Trong câu chuyện, chi tiết chiếc bóng xuất hiện ba lần. Lần thứ nhất xuất hiện trong lời nói của bé Đản lúc cha Đản bế Đản ra mộ mẹ, ở đây chi tiết chiế bóng đã thắt nút câu chuyện, là sợi dây oan nghiệt buộc chặt mối nghi ngờ của Trương Sinh và kết tội Vũ Nương vào một tội tày trời: thất tiết. Đây là một chi tiết bất ngờ vì chính lời nói ngây thơ của đứa con đã đẩy mẹ mình vào vòng oan nghiệt. Chi tiết chiếc bóng là nỗi nhớ nhung, là lòng thuỷ chung với người chồng nơi chiến trận. Nó thể hiện tấm lòng của người mẹ muốn thoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm của người cha trong lòng đứa con thơ. Chiếc bóng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền. Lần thứ hai, chiếc bóng cũng xuất hiện trong lời nói của bé Đản nhưng là trong lúc Vũ Nương đã chết. Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần hai đã cởi nút cho câu chuyện, hoá giải những mâu thuẫn, mối nghi ngờ trong lòng Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương. Chi tiết này cũng đã góp phần tạo nên sự kịch tính và những nét hấp dẫn cho câu chuyện. Chi tiết chiếc bóng ở đây không chỉ bất ngờ mà còn rất hợp lý: sự xuất hiện của chiếc bóng và người đàn ông đến nhà người thiếu phụ hàng đêm khi xa chồng. Đây là mối nhân duyên hợp lý chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn, sự xa cách của chiến tranh tạo nên những hiểu lầm không đáng có dẫn tới sự sụp đổ ngôi nhà hạnh phúc của họ. Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần ba là ở cuối tác phẩm tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm, góp phần làm nên kết húc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ, tô đậm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương và thể hiện cảnh quan nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ gửi gắm một bài học sâu sắc.