[Văn 9] Chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương".

N

nhokmaruco_vip1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

có ý kiến cho rằng chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất là chi tiết "chiếc bóng " trong chuyện người con gái nam xương . em có đồng ý với ý kiến trên không . hãy lí giải theo sự cảm nhận của em?

Chú ý tên tiêu đề nha em!
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhchungbk@gmail.com

chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất là chi tiết "chiếc bóng " trong chuyện người con gái nam xương .Vì:
+) chiếc bóng là chi tiết xuyên suốt câu chuyện
+)tạo tình tiết mở nút và thắt nút:
_đối với Vũ Nương : trong những ngày chồng đi xa vì nhớ chồng vì không muốn con nhỏ thiếu bóng cha nên hàng đêm Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường nói dối con đó là cha nó .Lời nói dối của Vũ Nươngvới mục đích hoàn toàn tốt đẹp
_đối với bé đản : mới 3 tuổi còn ngây thơ chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin đó là cha mình
_đối với Trương Sinh lời nói của bé đản về người cha khác (cái bống ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ nảy sinh ghen tuông và lấy đó làm băng chứngđể về nhà mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết
cái bóng cũng là chi tiết mở nút
_chàng Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan của vợ khi cái bóng của Trương Sinh được bé đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ của Trương Sinh về Vũ Nương đã được hoá giải từ cái bóng
chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo x/h nam quyênf đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc

+)xét về ý nghĩa nhân văn : Chi tiết cái bóng thể hiện nỗi cô đơn, yếu đuối, bất lực của người thiếu phụ phải sống một mình nuôi con. Mặt khác cũng thể hiện nỗi bất hạnh của những người vợ, người con có chồng/cha đi chiến trận, nỗi bất hạnh của những gia đình bị ly tán bởi chiến tranh.
\Rightarrowchi tiết chiếc bóng là chi tiết đặc sắc của truyện
 
T

tettituti

:(:confused nội dung:trong tác phẩm truyện người con gái nam xương, tác giả nguyễn dữ đã dùng hình ảnh cái bóng để xây dựng sự việc.gián tiếp làm nguyên nhân nổi bất hạnh của vũ nương đồng thời là bằng chứng minh oan cho tấm lòng trinh bạch, đoan trang của nàng.......cũng là mấu chốt, kết quả tốt đẹp cho số phận của người phụ nữ vn dưới sự thống trị của xh phong kiến.
nghệ thuật:đưa câu chuyện lên cao trào và đỉnh điểm - nút thắt của sự việc.đồng thời là chi tiết mở nút đưa câu chuyện trở lại êm dịu bình thường:D
 
Last edited by a moderator:

giangbemm2513

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
18
4
6
21
Hải Phòng
Trong câu chuyện, chi tiết chiếc bóng xuất hiện ba lần. Lần thứ nhất xuất hiện trong lời nói của bé Đản lúc cha Đản bế Đản ra mộ mẹ, ở đây chi tiết chiế bóng đã thắt nút câu chuyện, là sợi dây oan nghiệt buộc chặt mối nghi ngờ của Trương Sinh và kết tội Vũ Nương vào một tội tày trời: thất tiết. Đây là một chi tiết bất ngờ vì chính lời nói ngây thơ của đứa con đã đẩy mẹ mình vào vòng oan nghiệt. Chi tiết chiếc bóng là nỗi nhớ nhung, là lòng thuỷ chung với người chồng nơi chiến trận. Nó thể hiện tấm lòng của người mẹ muốn thoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm của người cha trong lòng đứa con thơ. Chiếc bóng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền. Lần thứ hai, chiếc bóng cũng xuất hiện trong lời nói của bé Đản nhưng là trong lúc Vũ Nương đã chết. Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần hai đã cởi nút cho câu chuyện, hoá giải những mâu thuẫn, mối nghi ngờ trong lòng Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương. Chi tiết này cũng đã góp phần tạo nên sự kịch tính và những nét hấp dẫn cho câu chuyện. Chi tiết chiếc bóng ở đây không chỉ bất ngờ mà còn rất hợp lý: sự xuất hiện của chiếc bóng và người đàn ông đến nhà người thiếu phụ hàng đêm khi xa chồng. Đây là mối nhân duyên hợp lý chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn, sự xa cách của chiến tranh tạo nên những hiểu lầm không đáng có dẫn tới sự sụp đổ ngôi nhà hạnh phúc của họ. Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần ba là ở cuối tác phẩm tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm, góp phần làm nên kết húc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ, tô đậm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương và thể hiện cảnh quan nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ gửi gắm một bài học sâu sắc.
 
  • Like
Reactions: phong kỳ
Top Bottom