[Văn 9] Cùng ôn luyện môn Văn

H

happy.swan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

$\color{red}{\fbox{Văn 9}\bigstar\text{Cùng ôn luyện môn Văn}\bigstar}$

Môn Văn học là một môn mà khá nhiều bạn lo lắng. ~X(Có nhiều bạn đã lập những câu hỏi về cách làm văn hay học văn có hiệu quả để đạt thành tích tốt nhất trong các kì thi.

Bạn sẽ không phải lo lắng [-X vì trong top pic này, Các bạn sẽ cùng ôn tập và tổng hợp kiến thức môn ngữ văn để có lượng kiến thức vững chắc khi bước vào kì thi vào 10 cùng với những kinh nghiệm khi làm từng loại bài của của những người đã thi.

Có 3 phần nhỏ để các bạn có thể theo dõi bài dễ dàng hơn:
-Phần I: Các tác phẩm văn học trung đại
-Phần II: Thơ hiện đại
-Phần III: Truyện hiện đại và bài nghị luận xã hội.

:khi (60):Mình hy vọng với những câu hỏi được tổng hợp lại và viết mới cùng với phần lý thuyết sẽ giúp các sĩ tử vào 10 sẽ có hệ thống ôn tập tốt.

:khi (59):Chúc những chú hổ thi đạt kết quả cao!

Click vào link bên dưới để xem bài viết [update thường xuyên]

I. Phần Văn học Trung đại:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
2. Chị em Thúy Kiều
3. Cảnh ngày xuân
4. Kiều ở lầu Ngưng Bích
5. Một số trích đoạn tự học (Kiều báo ân báo oán và Mã Giám Sinh mua Kiều)
6. Lục Vân Tiên và các trích đoạn Lục Vân Tiên


II. Phần Văn học hiện đại:

7. Đồng chí
8. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
9. Đoàn thuyền đánh cá
10. Bếp lửa
11. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
12. Ánh trăng
13, Con cò. [/COLOR]
14, Mùa xuân nho nhỏ
15, Viếng lăng Bác


III. Các đề ôn tập
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

Phần I:Các tác phẩm văn học trung đại

1,Chuyện người con gái Nam Xương.

I, Hệ thống kiến thức:
1, Tóm tắt cốt truyện:
Vũ Nương là người con gái xinh đẹp nết na thuỳ mị lấy Trương Sinh_một người con nhà giàu lấy vì mến thương. Sau khi cưới, vợ chồng Trương Sinh sống rất hạnh phúc đầm ấm. Nhưng chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở lại phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc đứa con thơ dại. Để dỗ con khỏi khác, Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên vách và bảo với con đó là cha nó. Khi Trương Sinh trở về, đứa con kể lại với chàng về chuyện đêm nào cha nó cũng đến. Trương Sinh nổi máu ghen tuông, nhiếc móc, đánh đuổi vợ. Quá đau khổ và oan khuất, Vũ Nương ra sông tự vẫn. Khi hiểu được nỗi oan của vợ, Trương Sinh bèn lập đàn giải oa cho nàng bên bến Hoàng Giang.

2, Phân tích:

a, Nhân vật:
-Vũ Nương: Là người con gái xinh đẹp, nết na.
-Trương Sinh: lấy Vũ Nương vì mến dung hạnh, là người ghen tuông ít học.

b, Diễn biến:
1b, Trước khi Trương Sinh ra trận và buổi tiễn đưa.
-Trước khi ra trận:
+Nền tảng của cuộc sống gia đình không phải là tình yêu mà bản chất là cuộc mua bán của Trương Sinh (Bảo cha mẹ mang vàng bạc sang hỏi lấy Vũ Nương về làm vợ)
+Cuộc sống gia đình hạnh phúc đầm ấm
+Vũ Nương luôn cố gắng giữ gìn khuôn phép, là người vợ đảm dang, người con dâu hiếu thảo.
-Khi tiễn Trương Sinh ra trận:
+Vũ Nương tỏ ra rất lo lắng cho chồng và trong lời nói đã thể hiện mình không phải là người ham vinh hoa mà chỉ mong chồng sớm về và được bình yên
+Trong khi đó Trương Sinh phớt lờ Vũ Nương và ra đi => càng thể hiện tình cảm dành cho vợ không phải là tình yêu.

2b, Trong khi Trương Sinh đi lính
Vũ Nương vẫn giữ gìn khuôn phép, chăm sóc mẹ chồng hư chăm sóc cha mẹ mình (Thể hiện rất rõ nét khi người mẹ chồng bị ốm)
Là người mẹ mẫu mực hết mực thương yêu bé Đản

3b, Khi Trương Sinh đi lính trở về
Trương Sinh tin lời của bé Đản nên ghen tuông mù quáng và đnáh đuổi vợ
=> Là kẻ ít học và không nghe lời minh oan của hàng xóm
Vũ Nương thể hiện được lòng muốn minh oan, trinh bạch của mình qua lời thề với trời đất trước khi nhảy sông tự vẫn
=> Tấm lòng trong sạch

4b, Khi Vũ Nương gặp Phan Lang và cuộc gặp lần cuối của hai vợ chồng
Tuy không được trở về cuộc sống gia đình hạnh phúc ấm êm nhưng Vũ Nương cũng được giải oan và vẫn thể hiện niềm tha thiết với gia đình.
Hình ảnh Vũ Nương hiện về mờ ảo và tiếng nói vọng lại chứng tỏ đây không phải là mơ.

III, Một số câu hỏi:
Đây là những câu hỏi khá căn bản về tác phẩm và một số bài viết dưới dạng bài văn (Mình sẽ định hướng theo dàn ý)
1, Viết đoạn văn với chủ đề ''Vũ Nương_một người con hiếu thảo'' trong đó sử dụng 1 câu ghép, một câu bị động.

Chú ý:
Với đề bài này bạn nên dựa vào đoạn nhân vật Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng trong thời gian chồng đi lính.

Bài tham khảo:

Trong tác phẩm '' Chuyện người con gái Nam Xương'', Vũ Nương(VN)được biết đến không chỉ là người chung thuỷ với chồng mà còn rất hiếu thảo với mẹ chồng.Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong khi Trương Sinh (TS) phải ra đầu quân, một mình VN ở nhà đảm đương mọi công việc trở thành trụ cột vững chắc của gia đình. Theo quy luật của thời gian, Đièu gì đến cũng phải đến. Mẹ chồng VN lâm bệnh_nàng đã rất tận tình chăm sóc mong người mẹ mau chóng khỏi bệnh. Những việc làm của VN như lo thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời lẽ ngọt ngào dể động viên, an ủi mẹ. Đến lúc mẹ chồng qua đời, nàng cũng rất chu đáo lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Những lời nói của người mẹ trước khi lâm chung càng làm rõ hơn tấm lòng của Vũ Nương ''Xanh kia.. phu mẹ''

2, Hình ảnh cái bóng có vai trò ý nghĩa với các nhân vật trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' như thế nào?

Phân tích:
+Với VN: là ''người chồng'' dỗ cho con khỏi khóc
+Với bé Đản: là người cha mà mẹ nói
+Với TS: là kẻ thù nhưng cũng là điều giải oan cho vợ
+Với toàn tác phẩm: là nút thắt nhưng đồng thời cũng là nút mở cho câu chuyện buồn.
Đoạn văn tham khảo:
Cái bóng được biết đến trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' có vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với sự việc diễn ra trong câu chuyện và mối quan hệ của nó với các thành viên trong gia đình TS. Cái bóng vừa là để thắt nút, mở nút nhưng đồng thời tạo nên những y nghĩa mới mẻ. Bởi vậy, hình ảnh cái bóng có thể xem như một nhân vật trong truyện. Trước hết, cái bóng gắn bó với tình cảm của VN - Xem cái bóng là chồng mình nên rất chung thuỷ với hồng. Hơn thế nữa, trong dân gian cũng có câu ''Đi với nhau như hình với bóng'' càng cho thấy mong muốn VN được gần chồng, bên chồng là rất lớn. Với bé Đản, cái bóng chính là người cha trong tưởng tượng cũng dễ hiểu cho nên cũng rất thật thà nói nguyên vẹn với TS. Riêng với TS, hình ảnh cái bóng vừa là cái cớ để nghi ngờ về lòng chung thuỷ của vợ, gián tiếp dẫn đến cái chết của VN. Nhưng cái bóng lại làm cho TS thấu hiểu được nỗi oan của người vợ. Như vậy, sự hiện diện của cái bóng vô tri, vô giác ấy làm cho thảm kịch trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

3,Phân tích nhân vật Trương Sinh trong ''Chuyện người con gái Nam Xương''

Phân tích đề:
-Dạng bài phân tích nhân vật văn học
-Nguồn tài liệu: Tác phẩm ''Chuyện người con gái Nam Xương''
-Yêu cầu: làm rõ được tính cách nhân vật trong những hoạt cảnh khác nhau.
Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu khái quát nhân vật TS_Tiêu biểu cho những người áp bức sống ích kỉ không quan tâm đến người khác.
TB:
- khái quát nhân vật TS:
+Con nhà khá giả
+ít học
+Lấy VN vì nàng xinh đẹp.
- TS là người chồng ghen tuông mù quáng
+Sau khi đi lính về, nghe lời con nói => Nổi máu ghen với vợ.
+TS đánh đạp đuổi vợ và không nghe một lời giải thích.
-Sự hối hận muộn màng của TS
KB: Suy nghĩ về nhân vật

4, Từ nhân vật VN trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ, em hãy khái quát về phẩm chất số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

-Phân tích:
Đây là đề mở từ nhân vật nên không chỉ phân tích nhân vật mà các bạn phải có sự liên hệ với các tác phẩm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến trong bài: Bánh trôi nước và Truyện Kiều​

Dàn ý và đoạn văn tham khảo:

MB: Xuất phát từ đề tài người phụ nữ để đánh giá chung về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
TB:
-Khái quát chung về nhân vật VN.
-Những phẩm chất cao đẹp. (Phân tích mỗi phẩm chất thành một đoạn văn để chỉ rõ phẩm chất đó)
+Hiếu thảo
+Thuỷ chung
+Thương con
=> Hội tụ đủ ''Công, dung, ngôn, hạnh''
-Mở rộng với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Phẩm hạnh, số phận của VN cũng là số phận, phẩm hạnh chung của người phụ nữ phong kiến. Ta từng biết đến nàng Kiều mà Nguyễn Du phản ánh-một con người hội tụ đủ vẻ đẹp tài năng, tâm hồn đến độ ''sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai''-một vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy của một tuyệt thế giai nhân lại chịu cuộc đời đầy sóng gió đau khổ: 15 năm lưu lạc, 2 lần làm con ở, 2 lần vào lầu xanh.
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần​
Không chịu được số phận dơ dáy tủi nhục, nàng đã gieo ngọc dìm châu:
Nàng đà gieo ngọc dìm châu
Sông Tiền Đường ấy lâm mồ hồng nhan.​
Cũng là hình ảnh người phụ nữ nhưng Hồ Xuân Hương nói tới trong bài Bánh tôi nước. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp hình thể_''Thân em vừa trắng lại vừa tròn'' xen vào đó là vẻ đẹp về phẩm giá_''tấm lòng son''. Họ không tự quyết định thân phận mình trong tương lai_''rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn''.Số phận ấy được Nguyễn Du khái quát trong những câu thơ cuối trong Truyện Kiều"
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung​
KB: Nhận xét về cuộc sống số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

2, Truyện Kiều. (Chị em Thuý Kiều)​

a, Nhan đề ''Đoạn Trường Tân Thanh'': Tiếng kêu mới vọng về nghe đứt ruột.

b, Đoạn trích chị em Thuý Kiều.

1b, Nội dung:

Đoạn trích đã lột tả vẻ đẹp ''nghiêng nước nghiêng thành'' của chị em Thuý Kiều Thuý Vân.Đó là vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên ghen hờn. Bên cạnh đó là vẻ đẹp về phảm chất của những tiểu thư khuê các.

2b, Nghệ thuật
Tác giả dùng những hình ảnh ước lệ, điển cố điển tích để lột tả vẻ đẹp của hai chi em Thuý Kiều.

Một số bài tập tham khảo:
Phần thơ trung đại này khá phong phú về loại bài nhưng trong phần này mình cố gắng chọn những bài tiêu biểu và khái quát nhât để các bạn dễ theo dõi theo chương trình ôn thi của thầy.

1, Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
Đầu lòng hai ả tố nga
........
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai​

Dàn ý:
MB: Giới thiệu về bút pháp tả người của Nguyễn Du và dẫn vào đoạn trích.
TB:
-Giới thiệu gia đình Thuý Kiều.
-Phân tích nhữn biểu hiện của Thuý Vân qua cách miêu tả cụ thể và dự báo số phận của Nguyễn Du
+Vẻ đẹp tròn trịa của Thuý Vân báo hiệu một số phận bình an, hạnh phúc.
-Phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều:
+Cách so sánh đòn bẩy.
+Miêu tả khái quát vẻ đẹp của Kiều qua đôi mắt_cửa sổ tâm hồn.
+Vẻ đẹp của Kiều làm thay đổi tất cả thiên nhiên, con người.
=> Báo hiệu tương lai đầy sóng gió.
KB: Khẳng định lại giá trị thơ. Thái độ của Nguyễn Du.

2, Tài năng và vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Có thể nói rằng Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn.
+Về nhan sắc: đã nêu trong câu I
+Về tài năng: cầm-kì-thi-hoạ-sáng tác nhạc.
Nổi bật nhất là sáng tác nhạc với những bản nhạc buồn sầu não.
=> đây cũng là dấu hiệu cho tương lai bất hạnh của Kiều.

3, Phẩm hạnh của chị em Kiều:

Chị em Kiều tuổi 16 đang vào độ cập kê nhưng lại có cốt cách sống lành mạnh
''tường đông ong bướm đi về mặc ai''
=> Không lui tới những nơi không đứng đắn.

Nhận xét: Bài này thì bạn cần phải nhớ được nghệ thuật tả người với bút pháp ước lệ.
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

3, Cảnh ngày xuân.

I, Kiến thức chung

1, Vị trí:
Nằm ở phần I (gặp gỡ và đính ước) nói về cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trong tiết thanh minh.
2, Nội dung chính.

Đoạn trích được viết theo trình tự thời gian của một cuộc du xuân với sự thay đổi nhẹ nhàng của hình ảnh.
+Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân khoáng đạy, giàu sức sống với những nét chấm phá trong cách miêu tả cành lê. Khoảng thời gian được đề cập trôi rất nhanh trong sự tiếc nuối của con người.
+Tám câu tiếp: Cảnh phần lễ phần hội đông vui, tấp nập. Phong tục tảo mộ của con cháu đối với những người đã khuất được miêu tả đã tạo nên một khung cảnh rất linh thiêng.
+Sáu câu cuối: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong sự tiếc nuối, bâng khuâng trong nỗi buồn man mác. Nỗi buồn ấy lan ra cả cảnh vật xung quanh tạo nên một không gian ảm đạm.

II, Phân tích một số hình ảnh:

1, Hình ảnh cành lê.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.​

(1)Hình ảnh cỏ non trải rộng cả tầm mắt tạo nên một không gian vừa mát, tươi và tràn đầy sức sống.
(2)So với câu tương tự trong dân gian thì hình ảnh của Nguyễn Du lại có hồn hơn và có nét chấm phá. Từ ''điểm được coi là nhãn tự của cả câu thơ vì những bông hoa không quá dày hay quá thưa thớt.
Sự kết hợp của màu xanh, màu trắng tạo nên khung cảnh đẹp và tràn đầy sức sống.

2, Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
Tà tà bóng ngả về tây​
=> Cảnh hoàng hôn gợi tâm trạng buồn, nao nao.
-Tâm trạng của lòng người:
+Thơ thẩn dan tay
+Bước dần
+Lần xem phong cảnh.
+nao nao...nhịp cầu
=> Tâm trạng bâng khuâng với nỗi buồn man mác.

Bài văn tham khảo:

Nguyễn Du đã rất thành công trong bút pháp tả người trong ''Chị em Thuý Kiều'' nhưng trong những câu thơ cuối của ''Cảnh ngày xuân'' thì ngòi bút tả cảnh ngụ tình lại được tác giả sử dụng rất tinh tế.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần qua ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh​
Không gian của một buổi chiều tà với ánh nắng nhạt nhoà buổi hoàng hôn với nhịp sống chậm tạo nên cảm giác buồn và tiếc nuối. Cứ lúc hoàng hôn buông xuống, con người, muông thú đều tìm về tổ ấm của mình. Ở đây, Nguyễn Du muốn mói tới tâm trạng của chị em Thuý Kiều, sự vương vấn không lỡ chia tay cảnh vật lễ hội cho nên mọi hoạt động đều dùng dằng như muốn chậm lại. Các từi ngữ ''tơ thẩn'', ''dang tay'', ''bước dần'' đã nói lên tâm sự đấy. Không chỉ có vậy, dưới con mắt của chị em Thuý Kiều cảnh vật hiện lên đều rất nhỏ bé trong một không gian hẹp: chỉ có mặt trời chuẩn bị khuất núi, một khe nước nhỏ chảy uốn lượn quanh chân núi, một khe nước nhỏ chảy uốn lượn quanh chân núi, một dịp cầu bắc ngang con suối. So với bốn câu thơ đầu, ta nhận thấy sự vận động của thời gian từ bình minh đến hoàng hôn. Nó cũng đồng nghĩa với sự thay đổi của tâm trạng con người từ háo hức, ngây ngất đắm say trước cảnh sắc đến nỗi buồn vương vấn lúc sắp phải chia xa. Những cảm nhận của con người như lan truyền cả vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng mang tâm trạng nỗi niềm.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.​
''Nao nao'' là một từ láy nói về tâm trạng của con người-một sự bâng khuâng vấn vương thật khó diễn tả nay được gán vào dòng nước không chỉ đơn giản là nghệ thuật nhân hoá mà còn là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Nói tới dòng nước dịp cầu là để nhấn mạnh tới tâm sự con người. Cái hay trong cách miêu tả của Nguyễn Du là cùng một đối tượng cùng một cảnh vật thế nhưng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tâm sự cũng khác nhau. Vẫn là các hình ảnh quen thuộc ấy nhưng lúc Kiều gặp Kim Trọng lại có hơi hướng của hạnh phúc, niềm vui.
Trên cầu nước chảy trong veo
Duới cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.​
Như vậy, chỉ bằng những cụm từ gợi tả mà Nguyễn Du đã thể hiện được nỗi buồn man mác của con người.
 
Last edited by a moderator:
M

mia_kul

4. Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Nội dung ý nghĩa:


Đoạn thơ ghi lại những ngày xót đau, buồn tủi của Kiều khi nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (NB). Những trong cảnh ngộ éo le đó vẫn sáng lên tấm lòng thủy chung nhân hậu của Kiều: nàng nghĩ đến mối tình đầu với Kim Trọng mà xót xa cho chàng, lại buồn tủi cho mình; nàng đau xót nghĩ đến cha mẹ đã già mà mình không được phụng dưỡng, chăm sóc sớm hôm. Thúy Kiều như nhân phần lỗi về mình, mặc dầu nàng đã bán mìn chuộc cha để dấn thân vào con đường lưu lạc tủi cực. Nguyễn Du thực đã thấu hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh đẻ ngợi ca tấm lòng cao đẹp của nàng, để ta hiểu rõ thêm tâm hồn những người phụ nữ Việt Nam chung thủy và vị tha.


II. Đặc sắc nghệ thuật

Đặc sắc nổi bật của đoạn thơ là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được tác giả thể hiện rất thành công trong đoạn đầu và đoạn cuối. Ở sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Túy Kiều và "khúc xạ" qua tâm trạng của nàng. Cảnh hòa vào người, tình người thâm sâu vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên càng cao, xa, bát ngát thì nỗi buồn tủi, bẽ bàng càng lan rộng mênh mang. Và tuy có đủ mây, núi, trăng, caátgàng, bụi hồng... nhưng cảnh vẫn vắng lạnh như lòng người cô đơn. Tám câu thơ giữa cho ta thấy ngòi bút miêu tả tinh tế tâm trạng nhân vật của tác giả khi diễn tả nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Thúy Kiều. Tám câu thơ cuối lại là một bức tranh tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu mà mỗi chi tiết, hình ảnh đèu in dấu một nét tâm trạng của nhật vật,... tất cả đều đượm buồn. Nỗi buồn đến da diết ấy cứ nhấn đi nhấn lại trong những điệp ngữ liên tiếp "buồn trông", trong âm điệu trầm buồn đến nao lòng của đoạn thơ. Tóm lại, về mặt nghệ thuật, có thể xem đoạn thơ là một trong những đoạn thơ toàn bích đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật thơ "Kiều" và rất tiêu biểu cho ngòi bút trữ tình của Nguyễn Du.
 
M

mia_kul

*Phần văn bản tự học có hướng dẫn

1. Mã Giám Sinh mua Kiều

a. Nội dung ý nghĩa:

Đoạn thơ tái hiện sinh động một cảnh mua bán người giả danh cưới một cảnh đi hỏi vợ trong xã hội phong kiến. Bề ngoài của cảnh có vẻ trang trọng với những lời nói hoa mĩ, mà thự cchất bê ntrong là một cuộc "đắn đo cân sắc cân tài", một cuộc "cò kè" mua bán. Trong cảnh này, người mua (Mã Giám Sinh) hiện hình là một con buôn vô lương, hèn hạ, bất nhân, tất cả chỉ vì tiền, vì lợi; người bán là Thúy Kiều, con người tủi nhục, bị chà đạp thảm thương. Qua đó, Nguyễn Du tố cáo thực trạng xã hội xấu xa, lên án thế lực đồng tiền đã chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm con người; đồng thời cũng bộc lộ thái độ khinh bỉ, căm phẫn lê án bọn buôn người bất nhân, tàn bạo, và tấm lòng thiện bị vùi dập trong xã hội cũ. Đó là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của đoạn thơ.

b. Đặc sắc nghệ thuật

Cảnh mua bán người được Nguyễn Du dựng lên thật sinh động, như hiện rõ rệt trước mắt ta. Trong cảnh đó, hai nhân vật chính- người mua và người bán - đã được khắc họa thật rõ nét, từ ngoại hình, cử chỉ, lời nói cho đến tính cách, nội tâm đẻ bộc lộ rõ bản chất của từng người. Cái tài của Nguỹen DU ở đây là chỉ qua vài nét miêu tả ngoại hình, cử chỉ,... nhưng lại khắch ọa sâu sắctiính cách bên trong của nhân vậ,t nhất là nhân vật Mã Giám Sinh, một điển hình bất hủ về loại "Buôn thịt bán người" đáng nguỳen rủa trong xã hội phong kiến xấu xa.

2. Thúy Kiều báo ân báo oán.

a. Nội dung ý nghĩa:

Đoạn thơ kể lại cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán: báo ân đối với Thúc Sinh vào báo oán đối với Hoạn Thư, thể hiện sâu sắc ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của nhân dân: cong người bị áp bức đau khổ đã đứng lên thực hiện công lí, "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". Thúc Sinh được Kiều báo ân trọn nghĩa, đền ơn chu tất "gầm trăm cuốn, bạc nghìn cân"; còn "chính danh thủ phạm" Hoạn Thư lại được Kiều tha bổng mà điều này thể hiện rõ phẩm chất nhân nghĩa và vị tha của Kiều: nàng có thái độ ứng xử cao thượng đối với người cùng giới khi họ đã nhận ra tội lỗi của mình. Với ý nghĩa đó, đoạn thơ này cảm hóa người đọc trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc.

b. Đặc sắc nghệ thuật.

Ở đoạn thơ này, ta lại thấy thêm một phương diện tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. Đoạn thơ chủ yếu là những lời đối thoại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư, ấy thế mà tính cách của mỗi nhân vật lại được khắc họa rất rõ. Với Kiều, đó là một con người ân nghĩa, chu tất khi đền ơn với Thúc Sinh, và cũng là con người vừa sắc sảo, bản lĩnh vừa cao thượng vị tha (những lời đầu tiên nói với Hoạn Thư để trấn áp; những khi nghe Hoạn Thư giãi bày, lời kêu ca thì có phần cảm thông để tồi tha bổng Hoạn Thư tránh được tiếng là con người "Nhỏ nhen"). Với Hoạn Thư, đó là một người đàn bà "khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời". Tính cách của hai nhân vật này đều lô-gic, thống nhất như trong cuộc đời của họ, nhất là Kiều, hành động tha bổng Hoạn Thư càng tôn lên vẻ đẹp nhân nghĩa, vốn có của nàng.




*Biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong VH Trung đại:

-Lên án chế độ tàn ác, bất công.
-Ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
-Thể hiện ước mơ về tự do, công lý.

 
Last edited by a moderator:
M

mia_kul

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN

|Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, quê mẹ ở tỉnh Gia Định (nay là Tp. HCM). Ông là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược khi chúng mới đặt ách thống trị lên nước ta. Văn thơ ông hừng hực tinh thần yêu nước và khí thế chiến đấu chống Pháp và bè lũ tay sai, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Tác phẩm chính: Dương Từ Hà Mậu; Lục Vân Tiên (LVT); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Ngư Tiều vấn đáp y thuật...
Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác trong thời kì trước khi Pháp xâm lược nước ta, là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, thường được nhân dân ta xem như là "Truyện Kiều của miền Nam". |



5. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

I. Nội dung ý nghĩa

Đoạn thơ kể chuyện LVT đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga (KNN); NN cảm tạ VT, ngỏ ý muốn được đền ơn cho chàng nhưng VT khước từ không nhận. Qua đó, tác giả nói lên khát vọng cứu đời, giúp người của mình; ca ngợi phẩm chất của hai nhân vật: LVT tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; KNN thùy mị nết na, ân tình; đồng thời đề cao một cách sống đẹp, một quan niệm về người anh hùng trong xã hội:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

II. Đặc sắc nghệ thuật

Lời kể chuyện tự nhiên, tạo được không khí: cảnh VT đánh cướp sôi động, dũng mãnh; cảnh VT và NN nói chuyện thấm đượm ân tình. Hai nhân vật được khắc họa chủ yếu bằng hành động và ngôn ngữ mà vẫn bộc lộ rõ tính cách và phẩm chất. Đây là đặc điểm của phương thức miêu tả nhân vật trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, loại truyện mang nhiều tính dân gian.


6. Lục Vân Tiên gặp nạn.

I. Nội dung ý nghĩa

Đoạn thơ kể lại chuyện VT bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông trong đêm khuya, nhưng được ông Ngư cứu vớt lên bờ và gia đình ông đã chăm sóc chàng ân cần, chu đáo. Ông Ngư giữ chàng ở lại và kể cho chàng nghe cuộc sống lao động thảnh thơi giữa thiên nhiên sông nước của mình. Đoạn thơ nêu bật sự đối lập giữa Trịnh Hâm và gia đình ông Ngư: một bên tiêu biểu cho toan tính thấp hèn, một bên tượng trưng cho cái thiện với nhân cách cao cả, cuộc sống nhân nghĩa, trong sạch. Tác giả ca ngợi cái thiện, thể hiện tình cảm trân trọng và lòng tin của mình đối với nhân dân lao động và những điều tốt đẹp ở đời.

II. Đặc sắc nghệ thuật


Có thể thấy hai điểm đặc sắc nổi bật trong đoạn thơ: nghệ thuật kết cấu tình tiết và nghệ thuật ngôn từ. Hai tình tiết truyện được kết cấu hợp lí, tự nhiên (Trịnh Hâm đẩy VT xuống sông và ông Ngư vớt chàng lên bờ, chăm sóc, cứu chữa cho chàng), vừa nối tiếp nhau vừa làm bật nổi nhau trong sự đối lập thiện- ác. Mỗi tình tiết cũng có kết cấu nghệ thuật riêng: ở tình tiết đầu, sau hành động thật đẩy VT xuống sông là hành động giả kêu trời của Trịnh Hâm để bật nổi cái ác ; ở tình tiết sau, một chuỗi liên tiếp sự viẹc: ông Ngư cứu VT, chăm sóc chàng, giữ chàng ở lại và kr cho chàng nghe cuộc sống trên sông nước của mình đẻ khắc họa cái thiện. Nghệ thuật ngôn từ ở đây bình dị, dân dã, giàu cảm xúc và chất thơ; tiêu biểu là đoạn tả cuộc sống thảnh thơi giữa thiên nhiên sông nước khoáng đạt, trong lành:
"Thuyền nan một chiếc ở đời
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang."



 
M

mia_kul

7. Đồng chí

| Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 tại tp. Vinh, quê gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, ông học thành chung ở Vinh và học tú tài ở Hà Nội. Năm 1946 tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 12/1946, gia nhập Trung đoàn Thủ đô. Sau nhiều năm đảm nhiệm nhièu chức vụ quan trong trong công tác văn nghệ của quân đội, ông chuyển ngành về Hội nhà văn Việt Nam. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Ông viết không nhiều nhưng đã để lại những bài thơ đặc sắc được độc giả yêu thích. Năm 2000, nhà thơ đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chính Minh về văn học nghệ thuật. Bài Đòng chí viết năm 1948, là một trong những bài thơ tiêu biểu về người lính cách mạng trong thời chống Pháp. Tác phẩm: Đầu súng trăng treo (1966); Thơ Chính Hữu (1997). |

I. Nội dung ý nghĩa

Bài thơ viết về tình đồng đội của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ từ nhiều vùng quê hội tụ về đây, cùng một lý tưởng đánh giặc giữ nước, giã từ quê hương thân yêu đến với quân ngũ, cùng sống gian khổ đùm bọc nhau trong tình đồng đội thiêng liêng, ấm áp, một tình cảm mới mẻ, in dấu ấn thời đại: tình đồng chí. Và chính tình đồng chí (đ/c) đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và gương mặt tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

II. Đặc sắc nghệ thuật

Đọc bài thơ, dễ dàng nhân ra ngay đặc sắc nghệ thuật của nó, cũng là nét nổi bật của thơ Chính Hữu: giản dị, chân thực, hàm súc và giàu sức biểu cảm. Chỉ với 20 câu thơ tự nhiên như lời nói thường ngày mà tác giả dồn nén biết bao cảm xúc, gợi mở biết bao hình ảnh cô đúc, ngôn ngữ chắt lọc: súng bên súng, đầu sát bên đầu; thương nhau tay nắm lấy bàn tay; đầu sung trăng treo... Chính vì vậy đã làm nên vẻ đẹp dung dị, mộc mạc như lúa khoai của người nông dân mặc áo lính và đó cũng là vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí. Bài thơ còn có thêm một nét đẹp độc đáo về cấu trúc nghệ thuật: câu thơ thú bảy "Đồng chí!" dồn lại chỉ có 2 chữ, vang lên như một khẩu lệnh khắc sâu ấn tượng về chủ đề tác phẩm. Nó chia bài thơ thành hai phần thể hiện hai mạch cảm xúc và suy nghĩ: trên là cội nguồn sâu xa của tình đ/c, dưới là những biểu hiện chân thực , cảm động về tình đ/c, kết tụ trong hình ảnh đầy chất thơ: "Đầu súng trăng treo". Chính tình cảm mới mẻ này thành sức mạnh và vẻ đẹp tâm hồn của người lính cách mạng
 
H

happy.swan

8, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

I, Tác giả Phạm Tiến Duật.

Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia quân đội. Ông được coi là hiện tượng nổi bật của thế hệ các nhà thơ chống Mĩ. hơ ông giàu tính hiện thực, tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hai hình ảnh nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật thời kì chống Mĩ là hình ảnh người lính và hình tượng cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn huyền thoại. Nét đặc sắc trong thơ Phạm Tiến Duật là chất giọng sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch.

II, Tác phẩm

1, Nội dung.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc hoạ thành công chân dung những chàng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trẻ trung, hiên ngang, anh dũng trong muôn ngàn khó khăn gian khổ vẫn tươi vui, tinh nghịch ngang tàn. Những người lính lái xe không cảm thấy ngột ngạt trên quãng đường dài nối hai miền Bắc - Nam mà cảm thấy những thử thác trên đường là mưa, là gió đã giúp họ cảm thấy vui tươi và tràn ngập niềm vui. Họ coi nhau là gia đình_những biểu hiện vô cùng đơn giản như ăn chung bữa ăn trên đường cũng cảm thấy hơi ấm của gia đình.

2, Nghệ thuật.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã xây dựng những hình ảnh vô cùng độc đáo cùng vói giọng thơ tươi trẻ, ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những hình ảnh vo cùng giản dị trong cuộc sống được ghi lại rất chân thực, rất đẹp bởi chính vẻ đẹp trong tâm hồn của những anh lính lái xe.
 
M

mia_kul

9. Đoàn thuyền đánh cá

| Huy Cận (1919-2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đã là một nhà thơ nổi tiếng với tập Lửa thiêng. Từ năm 1942, ông tham gia hoạt động cách mạng bí mật; đến cuối tháng 7/1945, ông tham dự Đại hội Quốc dân Tân Trào và được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng, ông từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cũng như trong ngành văn học nghệ thuật. Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam; ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn ọc nghệ thuật (1996). Tác phẩm chính: Lửa thiêng (1940); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa (1960); Những năm sáu mươi (1968); Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973); Ngôi nhà giữa nắng (1978); Hạt lại gieo (1984); Nước thủy triều Đông (1994)...
Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong dịp Huy Cận đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958 và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng.
|


I. Nội dung ý nghĩa.

Bài thơ miêu tả cảnh đánh cá đêm trên biển trong thời kì khôi phục kinh tế xây dựng đất nước ở miền Bắc; qua đó ca ngợi thiên nhiên đất nước, ca ngợi khí thế hăng say, yêu đời của những người lao động đã được giải phóng đang làm chủ biển khơi, làm chủ công việc của mình. Bài thơ thể hiện cảm hứng mới về thiên nhiên, cách nhìn mới mẻ đối với công việc lao động và người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước đất nước, và niềm tin yêu vào cuộc sống mới của Huy Cận. Trong bài thơ có sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của con người. Đây là một nét mới tạo nên vẻ đẹp tráng lệ, khỏe khoắn trong hồn thơ Huy Cận giai đoạn sau cách mạng.

II. Đặc sắc nghệ thuật.

Đoàn thuyền đánh cá là một bức tranh sáng đẹp, lung linh, tráng lệ với nhiều hình ảnh sáng tạo, mang màu sắc lãng mạn; là một khúc ca lạc quan, yêu đời mang âm hưởng hào hùng của người lao động làm chủ biển khơi. Có được điều đó là do sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo, sự vận dụng tài tình các yếu tố vần, nhịp trong câu thơ bảy chữ,sự lựa chọn từ ngữ thơ ca "đắc địa" của tác giả. Nhưng trên hết và trước hết là do hồn thơ của Huy Cận đã thực sự đổi mới để có được nét tươi trẻ, khỏe khoắn, tin yêu trước cuộc sống mới của nhân dân, của đất nước, từ đó mà thôi hồn và tỏa hương sắc vào bài thơ.
 
H

happy.swan

10, Bếp lửa.​

I, Tác giả: Bằng Việt.
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại thành phố Huế và học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ông từng giữ nhiều chức vụ cao.

II, Tác phẩm.

1, Nội dung.

Bếp lửa là những tâm tư của người cháu với nỗi nhớ quê hương gắn với hình ảnh người bà và bếp lửa nồng cháy. Bà thơ nói về tình bà cháu vừa sâu sắc, vừa thấm thía trong những năm đất nước đói kém loạn lạc, cuộc đời đầy gian khổ, khó khăn. Cảm xúc tinh tế, đượm buồn của ông về những ngày thơ ấu khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.

Bài thơ nêu cao một triết lí thầm kín:
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi con người đều có sức toả sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuộc đời.
2, Nghệ thuật.

Hình ảnh bếp lửa đã trở thành điểm tựa để hơi gợi mọi cảm xúc trong tác giả. Bằng những hình ảnh trong kí ức của một đứa trẻ đã sống lại để dậy lên những tâm sự về cuộc sống này. Một chú bé sống lại với hình ảnh chiến tranh, cuộc sống khó khăn. Những khơi gợi đó đã giúp cho người đọc sống trong những giây phút thăng hoa ủa kí ức.
 
M

mia_kul

11. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (KHR)

| Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng (cha ông là nhà văn cách mạng Hải Triều). Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, học tại Trường học sinh miền Năm. Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm năm 1964, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, viêt báo, làm thơ,... Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ, từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin, Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện ông là Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương. Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (1971); Mặt đường khát vọng (1971); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)...
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (viết tắt: KHR) được ông sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. |
I. Nội dung ý nghĩa

Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc tà Ôi "lớn trên lưng mẹ" ở vùng chiến khu Thừa Thiên trong thời kì cuộc chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Trong khúc hát ru này, ta thấy tình yêu thương con của người mẹ dân tộc gắn với tình yêu nước và công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Da diết trong lời ru đó còn là khát vọng đất nước được độc lập tự do. Tình cảm mới mẻ và cao đẹp ấy đã đi vào tiếng ru như một dòng sữa ngọt nuôi con khôn lớn, và những em bé "lớn trên lưng mẹ" ở đây cũng chính là đã lớn lên trong sự trưởng thành của đất nước, đã "từ lưng mẹ, em đến chiến trường" để thành người tự do... Một khúc hát ru vừa mang tính thời đại, vừa thấm nhuần ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

II. Đặc sắc nghệ thuật


Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là nó đã thể hiện đúng nhịp điệu và tình cảm của một khúc hát ru, để người đọc cảm nhận được ngay giọng điệu nhịp nhàng ngọt ngào trìu mến của người mẹ nói với con. Lời ru tha thiết, mộc mạc như ý nghĩ người miền núi nhưng lại sâu lắng tình mẹ con hòa quyện trong tình đất nước là do nhà thơ đã sử dụng kết cấu lặp lại như ba điệp khúc, cùng những hình ảnh, ẩn dụ tượng trưng, cách nói phù hợp với người dân tộc: vung chày lún sân, lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ... trong đó có những hình ảnh tỏa sáng, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng...

 
M

mia_kul

12. Ánh trăng

| Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở phường Đông Vệ, tp. Thanh Hóa. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ tư lệnh Thông tin, rồi tham gia chiến đấu tại các chiến trường Khe Sanh- Đường 9- Nam Lào và nhiều chiến trường khác. Sau năm 1975, ông chuyển ngành về làm báo. Từ năm 1977 đến nay là đại diện thường trú của tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước; sức sáng tác của ông khá dồi dào, cho đến nay ông đã cho xuất bản nhiều tập thơ như: Cát trắng (1973); Mẹ và em (1987); Đường xa (1989); Về (1994)... Ông đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 và tặng thưởng loại A về thơ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1985 cho tập thơ Ánh trăng. |

I. Nội dung ý nghĩa

Cảm xúc, tình cảm của nhà thơ được khởi đầu từ tình huống: một lần thành phố mất điện, vầng trăng tròn đột ngột hiện ra. Quá khứ hiện về cùng vầng trăng tình nghĩa một thời (đã thành "người dưng" từ hồi nhà thơ về thành phố) khiến ông rưng rưng, còn ánh trăng im phăng phắc trên đầu như một lời phán xét nghiêm khắc kẻ vô tình. Cái ánh trăng ấy gợi lại trong ông những năm tháng gian lao mà hạnh phúc của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, tình nghĩa. Nó là lời tự nhắc nhở của riêng ông, nhưng cũng là lời nhắc nhở cho mọi người hãy biết "uống nước nhớ nguồn", biết trân trọng những hy sinh đã qua, và ân nghĩa thủy chung với quá khứ nghĩa tình.

II. Đặc sắc nghệ thuật

Bài thơ giống như một câu chuyện tâm tình, ẩn chứa nhiều suy tư, triết lí được thể hiện qua một thể thơ rất phù hợp. Đó là thể thơ năm chữ với tiết tấu nhịp nhàng, có khả năng kết hợp giữa tự sự và trữ tình đã tạo ra sức truyền cảm thấm thíu đến người đọc. Nhưng trong dòng tự sự- trữ tình ấy, vẫn có những điểm nhấn bằng những hình ảnh đối lập như chạm khắc, nổi bật hẳn lên thành ấn tượng khó quên: cái vầng trăng tình nghĩa đã như người dưng qua đường; phòng buyn-đinh tối om bỗng đột ngột vầng trăng tròn và nhất là ánh trăng im phăng phắc cũng đủ làm cho ta giật mình. Cái hình ảnh ánh trăng cuối bài thơ đã tạo ra sức lay động mạnh khiến nhiều người cũng "giật mình" như nhà thơ.
 
M

mia_kul

13. Con cò

| Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Khi mới 17 tuổi, CLV đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Điêu tàn (1937). Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ tham gia nhiều hoạt động văn học và báo chí, từng là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa và Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Hơn 50 năm sáng tác, CLV để lại một số lượng tác phẩm phong phú gồm nhiều tập thơ, tập văn xuôi và tập tiểu luận phê bình có giá trị. Ông là một trong những tên tuổi ở hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Về thơ: Điêu tàn (1938); Ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường- chim báo cão (1967); Hoa trên đá (1984). Về văn xuôi: Phê bình văn học (1962); Những ngày nổi giận (1967); Suy nghĩ và bình luận (1970); Nghĩ cạnh dòng thơ (1982); ... Bài thơ Con cò rút trong tập Hoa ngày thường- chim báo bão. |

I. Nội dung ý nghĩa

Trong những khúc hát ru của các bà mẹ Việt Nam thường có hình ảnh con cò. Với một tư duy thơ sâu sắc, CLV đã phát hiện trong hình ảnh con cò ấy những tầng nghĩa mới để phát triển thành một tứ thơ đẹp và độc đáo: con cò trong những lời hát ru con. Từ lúc con còn bé, chưa biết con cò kiếm ăn một mình lận đận, vất vả như thế nào nhưng đã có mẹ bên con trong những giấc ngủ yên lành; đến lúc cò làm quen với con, cùng ngủ với con, theo con đi học, giúp con làm thi sĩ; cho đến suốt đời cò vẫn tìm con, yêu con trong tiếng ru của lòng mẹ... Con cò trong khúc hát ru đã thành biểu tượng của tình mẹ thương con sâu nặng; ba chặng đường phát triển của nó trong bài thơ đã nói lên ý nghĩa của lời ru thật thấm thía đối với đời sống của mỗi con người.

II. Đặc sắc nghệ thuật

Khai thác mối quan hệ giữa cánh cò của lời ru với đứa con và người mẹ, nhà thơ đã đem đến cho hình ảnh con cò quen thuộc trong khúc hát ru một ý nghĩa mới, mang một chất lượng mới cao hơn. Từ hình ảnh con cò, tác giả tạo ra nhiều liên tưởng phong phú để người đọc cùng suy tưởng, chiêm nghiệm. Và nhờ vậy, hình ảnh quen thuộc ấy trở thành một hình tượng thẩm mĩ mới, một biểu tượng về tình mẹ thươgn con. Bài thơ đi vào lòng người con là nhờ tác giả đã vận dụng sáng tạo ca dao vào câu thơ hiện đại của mình. Giọng điệu bài thơ giàu chất suy tư, cùng với những câu thơ mang màu sắc triết lí như những nốt nhấn của tác phẩm để ca ngợi tình mẹ thiêng liêng và những điệu hát ru tha thiết.
 
H

happy.swan

14, Mùa xuân nho nhỏ

I, Tác giả Thanh Hải.

Thanh Hải(1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên-Huế. Năm 17 tuổi ông tham gia kháng chiến, làm chính trị viên đoàn văn công tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau năm 1954, ông không tham gia tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Ông được coi là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.

II, Tác phẩm.

1, Nội dung:

Mùa xuân nho nhỏ được viết khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trong những phút cuối cùng, nhà thơ vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha. Bài thơ thể hiện ước nguyện hết sức chân thành của nhà thơ: mong muốn góp cho đời, cho mùa xuân lớn của dân tộc. Mùa xuân nho nhỏ như là một tác phẩm để lại cho đời cho dân tộc, đó là một khúc ca thể hiện mong ước cống hiến cho dân tộc của nhà thơ.

2, Nghệ thuật.

Sức hấp dẫn của bài thơ không chỉ thể hiện ở cảm xúc chân thành, những tình cảm cao đẹp mà còn ở sự giản dị, tron gsáng của ngôn từ, hình ảnh thơ tươi tắn sinh động, giai điệu thơ giàu tình cảm, gần gũi âm hưởng dân ca thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối_giọng thơ thể hiện rõ chất dân ca Huế.
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

15, Viếng lăng Bác

I, Tác giả: Viễn Phương.

Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Ông tham gia Cách mạng từ 1945. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông hoạt động ở nội thành, từng làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn-Gia Định. Thơ ông giàu tình cảm, đậm chất lãng mạn.

Năm 1976, ông cùng đoàn Miền Nam ra thăm lăng Bác đã viết bài thơ Viếng lăng Bác trong niềm cảm xúc mãnh liệt.

II, Tác phẩm

1, Nội dung.

Viếng lăng Bác là một dòng cảm xúc mãnh liệt, xúc động, thiêng liêng, lồng thành kính và niềm tự hào, đau xót khi đứng trước lăng Bác. Đoàn người từ Nam ra Bắc để thăm Bác trong sự xót thương và hình ảnh của Bác hiện lên thật đẹp đẽ.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Dưới một vầng trăng sáng dịu hiền.​

2, Nghệ thuật:

Bài thơ đã rất thành công trong việc sử dụng những từ ngữ thể hiện tình cảm và tâm trạng. Những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ... đã thể hiện thành công hình ảnh thiêng liêng về Bác và nỗi đau của nàh thơ khi gặp Bác cũng như nguyện ước khi rời lăng.
 
H

happy.swan

16, Sang thu

I, Tác giả

Hữ Thỉnh, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963 ông nhập ngũ vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá và bắt đầu sáng tác làm thơ.
Đã có một nhận định về tác phẩm của ông thế này:
Một trong số những đặc điểm đưa đến sự thành công của thơ Hữu Thỉnh là sự vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt những câu ca dao, tục ngữ dân gian. Nét đặc trưng này cũng là điểm mạnh và cũng là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh, làm nên nét đặc sắc cơ bản của thơ ông.

II, Tác phẩm

1, Nội dung:

Sang thu là một chút gì đó ghi lại sự ngỡ ngàng trong khoảnh khắc chợt nhận thấy thu về. Thu đến nhẹ nhàng như hương ổi đặc trưng - cái hương vị quá đỗi thân quen của làng quê Việt Nam. Sự chậm rãi và chút đan xen của hè lại cho con người ta vừa mang vẻ luyến tiếc nhưng cũng đó đâu phảng phất là sự náo nức, bồi hồi. Những biểu hiện của mùa thu ùa về thật nhẹ nhàng. Đó là cơn mưa hiền hoà không còn sấm như màu hạ mà dưới gốc sấu cổ thụ là chút e dè. Ẩn sâu trong đó là sự kiên cường của người lính trong những cảm nhận vô cùng tinh tế.

2, Nghệ thuật:

Bằng cảm nhận tinh tế và nhạy cảm của mình mà Hữu Thỉnh đã viết lên nững tâm trạng mơ hồ và ám ảnh:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.​
Sự đan xen giữa những cảm giác mơ hồ và hình ảnh thực tại đã đưa người đọc tới cảm giác nâng nâng và tinh tế. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác chủa hương ổi đã đưa người đọc tới một cảm giác vô cùng mới lạ.
 
M

muabuon034

17,Những ngôi sao xa xôi


Tóm tắt truyện:
Ba cô gái thanh niên xung phong sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Công việc hằng ngày của họ là đo khối lượng đất đá để lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần sẽ phá bom. Tuy hằng ngày đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn rất lạc quan, hồn nhiên và cũng rất thích làm đẹp. Trong một lần đí phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao chăm sóc cho cô rất tận tình.
Nhân vật Phương Định:
-Là con gái Hà Nội, thời học sinh sống với mẹ trong một khu phố yên tĩnh. Khi vào chiến trường cô hay nhớ những ngày tháng này và chính điều này đã làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
-Vào chiến trường cô vẫn rất hồn nhiên: hay hát và thích mơ mộng.
-Yêu mến những người đồng đội của mình(nói gắt với Đại đội trưởng/trang116 SGK), cả đơn vị thanh niên xung phong(“Để cho bọn…đó vắng”/114 SGK), quý Đại đội trưởng(luôn nói cám ơn, xin lỗi, chúc mừng/116 SGK), cảm phục các chiến sĩ bo695 đội(“Trong suy nghĩ….có ngôi sao trên mũ”/115 SGK)
-Tâm lí của nhân vật Phương Định
+Cô đi khom, cô sợ các anh lính cao xạ tahy16 nên không đi khom nữa ~> Lòng dũng cảm đã được kích thích bằng tính tự trọng
+(“Tôi dùng xẻng nhỏ…dấu hiệu chẳng lành”): khi cận kề cái chết, cảm giác con người cũng sắc nhọn hơn.
+(“Hồi còi thứ hai….quả bom”): Phương Định có thoáng nghĩ đến cái chết nhưng đó là một cái chết mờ nhạt, rồi cô nghĩ đến việc quả bom không nổ. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong dây lát
+Khi nghe tiếng bom nổ, Phương Định thở phào nhẹ nhõm
-Cảm xúc trước trận mưa đá: vui thích cuống cuồng, niềm vui con trẻ lại nở tung ra, cô thấy nhớ mẹ và nhớ nhà



p/s: những câu được đặt trong dấu ( ) là những dẫn chứng có trong sách, các bạn coi và học thuộc vì nó rất cần để làm bài nghị luận của các bạn. Nó là dẫn chứng và nếu thiếu nó bài văn sẽ không có tính thuyết phục.
 
M

mia_kul

*MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

1.So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng cuối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

2. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

4. Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng,khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác nó nhằm tăng cường sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Vídụ: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

5. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng các diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu văn hóa. Đây là biện pháp có tác dụng biểu cảm
Ví dụ: Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

6. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.

7 Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái về dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ: Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần

8. Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh, nâng cao hiệu quả biểu đạt cho lời văn

Ví dụ: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
 
H

happy.swan

Phần III. Các tác phẩm truyện hiện đại

18, Làng​

I. Tác giả Kim Lân

Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở làng Phú Lưu, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình, ông chỉ học hết bậc Tiểu học. Kim Lân bắt đầu viết văn từ năm 1941, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Truyện ngắn Kim Lân chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt ở làng quê và số phận của người nông dân. So với các nhà văn khác, Kim Lân viết không nhiều nhưng ông để lại nhiều áng văn xuất sắc, trong đó đáng chú ý hơn là tác phẩm Vợ nhặt.

II, Tác phẩm.

1, Nội dung:

Ông Hai là một người con của Làng chợ Dầu theo tiếng gọi của Bác đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông vẫn thể hiện tình yêu làng sâu đậm. Ông đi đâu cũng khoe về làng với những kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Mọi thứ dờng như sụp đổ trước ông. Ông không dám đi đâu. Trước đây ông muiốn về làng nhưng giờ lại sợ về làng. Những cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra mãnh liệt nhưng ông đax thù làng, thù cái làng Chợ Dầu theo giặc. Đau đớn trước cái tin động trời ấy, ông ngồi tâm sự với con như chút gì đó lưu luyến về cái làng Chợ Dầu. Nhưng đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Tin được cải chính, ôn gHai lại vui mừng như một đứa trẻ.

2, Nghệ thuật:

Điểm nổi bật nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhà văn. Những cuộc đấu tranh nội tâm và suy nghĩ của nhân vật ông Hai được viết lên rất sống động và mãnh liệt. Sự đối lập giữ tình yêu làng ban đầu và nỗi đau trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc càng thể hiện rõ tình yêu làng.
 
Top Bottom