Văn 9 nè

T

tuananh1203

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:
Tên thật là Trần Đình Đắc (1926 - 2007) –
Hà Tĩnh.
Thơ ông giản dị, chân thực, cảm xúc dồn
nén, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Là nhà thơ chiến sĩ chuyên viết về đề tài
người lính và chiến tranh.
Tập thơ tiêu biểu “Đầu súng trăng treo”(1966).
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Đầu năm 1948.
- In trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
II. Đọc - hiểu văn bản:
***Bố cục : 3 đoạn.
+ 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.
+ 10 câu tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh ở những người lính.
+ 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp
với tự sự, miêu tả.
- Thể thơ: tự do.
Câu 1 :
- Dòng thơ thứ 7 đặc biệt ở chỗ: Chỉ gồm hai tiếng "đồng chí" riêng thành một câu thơ. Câu này đánh dấu mốc mới trong mạch cảm xúc, bao hàm những ý nghĩa sâu xa.
- Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ => tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn chung chí hướng cao cả. Những người chiến sĩ hào mình trong mối giao cảm với tư cách là những quân nhân, là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa thân mật, giản dị, cao quý, lớn lao.

Câu 2:
- Cơ sở ấy là không gian trữ tình trong đồng chí giá buốt mà không lạnh lẽo. Là những người đứng trong hàng ngũ cách mạng, chiến đấu vì sự độc lập, tự do của đất nước, họ luôn vượt qua khó khăn bằng sự sẻ chia, họ sống trong tình đồng đội.
- Tình đồng chí bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa "anh" và "tôi".

Câu 3:
- Hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính.
+ Nỗi nhớ thương quê hương, gia đình, nhớ đến ruộng nương, ngôi nhà, cây đa, giếng nước. Nhớ tay ai cày xới ruộng nương, ngôi nhà không trong lúc gió lung lay, giếng nước gốc đa cũng thầm mong nhớ. Đây là nỗi nhớ hai chiều.
+ Tình quê hương luôn sâu đậm trong tim người lính, sự đồng cảm của những người đồng đội.
+ Những gian khổ mà người lính trải qua trong chiến đấu. Ta nhớ đến những cái rét xé thịt da, nhớ đến căn bệnh sốt rét ác nghiệt, cái buốt gia của núi rừng nhưng họ luôn chấp nhận hi sinh để bảo vệ đất nước.

Câu 4:
- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ về người lính và cuộc chiến đấu của họ: trong sự lạnh lẽo của sương muối, họ những người chiến sĩ vẫn luôn sát cánh bên nhau, luôn tự tin trong chiến đấu với sự gian khổ nhưng họ vẫn không nản lòng.
- Phân tích:
+ Hình ảnh người lính - súng - trăng hiện lên trong cảnh rừng hoang sương muối.
+ Hình ảnh đầu súng trăng treo đối với người trực tiếp cầm súng mang ý nghĩa về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu tạo nên biểu tượng về tinh thần ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam.

Câu 5:
- Đồng chí muốn nói lên cùng chung ý chí, lí tưởng là cách xưng hô của những người cách mạng. Vì vậy, tác giả đặt tên là Đồng chí như để diễn tả thêm sự gắn bó khăng khít của những người lính cách mạng.

Câu 6: Hình ảnh anh bộ đội trong thời kháng chiến chống Pháp:
+ Là anh bộ đội xuất thân từ nông dân.
+ Là những người lính cách mạng phải chịu đựng gian lao, thử thách tột cùng.
+ Là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
**Ý nghĩa văn bản:
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc,
chân thực, cô đọng, giàu ý nghĩa
biểu tượng.
- Giọng thơ tâm tình, sâu lắng thiết tha.
* Nội dung:
- Bài thơ như một bức tượng đài bằng thơ
về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến
chống Pháp với tình đồng đội gắn bó
keo sơn.

Nguồn: diendan.hocmai.vn
 
Top Bottom