[VĂN 9 ] Chuyện người con gái Nam Xương

D

duc2101

Last edited by a moderator:
S

subon

1- Nhân cách:
*Trước khi lấy chồng: xinh đẹp, nết na, đức hạnh.
*Khi lấy chồng: Luôn giữ khuôn phép, không để vợ chồng xảy ra bất hòa.
=>Vũ Nương là người vợ ngoan hiền, hết lòng vì hạnh phúc gia đình.
*Khi tiễn chồng ra trận:
-Lời tiễn biệt chồng ra trận của Vũ Nương, nàng chỉ mong rằng Trương Sinh được trở về bình yên để gia đình sum vầy hạnh phúc.
-Lời dặn dò của Vũ Nương khi chồng đi lính khiến bao người xúc động vì tình yêu thương của nàng đối với chồng.
*Khi chồng đi lính:
-Vũ Nương lo thuốc thang chu đáo, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn.
-Khi mẹ chồng mất, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình.
=> Là người con hiếu thảo, chu đáo, ngoan ngoãn.
2-Số phận:
-Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnh.
-Bị chồng hiểu lầm, Vũ Nương thanh minh không được bị chồng đuổi ra khỏi nhà bèn ra bến Hoàng Giang tự vẫn.
-Nhưng khi đã hiểu ra, người chồng lập đàn cúng, Vũ Nương hiện về nhưng chỉ thấp hoáng rối biến mất.

Chỉ được thế này thôi mong bạn đừng chê
~>Không sử dụng ngôn ngữ teen bạn nhé
Đã sửa .Thân!
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Nêu cảm nhận của em về nhân cáchsố phận của Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ !
Mọi người làm gấp giúp em nhé
Chỉ cần đủ ý là được, không cần dài đâu !
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ song được tôn vinh là “ thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ .“Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập những câu chuyện kỳ lạ đó .Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc.
Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm,trân trọng,ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ.Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp,nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương.Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son .Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời-Đó là thú vui nghi gia nghi thất.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp ”.Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.Trong những ngày đoàn viên ít ỏi,dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà.Khi tiễn chồng đi lính,mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”.Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền,dâu thảo,chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu,ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời.Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức ,giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.Người thiếu phụ tận tuỵ ,hiếu nghiã ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng .Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến,người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng,nuôi con:“cách biệt ba năm giữ gìn một tiết,tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ,ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ,Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình,phẩm hạnh của nàng.Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông,Vũ Nương là con người của gia đình,đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền,dâu thảo,một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn,vun vén cho hạnh phúc.
Người phụ nữ dịu dàng ,hiếu nghĩa ,tận tuỵ và chung tình đó đáng ra phải được đền bù xứng đáng bằng một gia đình êm ấm, phúc lộc đề huề.Nhưng tai ác thay ,một ngày kia chồng nàng đi chinh chiến trở về,nghe lời con trẻ đinh ninh là vợ hư,mắng nhiếc,đánh đập và đuổi nàng đi bất chấp sự can ngăn của xóm giềng và lời than rớm máu của người vợ trẻ.Không có cơ hội để thanh minh,trái tim tan nát,tuyệt vọng bởi “bình rơi,trâm gãy,mây tạnh,mưa tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước gió ”.Đến bến Hoàng Giang,người thiếu phụ đau khổ nguyền rằng:“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu chồng con rẫy bỏ,điều đâu bay buộc tiếng chịu nhuốc nhơ,thần sông có linh xin ngài chứng giám,thiếp nếu đoan trang giữ tiết,trinh bạch gìn lòng,xuống nước xin làm ngọc Mỵ Nương,vào đất xin làm cỏ ngu Mĩ…” Với nàng ,cái chết là hành động quyết liệt cuối cùng cần phải có để bảo toàn danh dự .Nhịp văn dồn dập ,lời văn thống thiết như cực tả nỗi niềm đồng cảm,xót thương của tác giả đối với người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh! Thương nàng ông sáng tạo ra một thế giới thần tiên êm đềm trong chốn làng mây cung nước để Vũ Nương được sống như một nàng tiên .Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của tác giả:người tốt sẽ được được đền bù xứng đáng, ở hiền ắt sẽ gặp lành?
Điều gì đã khiến người phụ nữ đẹp người,đẹp nết đó phải tìm đến cái chết bi thảm? Đó chính là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm cho gia đình phải li tán. Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình… Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung,xinh đẹp , hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh !
Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.

Bạn tham khảo bài viết này xem có được không nhé ;)
Sưu tầm!
 
A

anxinsexy_tn98

Nhà thơ Huy Cận từng viết :
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương " Chuyện người con gái Nam Xương "

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.
Tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương "là tiếng nói đồng cảm,trân trọng,ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ.Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp,nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương.Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son .Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời-Đó là thú vui nghi gia nghi thất.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp ”.Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.Trong những ngày đoàn viên ít ỏi,dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà.Khi tiễn chồng đi lính,mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”.Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền,dâu thảo,chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu,ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời.Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức ,giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.Người thiếu phụ tận tuỵ ,hiếu nghiã ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng .Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến,người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng,nuôi con:“cách biệt ba năm giữ gìn một tiết,tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ,ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ,Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình,phẩm hạnh của nàng.Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông,Vũ Nương là con người của gia đình,đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền,dâu thảo,một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn,vun vén cho hạnh phúc.
Tục ngữ có câu “Hoa thơm ai chẳng nâng niu –Người ngoan ai chẳng thương yêu mọi bề” hay " Gái có công thì chồng chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ,mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao
‘Thân em như hạt mưa xa
Hạt rơi xuống giếng ,hạt ra ngoài đồng
Trong tác phẩm này có được sự sáng tạo tài tình chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt đẻ phê phán xã hội phong kiến vànói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội đó thật mong manh. Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. chi tiết này xuất hiện tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của vũ nương khi nói với con. những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Thương con: thương đứa con ra đời chưa biết mặt cha, muốn tạo cho con ý niệm đầu tiên về ng` cha để nó ko cảm thấy thiếu vắng, luôn cảm thấy hình ảnh cha gần gũi bên mình. Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàmg, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng.Vũ Nương Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,và giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con.Chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha,. Nhưng nàng đâu thể ngờ từ trò chơi này làm tan nát đời nàng, không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng..Chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục. Chính vì cái bóng mà nàng đã mất chông , Đản đã mất mẹ
Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chờ về . Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy . Đã ém ngẹm lại cái chi tiết giật gân ấy . Rồi búng nén ra ở 1 vị trí thích hợp đã gây ra bão giông , khuấy lên sóng gió . Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh nổ bùng. " Thú vui nghi gia nghi thật, hạnh phúc duy nhất , niềm mong ước duy nhất của 1 đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. Cái bóng ko là một nhân vật nhưng nó lại tham gia đắc lực vào câu chuyện, nó trở thành 1 chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến câu chuyện hấp dẫn người đọc. Chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội nam quyên đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc Bình đã rơi , trâm đã gãy , liễu đã tàn trước gió , sen đã rũ trong ao , người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình
Người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn . Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1 tấm bi kịch về số phận người phụ nữ . Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại ... Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình… Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung,xinh đẹp , hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh !
Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương ,khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ, hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Đó là lời nhắn nhủ. Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ : Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. . Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.
 
A

anxinsexy_tn98

“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp --- đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “miếu vợ chàng Trương”:
“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... “
Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ --- na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan --- “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, “ là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.
Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... “
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).
Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư” , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.
 
A

anxinsexy_tn98

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ song được tôn vinh là “ thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ .“Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập những câu chuyện kỳ lạ đó .Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc.
Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm,trân trọng,ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ.Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp,*** na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương.Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son .Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời-Đó là thú vui nghi gia nghi thất.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ *** na lại thêm có tư dung tốt đẹp ”.Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.Trong những ngày đoàn viên ít ỏi,dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà.Khi tiễn chồng đi lính,mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”.Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền,dâu thảo,chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu,ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời.Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức ,giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.Người thiếu phụ tận tuỵ ,hiếu nghiã ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng .Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến,người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng,nuôi con:“cách biệt ba năm giữ gìn một tiết,tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ,ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ,Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình,phẩm hạnh của nàng.Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông,Vũ Nương là con người của gia đình,đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền,dâu thảo,một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn,vun vén cho hạnh phúc.
Người phụ nữ dịu dàng ,hiếu nghĩa ,tận tuỵ và chung tình đó đáng ra phải được đền bù xứng đáng bằng một gia đình êm ấm, phúc lộc đề huề.Nhưng tai ác thay ,một ngày kia chồng nàng đi chinh chiến trở về,nghe lời con trẻ đinh ninh là vợ hư,mắng nhiếc,đánh đập và đuổi nàng đi bất chấp sự can ngăn của xóm giềng và lời than rớm máu của người vợ trẻ.Không có cơ hội để thanh minh,trái tim tan nát,tuyệt vọng bởi “bình rơi,trâm gãy,mây tạnh,mưa tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước gió ”.Đến bến Hoàng Giang,người thiếu phụ đau khổ nguyền rằng:“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu chồng con rẫy bỏ,điều đâu bay buộc tiếng chịu nhuốc nhơ,thần sông có linh xin ngài chứng giám,thiếp nếu đoan trang giữ tiết,trinh bạch gìn lòng,xuống nước xin làm ngọc Mỵ Nương,vào đất xin làm cỏ *** Mĩ…” Với nàng ,cái chết là hành động quyết liệt cuối cùng cần phải có để bảo toàn danh dự .Nhịp văn dồn dập ,lời văn thống thiết như cực tả nỗi niềm đồng cảm,xót thương của tác giả đối với người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh! Thương nàng ông sáng tạo ra một thế giới thần tiên êm đềm trong chốn làng mây cung nước để Vũ Nương được sống như một nàng tiên .Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của tác giả:người tốt sẽ được được đền bù xứng đáng, ở hiền ắt sẽ gặp lành?
Điều gì đã khiến người phụ nữ đẹp người,đẹp *** đó phải tìm đến cái chết bi thảm?Đó chính là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm cho gia đình phải li tán. Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình… Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung,xinh đẹp , hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh !
Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.
 
A

anxinsexy_tn98

Đề bài: Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Bài làm

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kì mạn lục, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam thế kỉ XVI. Truyện được Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam, cốt truyện và nhân vật gắn liền với một không gian cụ thể, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến.

Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương, người con gái huyện Nam Xương nết na, thuỳ mị. Chồng nàng là Trương Sinh con nhà giàu có, nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai và hết lòng dạy con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì mẹ đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất Định không chịu nhận chàng là bố vì bố nó "đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi". Nghe con nói, chàng ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Được các nàng tiên cứu, nàng sống thuỷ chung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn.

Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường như trăm nghìn gia đình khác, nhưng có ý nghĩa tố cáo xã hội vô cùng sâu sắc. Một người phụ nữ nết na lấy phải một anh chồng hay ghen lại độc đoán. Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng quá tin lời con trẻ, nghĩ oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiên nàng phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang. Nỗi oan tày đình của nàng đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con người không được đảm bảo, người phụ nữ với số phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất cứ lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được. Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của người phụ nữ. Vì vậy, khi sống ở thuỷ cung, nàng đã có lúc định trở về quê cũ. Nhưng tại lễ giải oan, mặc dù nặng lòng với quê hương, lỗi lầm xưa của chồng, nàng cũng đã tha thứ, nhưng nàng vẫn dứt áo ra đi, đánh phải sống ở cõi chết: "Đa tạ tình chàng, thiếp chàng thể trở về nhân gian được nữa".
Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của Vũ Nương, của người phụ nữ đương thời đối với "nhân gian", đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, Chuyện người con gái Nam Xương còn đề cao phẩm chất giá trị của người phụ nữ. Khi còn sống, Vũ Nương là người vợ đảm dâu hiếu. Lúc sống bên chồng, nàng "giữ gìn khuôn phép", không lúc nào để vợ chồng thất hoà. Lúc chồng đi lính, một mình nàng quán xuyến mọi việc, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng đau ốm và khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

Còn đối với chồng, nàng một dạ thuỷ chung. Sa khi chết, được sống ở thuỷ cung nguy nga, lộng lẫy, khi Phan Lang gợi đến quê hương, nàng xúc động "ứa nước mắt khóc". Nàng giãi bày tâm sự :"Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày". Đọc đến đây, không ai không xúc động được trước tấm lòng nặng nghĩa nặng tình với quê hương bản quán của nàng. Tuy vừa được cứu sống, tuy được sống trong nhung lụa, bên cạnh có những nàng tiên tốt bụng và là ân nhân của mình, nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ đến quê cha đất cũ và tâm niệm sẽ có ngày tìm về. Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ lúc sống ở trần thế với cuộc sống đời thường cũng như khi làm tiên ở thuỷ cung lộng lẫy đều là một người phụ nữ đẹp, đẹp cả về hình dáng, cả về phẩm giá, về tâm hồn. Người phụ nữ đó lẽ ra phải sống cuộc đời hạnh phúc. Nhưng tiếc thay xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng.

Như phần trên đã nói, viết Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.
 
C

chup_lahluz

Làn nước trong xanh lướt nhẹ qua khắp cơ thể tôi. Tôi đang ở đâu thế này ? Thấp thoáng trong làn nước là bóng một người con gái . Chao ôi, cái hình ảnh ấy, dáng người ấy ,cử chỉ...sao mà quen thuộc đến thế ! Phải chăng đó là....
-Trương Sinh , là chàng đấy phải k ?-Người con gái đột ngột bước tới gần và hỏi.
- Vũ Nương, nàng...nàng ..còn sống đấy ư ?
Giờ thì tôi đã nhận ra dó chính là người vợ hiền yêu dấu của tôi. cảm xúc trong tôi dâng trào khó tả : đầu tiên là ngỡ ngàng sau, tiếp đén là vui mừng sung sướng ,và bây h là sự ân hận day dứt .Tôi, chính tôi đã l;à người đẩy nàng đến cái chết. tôi muốn chạy đến ôm nàng thật chặt để giãi bày tâm tình của mình nhưng càng bước tới gần thì bóng nàg càg mờ nhạt. tôi bất giác gọi to :
- Đừng, vũ Nương,xin nàg đg` bỏ ta lại một mih`....
Hụt hẫng ,tôi rơi vào khoảng không ...Chợt giật mih` tỉnh giấc . Tôi vẫn nằm đấy , vẫn trong căn nhà quen thuộc cg` đứa con trai bé bỏng nằm bên cạnh. Trống vắng ! Thì ra đó là một giấc mơ. Phải, Vũ nương k thể trở về đc nữa, tôi và ng` đã xa nhau thật rồi !
Tôi là Trương sinh, quê ở Nam Xương, con nhà hào phú, giàu có tiếng trongvùng. Ỷ vì nhà giàu, hồi nhỏ tôi chỉ học dăm ba đoi chữ rồi bỏ đi chơi. Tuổi thơ của tôi gắn liền với hinh` ảnh ng` mẹ -ng` đã luôn bên cạnh , chăm sóc tôi nên người. Vậy mà chưa làm đc j` báo hiếu thì mẹ tôi đã rời xa tôi mãi mãi, để lại trong tôi bao nièm nuối tiếc, ân hận tột cùng. Trời ơi, tôi có làm j` nên tội mà mọi ng` tôi thương yêu đều bỏ tôi đi như vậy. Tại sao, tại sao chứ? Có phải đó là sự trừng phạt cho thói hồ đồ, đa nghi, gia trưởng của tôi k? Nhớ hồi ấy tôi từng có một gia đình hạnh phúc với ng` vợ hiền chung thuỷ là Vn. tôi đã từng rất tự hào về nàng - một con người tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và cũng bởi mến vì dug hạnh nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vag` để cưới nàng về bất chấp gia cảnh nag` khó khăn . Trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày nhiều lúc tôi kiểm soát nag` quá chặt chẽ. Dù bik trong xã hội trọng nam khinh nữ thời ấy, tôi đc quyền làm như vậy nhg h nhớ lại thấy tội nghiệp cho nag` .Chẳng bik ngày ấy tôi đã nghĩ j` mà ngay cả đến vợ mih` cũng k tin, lại còn phòng ngừa quá mức. Nếu là ng` khác thì chắc chắn sẽ k thể nào chịu đc và cuộc sống gia đih` tôi lúc nào cug~ bất hoà nhg k, vợ tôi thì khác. Nag` luôn bik cách cư xử đúng mực, kể cả trong quan hệ mẹ chồng nàg dâu, nag` cũng luôn giữ gìn khuôn phép. vì thế mà vợ chồng tôi lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.
Cuộc sống êm đềm ấy kéo dài chưa đc bao lâu thì giặc Chiêm Thành xâm chiếm nước ta, tôi bị gọi đi lính. h tôi mới biết cuộc sống ca sang phú quý cũng chẳng là j`nếu tôi k có học. lúc ấy mẹ tôi còn sống trông bàc ó vẻ lo lắng lắm , ngày tiễn tôi lên đg` tòng quân có đủ gia đình, họ hàng, làng xóm . mẹ tôi ân cần dặn dò, nhắc nhở tôi phải cẩn thận, đg` tham đg` công danh để mắc vào những cạm bẫy khó lường, còn vợ tôi cũng chỉ mong đc bình yên trở về sớm dc đoàn tụ . Tôi xúc động , k nói nên lời, tôi cũng buồn khổ lắm chứ.Tôi ra đi để lại mẹ già và ng` vợ đg mag thai sắp đến kỳ sinh nở làm sao tôi yên tâm cho đc. nhg lệnh triều đình nào ai dám chối. tôi bước đi mà lòng nặng trĩu. bầu trời u ám, cảnh vật thấm đẫm nỗi buồn ly biệt....
Chiến tranh thật lắm gian lao, vất vả. Văng vẳng bên tai tôi luôn là lời dặn của mẹ và lời nhắn nhủ của vợ. Vừa tham gia chiến đâu tôi vừa canh cánh nỗi lo ở nhà. May mắn thay chỉ một nămlà giặc đã chịu trói, tôi trở về trong bih` an vô sự...Căn nhà hiu hắt, vắng lặng. Chắc h này vợ tôi đg ở ngoài đồng. Nhg mẹ tôi đâu, thường thì bà vẫn hay ở nhà dọn dẹp cơm nước cơ mà. Bước vội vào nàh,tôi bàng hoàng sửng sốt khi thấy ảnh mẹ tôi trên ban thờ. " Ko, ko fải vậy"-lúc đó tôi đã tự trấn an mih` như thế. chỉ đến khi vợ tôi về và nói cho tôi bik sự thật: mẹ vì quá thg nhớ tôi mà mất thì sự đau buồn thg tiếc vô hạn xâm chiếm lấy tâm hồn tôi. nhg niềm vui đc đoàn tụ và gặp lại đứa con trai làm tôi nguôi đi đc phần nào. Đứa con tôi tên Đản đg tuổi tập nói. Quả thật, tôi thấy khâm phục và yêu thg VN hơn khi nag` đã hết lòng chăm sóc mẹ tôi,lo ma chay chu tất ; lại còn chăm sóc bé Đản cẩn thận. Nàng gọi đứa con bên hàng xóm về, chắc là do chưa gặp tôi bao h nên trông nó có vẻ ngập ngừng lắm khi Vn bảo tôi cùng đưa con ra thăm mộ mẹ....Tôi biết thế nào con cũng quấy khóc và đòi về, ttôi dg` hết mọi lời lẽ để dỗ dành : " Thôi, nín đi con . Cha về bà mất, log` cha buồn khổ lắm rồi!" Nhg thật bất ngờ nó đã phủ nhận rằng tôi k fải là cha nó bởi nó đã có một ng` cha khác dêm nào cũng đén , lun bên cạnh Vn. Tôi bàng hoàng rụng rời cả chân tay. Cùng một ngày mà tôi đã biết đc biết bao câu chuyện buồn. người xưa đã có câu : đi hỏi già, vè nàh hỏi trẻ. thế nên trẻ con có bao h biết nói dối đâu. Tôi thấy giận VN quá, chẳng lẽ tôi đã đặt niềm tin vào nhầm người. Về nhà tôi la um lên cho hả giận, tại sao một ng` nết na như nàng lại có thể để chuyện này diễn ra đc chứ. Lúc ấy tôi chẳng còn bình tĩnh để nghe những lời phân trần của VN. Mà nói cái j` đi nữa thì toi cũng chẳng còn tin. Tất cả đều là giả dối. hàng xóm và họ hàng đều bênh vực cho nàng nhg cũng chẳng làm tôi thay đổi. Nàng còn khóc lóc, van xin, giai bày nhg tôi đều bỏ ngoài tai. bây h còn có thể nói đc j`khi mọi chuyện đã quá rõ ràng. Một khi ng` ta có lỗi thì có mấy ai tự giác lại nhận phần sai về mih`. giận quá, tôi đã mắng nhiếc và đuổi nag` đi.
Còn lại tôi ngồi một mình, ai nấy đều đã về nhà hết cả. Mệt mỏi...Chán nản.....tôi tự trách mih` đã quá tàn nhẫn đối vs VN. Đến chiều chợt có ng` hàng xóm hớt hải chạy vào báo vs tôi rằng VN đã tử tự ở bến Hoàng giang. Mặc dù giận là nag` thất tiết nhg nghe thấy tin như thế tôi cũng động lòng thương liền ra tận bến sông để xem sự việc ra sao. ra thấy bến đã thấy xôn xaomotj đám ng`. Tôi tìm vớt thây nag` nhg k thấy. Tôi thất thểu trở về nhà . Ngôi nhà, cảnh vật vẫn còn đấy nhg ng` nay đã nơi đâu...lòng tôi chợt nhói đau về những hành động của mih`. Tiếp sau đó là những ngày thánh cô đơn buồn bã. Niềm an ủi duy nhất của tôi lúc bây h là đứa con nhg nó có chịu nhận tôi là cha đâu. vào một buổi tối nọ khi hai cha con đg ngồi buồn trc' ngọn đèn dầu thì con tôi chợt reo lên :
-Cha, cha! Cha Đản lại đến kia kìa !!
Nhìn quanh quất tôi chẳng thấy ai cả. thì ra nó chỉ cái bóng tôi trên tường và bảo là cha nó. Thì ra mọi chuỵên là như vậy sao. Đén bây h tôi mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. tôi đã hiểu nhầm VN. Nhg h mới mới nhận ra thì việc trót đã qua rồi...
Đó là câu chuyện buồn của quá khứ, một câu chuyện luôn nhắc nhở tôi k nên có những hành động thiếu suy nghĩ, đánh mất hạnh phúc của mih` chỉ vì tính đa nghi .Hãy tin yêu con ng` , thực lòng yêu thg ng` thân để gia đình k rơi vào những bi kịch đâu đớn....

Bài viết này hơi nhiều ngôn ngữ teen,sorry bạn nhé
 
Top Bottom