ở chỗ nào và không ước lệ ở chỗ nào. Đó là 2 ý chính bám vào để xây dựng bài viết :)


-Tính ước lệ : nói "làn nước xanh" hay "nét núi xuân" thì không có vẻ gì là mới mẻ lắm. Làn kết hợp với nước, nét kếp hợp với núi, mấy hình ảnh đó thi nhân xưa đã dùng cả rồi, đó là điều "không-mới-lạ" trong tập hợp những biểu trưng ước lệ trong văn thơ.
~> Dẫn chứng một bài thơ nào đó (nhớ là thơ cùng thời :) )


-Nét mới :
Nói rộng : Ngay việc Nguyễn Du miêu tả khá kĩ càng về 2 nhân vật Vân - Kiều cũng là một cái rất mới rồi :) Cũng như trong hội họa, bức tranh chân dung chỉ đẹp và có hồn khi người ta coi nhân vật trong tranh là môt "tiểu vũ trụ" cần khám phá hay như một đối tượng thẩm mĩ đích thực. Nguyễn Du đã có những cái nhìn cực kỳ mới về những vẻ đẹp của cá nhân, con người trong tranh không chìm trong đám đông nữa, nó đã hiện ra rất rõ ràng, và hơn nữa, con người cá nhân ở đây còn là yếu tố chính của bức tranh, là trung tâm và là duy nhất

Trở về vấn đề: Cái mới thực ở đây, ở 2 chữ "làn" và "nét" : nó ước lệ, nhưng cũng không ước lệ chút nào. Nó mới và giày chất gợi, thoạt nhìn thì mòn xáo nhưng thực ra lại là khác. Chữ "làn" dường như không tĩnh mà động, chữ "nét" dường như không cứng mà rất thanh, rất mềm mại và biến hóa kkhôn lường. Câu thơ không khô cứng, từ ngữ "sống dậy" "động đậy" và "phập phồng sự sống" . Con chữ nào cũng có bóng dáng của tình cảm con người. Thiên nhiên trong thơ qua 2 chữ làn và nét trở nên biến hóa khôn lường, gần gũi một cách tự nhiên, . Nét bút họa ra không có vẻ gì là khuôn sáo, cái ước lệ buồn bã cổ xưa đã được thay mới, thay màu. Đọc mấy câu kia thì rất vui và rất sướng =)) Thực sự là vậy :) Cảnh vật thoáng đãng và vui tươi lắm :))

Dẫn chứng : Bạn Gà có thể lấy dẫn chứng bài Tranh lõa thể của Bích Khê, đó là một bài thơ có dáng cổ xưa nhưng tưng bừng cái mới =)) Cũng nửa nọ nửa kia y như mấy câu thơ của ngài Du năm nào =))

Từ từ, cho tớ post bài one by one nhé :( Liền một lúc thì cứ kiểu gì ý :D
 
Top Bottom