[ Văn 9 ] Con cò

N

nice_vk

Bài tập này yêu cầu làm hai việc:

Giải thích từ đi trong mỗi câu thơ.

Phân tích giá trị biểu cảm của nó.

Gợi ý:

Đi (1 và 2) đều có nghĩa là sống (sống hết đời, sống trọn kiếp con ngươi), đi (3) có nghĩa là hiểu, biết, đền đáp (hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru và đền đáp được công lao to lớn của mẹ).

Phân tích:

+ Chế Lan Viên dùng từ đi mà không dùng từ sông. Bởi từ đi vừa gợi ra hình tượng con đường đời dằng dặc gian khó, đắng cay của mẹ, vừa gợi cảm gây xúc động sâu xa. Câu thơ trở nên có hồn, sống động, chất chứa tình mẹ bao la. Dù con đã lớn nhưng suốt đời, trọn kiếp mẹ vẫn theo con, che chở, giúp đỡ, chia sẻ cùng con…

+ Nguyễn Duy sử dụng liên tiếp hai từ đi trong hai câu thơ. Nhưng mỗi từ lại mang một giá trị biểu cảm khác: từ đi (1) – Ta đi trọn kiếp con người, mở ra trước mắt người đọc sự dằng dặc, thăm thẳm con đường đời của mỗi kiếp người (một trăm năm) nhưng vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru. Từ đi (2) tạo ra sự đối lập trọn kiếp /mấy lời. có nghĩa là cả cuộc đời đi nhiều, học nhiều, biết nhiều… nhưng chưa chắc đã hiểu hết những gửi gắm, uẩn ức trong mấy lời ru của mẹ, chưa chắc đã hiểu hết cuộc đời, tình yêu thương, sự lo lắng, hi sinh của mẹ dành cho mình. Và cũng không bao giờ đền đáp được công lao đó của mẹ. Từ đi (2) còn chất chứa một sự hốì hận và lòng biết ơn sâu sắc đối vối mẹ.

> Ẩn sâu trong mỗi từ đi đểu hàm ý chứa nỗi đắng cay, gian khó của mẹ, tình mẹ bao la và lòng biết ơn của những đứa con đối với mẹ.
 
Top Bottom