A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Được coi là thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa, lỗi lạc nhất của Văn học Việt Nam, được mệnh danh là “thi sĩ của các nhà thi sĩ”
- Truyện Kiều là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Du, đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt.
B. Thân bài:
* Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Thân thế: Xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Thời đại: Gắn bó sâu sắc với thời đại lịch sử đầy biến động.
Xã hội có nhiều biến động, dẫn đến xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh xã hội, con người, trong đó có trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- Cảnh đời:
+ Có năng khiếu văn học bẩm sinh.
+ Bản thân mồ côi sớm, cuộc đời có nhiều năm tháng gian truân, trôi dạt, đã từng đi sứ sang Trung Quốc.
Năng khiếu bẩm sinh, vốn sống phong phú cộng với trái tim giàu lòng yêu thương, tất cả những điều đó đã tạo ra thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học: Có nhiều sáng tạo lớn có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm, xuất sắc nhất là Truyện Kiều.
* Giá trị của Truyện Kiều:
- Nội dung: Có hai giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
+ Hiện thực: TK là một bức tranh của một xã hội bất công, tàn bạo với cấc đại diện như: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến...
+ Nhân đạo: Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người; là tiếng nói lên án các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người.
- Nghệ thuật:
+ Đây là một kiệt tác nghệ thuật với bút pháp của nghệ sĩ thiên tài.
+ Đây là tác phẩm thành công trên tất cả mọi phương diện: ngôn ngữ, thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật ...
+ Là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
C. Kết bài

bạn tự làm nha)

