[Văn 9] Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng >< Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

T

tvxqfighting

♥ Gần mực thì đen gần đèn thì rạng:
Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.


Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.


Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

♥ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn:
Theo mình ''Gần bùn mà chằng hôi tanh mùi bùn'' đồng nghĩa với câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Ông cha ta đã lấy những ví dụ rất thực tiễn trong cuộc sống để nói đến điều này .Hoa sen tuy mọc và lớn lên trong bùn nhưng nó vẫn mang , giữ được những phẩm chất cao đẹp ,thanh nhã của mình không bị ô nhiễm bởi những điều kiện môi trường xung quanh,qua đó cũng đúc kết cho ta một cách sống biết giữ mình không vì những ham muốn nhất thời mà xa vào tội lỗi.Là một học sinh điều trước nhất là nên tập cho mình những thói quen những hành động tốt vì điều đó sẽ giúp ta tạo nên những mối quan hệ trong lành.Thật đáng phê phán cho những ai chạy theo sự quyền lực của đồng tiền mà đã phải làm cho mình sa lầy và dính đầy bùn.
Nguồn: YH

Nếu mà xét theo khía cạnh trên thì đúng là câu " Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn " có nghĩa tương đồng với câu " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ". Nhưng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nghĩ rằng cái câu " Gần bùn mà chẳng.... mùi bùn " đấy là sai với đạo lí đấy ạ. Theo như đúng thì hoa sen là sinh ra từ bùn mà :D Cái này em cũng ko rõ, nhưng cô giáo em nói câu đó đã được bỏ và thay bằng câu khác. Hình như là Từ bùn nên vẫn đạm thanh hương bùn :D
 
J

jkjl

bổ sung

GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ "GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ RẠNG"



Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/...c-thi-den-gan-den-thi-rang.html#ixzz2OkNVe52t
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời :):):):):):):);):)&gt;-
 
H

hocmai.nguvan

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu tục ngữ trên đúng. Nhưng không đúng hoàn toàn.
Tại sao đúng thì chị nghĩ các em đã phân tích khá đầy đủ.
Còn không đúng hoàn toàn thì chị có thể đưa ra 1 vài biện giải như sau:
+ Có chắc là gần đèn thì sẽ rạng không? Có rất nhiều trường hợp, chơi với các bạn học giỏi, tốt tính, tốt nết nhưng lại không chịu học hỏi mà ngược lại đố kị, ghen ghét, tìm đủ mọi cách để hại bạn, để mình thắng bạn...
+ Phải chăng cứ gần mực thì sẽ đen? Có những người hàng ngày tiếp xúc với cái xấu, cái ác nhưng ko hề bị những thứ đó cám dỗ. Các chú công an, nhiều khi để bắt được tội phạm phải đóng giả làm kẻ xấu, sống chung với tội phạm, đôi khi phải sử dụng cả những chất kích thích như ma tuý nhưng cuối cùng, vẫn có những người không hề bị đánh gục mà vẫn vượt qua để tra còng số 8 vào tay tội phạm.
Nếu như chúng ta vì sợ mà xa lánh cái ác, cái xấu thì đó là điều chưa đúng.
Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc mình có thể cảm hoá cái ác và cái xấu?
Bạn ta ham mê điện tử, lôi kéo ta vào những cuộc chơi, nhưng chúng ta không hề bị cám dỗ. Nếu chúng ta vì thấy bạn mình xấu mà bỏ bạn, không chơi với bạn nữa thì như thế chúng ta có phải là 1 ng bạn tốt?
Thay vì bỏ rơi, xa lánh bạn tại sao chúng ta không khuyên nhủ, tìm mọi cách để giúp bạn thoát khỏi những tệ nạn xã hội, những trò vô bổ?
Chơi với cái tốt, cái đẹp là một điều nên làm nhưng không vì thế mà chúng ta tuyệt đối hoá điều đó.
Một người tiến bộ hay bị thụt lùi không chỉ do ảnh hưởng, tác động yếu tố bên ngoài mà cái quyết định, cái quan trọng là do ý chí và quyết tâm của chính người đó.
Đó mới là cái quyết định!
 
C

c0_p3_dang_iu

tham khảo nhé! hay thì mọi người thank nha!

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
 
C

c0_p3_dang_iu

bài 2

Ông bà ta ngày xưa thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen,if chúng ta típ xúc,sử dụng kô khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn.Mực tượng trưng cho những cái xấu xa,những điều kô tốt đẹp.Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏa mọi vật xung quanh.Đến gần đèn,ta được soi sáng.Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa,rạng ngời.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”,câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : "Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu;ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt,sẽ học tập được những đức tính của họ."

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống.Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành x cách con người.

Ở gia đình,cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước.Nếu gia đình hòa thuận,cha mẹ là tấm gương sáng về học tập,về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan.Trong làng xóm cũng vậy,nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị,biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt.

Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp,nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt,chăm ngoan học giỏi,nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại,trong gia đình,nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn kô quan tâm đến con cái,vợ chồng lun lun bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư.Ngoài xã hội,khi tiếp xúc gần gũi với môi trường kô tốt đẹp,con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình.Cụ thể ở môi trường học tập,quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học,quậy phá,học yếu làm phiền lòng thầy cô.Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây.

Tuy nhiên,kô phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa.Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng,dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm.Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường kô tốt đẹp,kô thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã.Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đến đáng khâm phục.

Có thể nói,câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc,giúp chúng ta có 1 bài học bổ ích,1 cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè,đồng thời xác định cho bản thân 1 thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để lun lun “ gần mực” mà vẫn kô “ đen” vs “ gần đèn” lun tỏa sáng.
 
Top Bottom