[Văn 9] Cùng ôn luyện môn Văn

J

joe_sad

19, Lặng lẽ Sa Pa.

I, Tác giả Nguyễn Thành Long.

Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông là một cây viết truyện ngắn kể từ thời kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Thanh Long không chỉ có những phát hiện sắc sảo mà ở việc xây dựng một chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm thụ đời sống tinh tế.

Ông đã được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký "Bát cơm Cụ Hồ". Ngày 25.7.2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tác phẩm
- Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
- Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
- Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
- Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962)
- Gang ra (bút ký 1964)
- Trong gió bão (truyện, 1963)
- Những tiếng vỗ cánh (1967)
- Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
- Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
- Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1981)
- Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)

II, Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

1, Nội dung:

Lặng lẽ Sa Pa đã vẽ lên chân dung thật đẹp của người thanh niên trẻ Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước. Một chàng thanh niên 27 tuổi tình nguyện một mình lên vùn núi Yên Sơn để âm thầm thực hiện nhiệm vụ cơ quan để cung cấp thông tin chính xác về thời tiết miền Bắc. Chính phong cách sống và lối suy nghĩ về cuộc sống đã giúp anh tôi lên nhân cách sống thật đẹp. Sự giản dị của anh cũng như lòng khiêm tốn đã tạo nên một bức chân dung không sa hoa mà đầy ý nghĩa.

2, Nghệ thuật.

Thành côg đầu tiên của tác giả trong câu chuyện này là các tạo dựng mọt chất thơ vô cùng lãng mạn làm sáng nên nét riêng biệt của sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Cốt truyện đơn giản nhưng lối viết đầy nội lực của nhà văn đã tạo lên những bức chân dung nhân vật vô cùng thật nhưng cũng vô cùng đẹp.
 
J

joe_sad

20, Chiếc lược ngà

I, Tác giả Nguyễn Quang Sáng.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh là Nguyễn Sáng chào đời ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở chiến trường miền Nam.
Sau năm 1954, ông được tập kết ra miền Bắc, bắt đầu sự nghiệp viết văn kể từ đó.
Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, cùng tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn.
Nguyễn Quang Sáng là một Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Các tác phẩm của ông chủ yếu tập trung vào cuộc sống và con người Nam Bộ.

Tác phẩm chính:

Con chim vàng (1978)
Người quê hương (truyện ngắn, 1968)
Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961 )
Đất lửa (tiểu thuyết, 1963)
Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966)
Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966)
Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969)
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
Người con đi xa (truyện ngắn, 1977)
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985)
Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988)
25 truyện ngắn (1990)
Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991)
Nhà văn về làng (truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
Vfa rất nhiều kịch phim.

II, Tác phẩm.

1, Nội dung

Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện ngắn viết về những tình cảm cha con thiêng liêng nhưng trong hoàn cảnh éo le. Chính tron ghoàn cảnh ấy, tình cha con càng trở nên thiêng liêng và cảm động.

Ông Sáu là một người lính xông pha nơi chiến trường khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Suốt tám năm ròng ông chưa một lần về quê thăm con. Nhưng nới chiến trường ác liệt ông vẫn dành cho con những tình cảm đẹp đẽ nhất. Nhưng éo le thay khi ông trở về nhà thì bé Thu_đứa con gái bé bỏng mà suốt tuổi thơ chưa một lần gọi tiếng ba lại không nhận ông là cha. Cho dù ông làm gì đi chăng nữa thfi đứa con ấy cũng không gọi một tiếng cha thiêng liêng. Những tưởng sẽ không được nghe con gọi tiếng cha nhưng đúng những giây phút trước khi lên đường về chiến khu Thu lại cất tiếng gọi ba đầy thân thương. Ông xúc động lắm. Khi về chiến khu, ôn gtyr mẩn làm chiếc lược ngà dành tăng đứa con gái dấu yêu.

2, Nghệ thuật.

Tác gải thành công trong việc sử dụng tình huống bất ngờ, nghệ thuật miêu tả tâm lý đầy cảm xúc cũng như ngôn ngữ kể chuyện rất tự nhiên gần gũi với người dân Nam bộ.​
 
J

joe_sad

21, BẾN QUÊ

I, Tác giả Nguyễn Minh Châu.

Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989)

Quê: Nghệ An.
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...​

II, Tác phẩm ''Bến quê''

- Xuất xứ trong truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1985_thời kì Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút của mình vào đề tài thế sự, cố gắng khám phá chân dung con người đa đoan trong cuộc đời đa sự thường ngày. Phần lớn các truyện ngắn của ông mang tính luận đề khá rõ nét. Nhưng không vì thế mà truyện ngắn Nguyễn Minh Châu rơi vào khô khan, trìu tượng. Chính khả năng phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, năng lực kể chuyện linh hoạt và tính triết lý ẩn sâu trong lớp văn bản ngôn từ đã làm nên điều đó.

- Nội dung:
Sau bao nhiêu năm đi khắp đó đây Nhĩ phải cột chân bên chiếc giường bệnh trong một căn gác xép chật hẹp. Chính trong những giây phút này, Nhĩ đã nhận thấy chẳng cái gì đẹp bằng những gì thân thuộc ngay bên cạnh cuộc sống của mình. Vẻ đẹp của người vợ tần tảo đặc biệt là sự màu mỡ của bãi bồi bên kia sông ngay gần mình mà cách xa cả vòng Trái Đất.

- Nghệ thuật:
Tác giả rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật cùng với cách miêu tả chân dung nhân vật bên vẻ đẹp của cuộc sống thông qua ô cửa sổ nhỏ bé. Chính đó là ô cửa sổ thần kì đưa Nhĩ sống gần hơn với cuộc sống này.
 
J

joe_sad

Nhìn chung mọi người đã đưa cơ bản đầy đủ kiến thức văn học lớp 9. Bây giờ mọi người sẽ hoàn tất các dạng bài tập để chuẩn bị cho kì thi vào 10.

Dạng I, Tác giả, hiểu biết chung tác phẩm.
Với dạng bài tập này thường cho một đoạn văn và cho biết đoạn văn trong tác phẩm nào, của ai, nội dung nghệ thuật cơ bản.

Bài 1: (Vĩnh Phúc năm 2011-2012)
Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?

Với dạng đề bài này bạn dễ dàng lấy điểm vì rất cơ bản. Nhưng để ăn trọn điểm hãy nhớ hỏi gì thì trả lời để không thừa ý dài dòng.


 
J

joe_sad

Hầu như mọi người đã thi gần hết rồi.
Mọi người chia sẻ đề thi tại đây để mọi người lấy thêm ví dụ dẫn chứng nha.

Chia đề thi thành nhiều dạng có thể gây nhiễu nhưng lại khá ích khi gặp đề bài.

Có thể phân dạng như sau:
Dạng I: Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.
Dạng II: Tóm tắt tác phẩm
Dạng III: phân tích và cảm nghĩ về nhân vật
Dạng IV: Cốt truyện và tính huống truyện.
Dạng V: NGhị luận xã hội
Dạng VI: bài tập làm văn (đề khá phong phú và đa dạng)

Với mỗi dạng đề thì lại có những hướng và cách làm riêng sao cho đạt những hiệu quả cao. Song đều cần ở mỗi người sự sáng tạo trên cơ sở kiến thức để tạo những cái riêng nhất, đặc sắc nhất mà không ai có.
Mình có thể tổng hợp dựa trên quá trình học như sau:
- Dạng I: Phần này dựa vào sách giáo khoa và khái quát lại những ý chính khi học không cần nhớ kiểu máy móc mà có thể nhớ những điểm nổi bật nhất để khi vào bài có thể viết nhanh mà đủ ý. Việc này khá quan trọng bởi sẽ làm nền tảng để viết bài TLV về tác phẩm hay nhân vật....

Về các dạng sau mình hy vọng sẽ được mọi người ủng hộ và giúp đỡ về mặt chuyên môn đặc biệt là mod Văn.
 
K

kaito_kid_102

Cho mình hỏi phần văn học trung đại là học thuộc lòng những bài nào ạ ?
Có ai có đề kiểm tra 1 tiết tuần 9 về văn học trung đại chỉ mình với!
 
M

mr.kiroseen

Theo mình thì nên bỏ những phần năm sinh của tác vì vào năm 2013 - 2014 thì phần năm sinh của tác giả đã được giảm tải rồi
 
F

flytoyourdream99

Cho mình hỏi phần văn học trung đại là học thuộc lòng những bài nào ạ ?
Có ai có đề kiểm tra 1 tiết tuần 9 về văn học trung đại chỉ mình với!


có 4 bài cần học bạn ạ
- chị em thúy kiều
- cảnh ngày xuân
- kiều ở lầu ngưng bích
- lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
 
Top Bottom