Văn [VĂN 9] Con cò - Làng - Nói với con

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.phân tích khổ 3 bài cn cò của chế lan viên
2. pt đoạn đối thoại của ông 2 vs đứa cn
3. pt khổ đầu khổ 1, 3 bài ns vs con

-------------------------------------------------------

ai đó search google giúp mình ra bài lm luôn cx đc,....
[ thật sự là mình đã có rất nhiều dàn ý ]

--------------------------------------------------------
mog mn giúp mình 1 tay...
 

anhthudl

Cựu Kiểm soát viên|Ngày hè của em
Thành viên
8 Tháng mười hai 2014
673
1,121
321
Đắk Lắk
THPT Trần Quốc Toản
1.phân tích khổ 3 bài cn cò của chế lan viên
Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Câu thơ sóng đôi với hình ảnh tương phản và vấn vương lòng người như một điệp khúc, như một lời thách thức, bất chấp của người mẹ trước một nghịch cảnh, trở ngại của cuộc đời. Khoảng cách không gian có thể làm mẹ sống xa con, không gặp mặt con nhưng tình yêu thương của mẹ vẫn như một biển trời lai láng, mà khoảng không gian, khoảng cách không thể nào làm mất đi. Câu thơ như một thành ngữ “lên rừng xuống bể” diễn tả sự trắc trở, gieo neo có thể làm con người dừng bước nhưng đối với mẹ tình thương con đã chiến thắng tất cả. Nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật liệt kê “Cò tìm con… yêu con” diễn tả một người mẹ dù tuổi tác chất chồng, đôi vai nặng gánh thời gian nhưng vẫn lặn lội khuya sớm vất vả tìm con. Không có gì ngăn cản được mẹ. Chỉ cần gặp được con, gần con thì mẹ mãn nguyện lắm rồi.

Mẹ ơi! Mẹ ơi!

Dù năm tháng trôi

Mẹ như bình minh.

Những khi va vấp ưu phiền

Con chỉ về, về với mẹ thôi

Trong biển trời bát ngát niềm vui.

Câu thơ với hai vế tương phản “Con dù lớn vẫn là con của mẹ” diễn tả một tình mẹ vô bờ bến, chất ngất bao la. Đứa con lớn lên, đi theo tiếng gọi của những lí tưởng khát vọng, đi theo những ảo ảnh cuộc đời nào nhớ về khoảng trời thơ ấu, nhớ về một người mẹ già nua, quê mùa. Thê” nhưng mẹ vẫn luôn đau đáu nhớ con. Đứa con có thể thành công, vấp ngã, giàu sang hay nghèo hèn. Đứa con ấy có thể được cuộc đời trọng vọng hay hắt hủi. Nhưng đôi với mẹ “vẫn là con của mẹ”. Lời thơ nhắn gửi như lời khẳng dinh một chân lí ngàn đời của tấm lòng bao dung nơi tình mẫu tử. Vẫn lời thơ tha thiết ấy, tình mẹ thương con mỗi lúc một nồng cháy hơn “Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” Ôi! Thật cảm động đến kì diệu! Mẹ sống vì con. Mẹ cho con cả cuộc đời của mình. Mẹ hi sinh Quên mình vì con. Đúng như một lời ngợi ca “trong những kì quan của nhân loài, trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”.

Nước mắt mẹ không còn Vì khóc những đứa con Lần lượt ra đi mãi mãi



Mẹ quê nhà ấy

Cô đơn đứng trong mưa

Tiễn con đi mẹ về lặng lẽ

Giờ đây, trước mắt mẹ chỉ còn hình ảnh dứa con bé bỏng và lời ru nồng nàn.

À ơi!

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cảnh cò, cánh vạc.

Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi.

Lời ru “À ơi!” lại cứ miên man vấn vương như tình mẹ thương con. Với hình ảnh ẩn dụ “một con cò, cuộc đời…” chất chứa bao nỗi niềm của mẹ. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ, để làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc. Những câu thơ đã đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi con người với tình yêu thương của mẹ. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất ấy bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người.
2. pt đoạn đối thoại của ông 2 vs đứa cn
1. Là người nông dân chân lấm tay bùn nhưng ông Hai có nhân thức cách mạng rõ ràng : “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Nhận thức rất mới này là một nét đặc biệt trong tính cách của ông Hai, đánh dấu sự thay đổi của người nông dân sau Cách mạng Tháng Tám. Ông luôn luôn muốn được giãi bày nỗi lòng ấy của mình. Tuy nói chuyện với đứa con, nhưng thực chất ông đang mượn lời đứa trẻ để bày tỏ tâm sự. Những gì đứa trẻ nói chính là những gì đang dâng trào trong lòng ông mà không nói ra được. “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.” Ông Hai nói với đứa con như thể nói với anh em đồng chí, để minh oan cho tấm lòng thành thật của mình, để nỗi khổ tâm trong lòng như vơi đi được đôi phần. Lòng yêu nước của ông thật giản dị nhưng vô cùng chân thành, sâu sắc và cảm động. Chính điều ấy đã giúp ông chịu đựng được tin đồn quái ác về làng mình, vì ông có niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến. Từ đây, ông Hai nói riêng hay người nông dân nói chung, đã nhìn rộng hơn, xa hơn lũy tre làng. Không chỉ yêu làng, trong ông còn có một tình yêu lớn gấp nhiều lần – lòng yêu nước.
2. Tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước và với kháng chiến

Trong lúc tuyệt vọng nhất, niềm an ủi duy nhất đối với ông Hai làthằng con út. Ông ôm nó vào lòng, vỗ về nó, trò chuyện với nó, nghe nó thủ thỉ, tâm sự về quê hương, về cuộc kháng chiến.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

- Có.

Dù trong hoàn cảnh nào, kể cả trong lúc làng Chợ Dầu đã theo giặc, thằng con út vẫn một mực không quên cuộc kháng chiến, quên Đảng và Bác Hồ, đúng như ông Hai hằng mong muốn.

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nghe đứa con nhỏ nói lên những suy nghĩ của mình, ông Hai xúc động và vui sướng vô cùng, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên haimá”.Tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến, với cách mạng của người nông dân chân chất thật cảm động, trở thành một lời nguyền bất diệt: Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
3. pt khổ đầu khổ 1, 3 bài ns vs con
+ Khổ cuối:

Người đồng mình yêu lắm con ơi ...........tấm lòng

Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:

Cha mẹ .......trên đời

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi ...........Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt .......Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống .
 
  • Like
Reactions: Kem Min
Top Bottom