[Văn 9]Câu hỏi về phần tiếng việt

T

tienlamdn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các thầy/cô/anh/chị,
Em là thành viên mới tham gia diễn đàn này, mong mọi người sẽ tận tình giúp đỡ.

Em có một số thắc mắc về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, hiện tại là em đang cấp tốc ôn thi cho kỳ thi lớp 10.

Mong các thầy/cô/anh/chị sẽ giải đáp thắc mắc của em ạ.

1) Bài tập Xác định phần trung tâm trong câu. Em chưa nắm rõ cách xác định và làm thế nào để phân biệt được đâu là phần trung tâm.

Ví dụ như trong bài tập sau người ta yêu cầu: Xác định phần trung tâm và gọi tên các cụm từ sau:

a/ Lòng mong nhớ của anh.
b/ Lời gởi của một Nguyễn Du, một Tôn - xtôi cho nhân loại.
c/ Cũng phong phú và sâu sắc hơn.
d/ Những điều kỳ lạ.

2) Dạng bài tập xác định kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, từ ngữ thực hiện quan hệ ấy.

Theo em biết thì có các loại quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép như sau:

- Điều kiện - giả thiết.
- Nguyên nhân.
- Đồng thời.
- Tăng tiến.
- Nối tiếp.
- Giải thích.
- Lựa chọn.
- Mục đích.
- Bổ sung.
- Nhượng bộ.
- Tương phản.

Em chưa nắm rõ ý nghĩa của các loại quan hệ này cũng như cách dùng và cách nhận biết trong bài tập như thế nào. Từ đó em có một số bài tập theo dạng này:

a/ Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b/ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa.


3) Phân loại theo mục đích nói.

Ví dụ người ta ra đề là chỉ ra mục đích nói trong các câu sau, bao gồm có 4 loại:

- Nghi vấn.
- Cầu khiến.
- Cảm thán.
- Trần thuật.

4) Ẩn dụ/ Hoán dụ.

Đây cũng là cái khó khăn nhất của em trong khi làm bài tập về dạng phân biệt đây là ẩn dụ hay hoán dụ. Đặc biệt là em chưa có một cái cách để nhận biết rõ ràng vế nó.

Một số trường hợp ngoại lệ như các bộ phận: mắt, tai, tay, chân,... có cái thì là ẩn dụ, cái thì là hoán dụ. Em không hiểu tại sao nó lại bất đồng như thế?


Trên đây là các câu hỏi thắc mắc của em ạ. Em mong được các thầy/cô/anh/chị cố gắng giúp em ạ.

Em xin cảm ơn rất nhiều!

Chú ý tiêu đề
Đã sửa
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

3) Phân lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i theo m[FONT=&quot]ụ[/FONT]c đích nói.

Ví d[FONT=&quot]ụ[/FONT] ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i ta ra đ[FONT=&quot]ề[/FONT] là ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] ra m[FONT=&quot]ụ[/FONT]c đích nói trong các câu sau, bao g[FONT=&quot]ồ[/FONT]m có 4 lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i:

- Nghi v[FONT=&quot]ấ[/FONT]n.
- C[FONT=&quot]ầ[/FONT]u khi[FONT=&quot]ế[/FONT]n.
- C[FONT=&quot]ả[/FONT]m thán.
- Tr[FONT=&quot]ầ[/FONT]n thu[FONT=&quot]ậ[/FONT]t.

4) [FONT=&quot]Ẩ[/FONT]n d[FONT=&quot]ụ[/FONT]/ Hoán d[FONT=&quot]ụ[/FONT].

Đây cũng là cái khó khăn nh[FONT=&quot]ấ[/FONT]t c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a em trong khi làm bài t[FONT=&quot]ậ[/FONT]p v[FONT=&quot]ề[/FONT] d[FONT=&quot]ạ[/FONT]ng phân bi[FONT=&quot]ệ[/FONT]t đây là [FONT=&quot]ẩ[/FONT]n d[FONT=&quot]ụ[/FONT] hay hoán d[FONT=&quot]ụ[/FONT]. Đ[FONT=&quot]ặ[/FONT]c bi[FONT=&quot]ệ[/FONT]t là em ch[FONT=&quot]ư[/FONT]a có m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t cái cách đ[FONT=&quot]ể[/FONT] nh[FONT=&quot]ậ[/FONT]n bi[FONT=&quot]ế[/FONT]t rõ ràng v[FONT=&quot]ế[/FONT] nó.

M[FONT=&quot]ộ[/FONT]t s[FONT=&quot]ố[/FONT] tr[FONT=&quot]ườ[/FONT]ng h[FONT=&quot]ợ[/FONT]p ngo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i l[FONT=&quot]ệ[/FONT] nh[FONT=&quot]ư[/FONT] các b[FONT=&quot]ộ[/FONT] ph[FONT=&quot]ậ[/FONT]n: m[FONT=&quot]ắ[/FONT]t, tai, tay, chân,... có cái thì là [FONT=&quot]ẩ[/FONT]n d[FONT=&quot]ụ[/FONT], cái thì là hoán d[FONT=&quot]ụ[/FONT]. Em không hi[FONT=&quot]ể[/FONT]u t[FONT=&quot]ạ[/FONT]i sao nó l[FONT=&quot]ạ[/FONT]i b[FONT=&quot]ấ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ồ[/FONT]ng nh[FONT=&quot]ư[/FONT] th[FONT=&quot]ế[/FONT]?
3) Cái này không khó phân biệt đâu bạn
- Câu nghi vấn thường để hỏi, có dấu "?" đằng sau. Nhưng đừng nhầm câu nghi vấn với CÂU HỎI TU TỪ. Cùng là câu hỏi nhưng câu hỏi tu từ thì không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, khẳng định,...
-Câu cầu khiến đơn giản là yêu cầu một hành động cần người nghe thực hiện
- Câu cảm thán là câu bộc lộ cảm xúc (thường có các dấu ! đằng sau)
- Câu trần thuật là câu không mang những nội dung trên. Nó chỉ đơn thuần là thuật lại, kể lại, miêu tả,..
4) Ẩn dụ/Hoán dụ
- 2 BPTT này cũng khó phân biệt, thường dễ nhầm lẫn. Thế nên bạn phải nắm vững lý thuyết thì mới phân biệt được
+ Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng sự việc này bằng sự vật hiện tượng khác có NÉT TƯƠNG ĐỒNG. Nó sẽ ẩn dụ khi vật mà được gọi tên bằng sự vật khác có nét giống nhau về 1 khía cạnh nào đó. Nếu bạn tìm được điểm tương đồng thì đó là ẩn dụ
+ Hoán dụ: gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI. Bạn chỉ cần tìm ra được mối quan hệ giữa vật được dùng để gọi tên cho vật đang nói tới như : bộ phận- tổng thể; dấu hiệu- vật mang vật hiệu,...


ps: trên đây là những gì mà mình đã được học, mong giúp được bạn :D
 
T

tienlamdn

Cảm ơn bạn rất nhiều nha! :)

Bạn có thể cho mình một số ví dụ cụ thể và giúp mình câu 1, câu 2 luôn được không?
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

2) Dạng bài tập xác định kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, từ ngữ thực hiện quan hệ ấy.

Theo em biết thì có các loại quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép như sau:

- Điều kiện - giả thiết.
- Nguyên nhân.
- Đồng thời.
- Tăng tiến.
- Nối tiếp.
- Giải thích.
- Lựa chọn.
- Mục đích.
- Bổ sung.
- Nhượng bộ.
- Tương phản.

Em chưa nắm rõ ý nghĩa của các loại quan hệ này cũng như cách dùng và cách nhận biết trong bài tập như thế nào. Từ đó em có một số bài tập theo dạng này:

a/ Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b/ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa.
Bạn ơi mình nghĩ bạn muốn làm tốt nhưng phần này thì cần tìm các câu có nội dung
-nối 2 vế câu
-sử dụng như phép liên kết
Rồi tự mình làm sẽ làm tốt thôi
Chúc bạn may mắn :-*

a)Vừa là giải thích vừa là tương phản(không-nhưng)
b)có thể nói đây là Điều kiện -giả thiết,giải thích hay tăng tiến

 
T

tienlamdn

Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Nhưng các bạn có thể cho mình cách nhận biết từng quan hệ trong mục 2) không?



Em cảm ơn mọi người rất nhiều!
 
Last edited by a moderator:
T

tienlamdn

Có thầy/cô/anh/chị nào giúp em với ạ!
Tình hình là em chuẩn bị thi rồi ạ, chỉ còn vài ngày nữa thôi.
Mong mọi người giúp đỡ em sớm ạh
Em cảm ơn mọi người rất nhiều!
 
H

huuthuyenrop2

3)- Câu nghi vấn thường để hỏi, có dấu "?" đằng sau. Nhưng đừng nhầm câu nghi vấn với Câu hỏi tu từ. Cùng là câu hỏi nhưng câu hỏi tu từ thì không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, khẳng định,...
-Câu cầu khiến đơn giản là yêu cầu một hành động cần người nghe thực hiện
- Câu cảm thán là câu bộc lộ cảm xúc
4)+ Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng sự việc này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Nó sẽ ẩn dụ khi vật mà được gọi tên bằng sự vật khác có nét giống nhau về 1 khía cạnh nào đó. Nếu bạn tìm được điểm tương đồng thì đó là ẩn dụ
+ Hoán dụ: gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Bạn chỉ cần tìm ra được mối quan hệ giữa vật được dùng để gọi tên cho vật đang nói tới như : bộ phận- tổng thể; dấu hiệu- vật mang vật hiệu,...
p/s: đây là kiến thức lớp 7 mà
 
T

tienlamdn

3)- Câu nghi vấn thường để hỏi, có dấu "?" đằng sau. Nhưng đừng nhầm câu nghi vấn với Câu hỏi tu từ. Cùng là câu hỏi nhưng câu hỏi tu từ thì không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, khẳng định,...
-Câu cầu khiến đơn giản là yêu cầu một hành động cần người nghe thực hiện
- Câu cảm thán là câu bộc lộ cảm xúc
4)+ Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng sự việc này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Nó sẽ ẩn dụ khi vật mà được gọi tên bằng sự vật khác có nét giống nhau về 1 khía cạnh nào đó. Nếu bạn tìm được điểm tương đồng thì đó là ẩn dụ
+ Hoán dụ: gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Bạn chỉ cần tìm ra được mối quan hệ giữa vật được dùng để gọi tên cho vật đang nói tới như : bộ phận- tổng thể; dấu hiệu- vật mang vật hiệu,...
p/s: đây là kiến thức lớp 7 mà

Cảm ơn bạn nhé,
nhưng bạn ơi phần này ở trên đã có bạn trả lời rồi. Bạn có thể giúp mình 1) và 2) được không?
 
Top Bottom